Soạn bài bản tin lớp 11
Đề bài: Soạn bài bản tin lớp 11 I. Những điều cần nắm – Nắm được nội dung và hình thức trình bày bảng tin – Biết được cách viết bản tin – Có thái độ thận trọng trung thực khi đưa tin II. Mục đích yêu cầu của bản tin 1. Đọc những ví dụ trong sách giáo khoa và trả lời cho những câu ...
Đề bài: Soạn bài bản tin lớp 11 I. Những điều cần nắm – Nắm được nội dung và hình thức trình bày bảng tin – Biết được cách viết bản tin – Có thái độ thận trọng trung thực khi đưa tin II. Mục đích yêu cầu của bản tin 1. Đọc những ví dụ trong sách giáo khoa và trả lời cho những câu hỏi: – Bản tin thông báo kết quả kì thi OLYMPIC toán học – Bản tinh có tính thời sự – Bản tin có những thông tin ...
Đề bài:
I. Những điều cần nắm
– Nắm được nội dung và hình thức trình bày bảng tin
– Biết được cách viết bản tin
– Có thái độ thận trọng trung thực khi đưa tin
II. Mục đích yêu cầu của bản tin
1. Đọc những ví dụ trong sách giáo khoa và trả lời cho những câu hỏi:
– Bản tin thông báo kết quả kì thi OLYMPIC toán học
– Bản tinh có tính thời sự
– Bản tin có những thông tin không cần thiết
– Các sự kiện trong bản tin được nêu một cách chính xác
-> Mục đích và yêu câu của bản tin
a. Mục đích: nhằm cung cấp thông tin một cách chân thực kịp thời những sự kiện thời sự có ý nghĩa với đời sống
b. Yêu cầu:
• Đảm bảo tính thời sự ( nhanh chóng, kịp thời)
• Nội dung phải chân thực xác thực có ý nghĩa xã hội
• Hình thức phải diễn đạt trong sáng, ngắn gọn có đầu đề
c. Khái niệm của bản tin: là đơn vị cơ sở của thông tin báo chí nhằm truyền đạt, phản ánh “về một sự kiện mới xảy ra được mọi người hoặc một số người quan tâm. Tin thường được thông báo nhanh và ngắn gọn trên báo chí, đặc biệt báo ngày, báo điện tử, đài phát thanh và truyền hình”
d. Phân loại bản tin: gồm tin ảnh và tin chữ
• Tin ảnh gồm ảnh động và ảnh tĩnh
• Tinh chữ:
+ tin vắn: tin không có đầu đề dài dưới 100 chữ
+ tin thường: độ dài từ 100 đến 350 chữ, chiếm tỉ lệ cao nhất trong phần tin chữ
+ tin Tin tường thuật: tin phản ánh từ đầu đến cuối một sự kiện nào đó.
+ Tin tổng hợp: tin phản ánh nhiều sự kiên từ nhiều nguồn khác nhau thành một hiện tượng đáng qua tâm.
III. Cách viết bản tin
1. Khai thác và lựa chọn tin
– Trước khi viết bản tin thì chúng ta nên lựa chọn những sự kiện có ý nghĩa với đời sống và có tính thơi sự
– Khi lựa chọn xong sẽ phải đảm bảo trả lời được những câu hỏi sau:
• Việc gì đã xảy ra?
• Việc xảy ra ở đâu
• Việc xảy ra khi nào
• Ai làm việc đó?
• Việc xảy ra như thế nào?
• Kết quả ra sao?
2. Viết bản tin
– Đặt tiêu đề
• Tiêu đề phải khái quát được nội dung của bản tin
• Đặt bằng cách chơi chữ, úp mở…để gây hứng thú tò mò
– Cách mở đầu tin
• Thông báo khái quát sự kiện và kết quả
– Cách triển khai chi tiết bản tin
• Đưa chi tiết cụ thể
• Giải thích nguyên nhân, kết quả sự kiện đó
IV. Luyện tập