Soạn bài sa hành đoàn ca của Cao Bá Quát
Đề bài: Soạn bài sa hành đoàn ca của Cao Bá Quát I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Cao Bá Quát (1809 – 1855), tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên – Quê: Phú Thị – Gia Lâm – bắc Ninh , nay là Long Biên Hà Nội – Năm 1831 ông đỗ cử nhân tại trường thi Hà Nội sau đó ông ...
Đề bài: Soạn bài sa hành đoàn ca của Cao Bá Quát I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Cao Bá Quát (1809 – 1855), tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên – Quê: Phú Thị – Gia Lâm – bắc Ninh , nay là Long Biên Hà Nội – Năm 1831 ông đỗ cử nhân tại trường thi Hà Nội sau đó ông nhiều lần vào Huế thi hội nhưng không đỗ có lẽ chính vì thế mà ông thấy con đường công danh thật gian nan vậy mà vẫn biết bao nhiêu người chen chân vào – ...
Đề bài:
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Cao Bá Quát (1809 – 1855), tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên
– Quê: Phú Thị – Gia Lâm – bắc Ninh , nay là Long Biên Hà Nội
– Năm 1831 ông đỗ cử nhân tại trường thi Hà Nội sau đó ông nhiều lần vào Huế thi hội nhưng không đỗ có lẽ chính vì thế mà ông thấy con đường công danh thật gian nan vậy mà vẫn biết bao nhiêu người chen chân vào
– Thế rồi năm 1855 ông mạnh mẽ đứng lên chống lại triều đình nhà Nguyễn và ông đã anh dũng hi sinh trong cuộc chiến ấy
– Người đời tôn vinh ông là Thánh Quát
– Ông để lại một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ gồm 1353 bài thơ và 21 bài văn toàn bộ được viết bằng chữ Hán
– Thơ ông luôn tỏ thái đô phê phán những bất bình trong xã hội, tố cáo những tên tham quan ô lại và chứa đựng một tư tưởng khai sáng
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được viết khi nhiều lần nhà thơ đi thi hội ở Quảng Bình, Quảng Trị, lần nào cũng phải đi qua bãi cát trắng đó. Trong hoàn cảnh ấy Cao Bá Quát đã nảy lên ý thơ Sa hành đoản ca
b. Thể loại: hành: là thể thơ cổ có tính chất tự do phóng khoáng, không bị gò bó bởi số câu, độ dài của câu cũng như cách gieo vần…
c. Bố cục: 3 phần
– Phần 1: bốn câu đầu : tâm trạng của người đi đường
– Phần 2: 6 câu tiếp: thực tế cuộc đời và tâm trạng của nhà thơ
– Phần 3: còn lại: khúc ca về đường cùng của kẻ sĩ và sự phẫn nộ
II. Phân tích
1. Tâm trạng của người đi đường
– Bãi cát được điệp lại hai lần thể hiện sự nối tiếp giữa các bãi cát với nhau tạo thành một miền cát trắng mênh mông rợn ngợp. Bãi cát kia có để biểu tượng cho con đường đi thi của nhà thơ vô cùng gian nan
– Dài quá cho nên bước lên một bước -> đây là trải nghiệm thú vị của nhà thơ
– Mặt trời đã lặn nhưng người đi trên bãi cát vẫn phải đi không được nghỉ -> hành trình đi trên bãi cát còn dài còn xa mới đến đích
– Người khách đi bộ nước mắt tuôn rơi -> tâm trạng đau khổ nản lòng và mệt mỏi
-> Bốn câu thơ đầu thể hiện tâm trạng của người đi đường là tâm trạng mệt mỏi và chán nản. Bởi con đường bãi cát ấy đã đi không biết bao nhiêu lần, càng đi càng thấy rộng không xác định được phương hướng rằng sẽ đến đích khi nào
2. Thực tế cuộc đời và tâm trạng của nhà thơ
– Bãi cát mênh mông ấy khiến cho nhà thơ có một ước ao là học được tiên ông phép ngủ. Tuy nhiên ước thì chỉ là ước và điều đó không thể thành sự thật
– Chính điều ấy làm cho nhà thơ cảm thấy giận không nguôi khi phải trèo đèo lội suối gian nan như thế này
– Bốn câu thơ sau thể hiện sự chiêm nghiệm cuộc sống thực tế đồng thời qua đó nhà thơ thể hiện tâm trạng của mình:
• Cuộc sống thực tế ấy là: phường danh lợi là lúc nào cũng phải buôn tẩu trên đường đời. Nó là chặng đường rất khó đi mà chưa chắc đã thành công vậy mà vẫn bao nhiêu người bon chen vào giống như quán rượu say hết cả tỉnh được bao người. và đến như nhà thơ nhận ra được điều đó nhưng vì xã hội quy định phải học hành như thế thì mới có thể sống tốt nên nhà thơ cũng vấn phải bon chen đi thi
• Tâm trạng của nhà thơ: chua xót nhận ra tiêu cực ấy nhưng bản thân vẫn phải bước tiếp đi thi chứ không thể nào dừng lại
3. Khúc ca bước đường cùng và sự phẫn nộ của người đi đường
– Điệp từ bãi cát lại vang lên nhấn mạnh vào sự khó khăn mênh mông của bãi cát. Trước sự mênh mông ấy nhà thơ đã ngao ngán lắm rồi
– Đường phía trước là đường phẳng nhưng còn mờ mịt lắm, đường nguy hiểm giăng đầy
– Chính vì thế mà không biết bước tiếp hay dừng lại nhà thơ thấy bước đường cùng hết lối đi -> rơi vào bế tắc
– Phía bắc núi muôn lớp, phía nam sóng muôn đợi
– Nhà thơ đặt lên một câu hỏi ở cuối bài không có câu trả lời “Sao anh còn đứng làm chi trên bãi cát?”. Câu hỏi ấy thể hiện sự bế tắc cùng đường
III. Tổng kết
– Tóm lại qua bài thơ này ta thấy được quan niệm của người xưa, cả đời trai tráng không làm một anh hùng lúc loạn lạc thì lúc đất nước yên bình phải bon chen vào phường danh lợi. Đó là sự nghiệp của tất cả các bậc nam nhi, khổ nỗi con đường ấy cũng khó đi cũng rất nhiều người ngã đau và rơi vào bế tắc