Soạn bài Vịnh khoa thi hương của Tú Xương
Đề bài: Soạn bài Vịnh khoa thi hương của Tú Xương I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Tú Xương (1870 – 1907), tên thật là Trần Tế Xương – Quê :ở làng Vị xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định nay là phố Minh Khai, tỉnh Nam Định – Hiệu là Mộng tích, tự là Mặc Trai – Xuất thân từ một ...
Đề bài: Soạn bài Vịnh khoa thi hương của Tú Xương I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Tú Xương (1870 – 1907), tên thật là Trần Tế Xương – Quê :ở làng Vị xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định nay là phố Minh Khai, tỉnh Nam Định – Hiệu là Mộng tích, tự là Mặc Trai – Xuất thân từ một gia đình có truyền thống nho gia – Ông đi học từ rất sớm và nổi tiếng thông minh. – Lớn lên ông đi thi nhưng lại gặp phải nhiều khó khăn ...
Đề bài:
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Tú Xương (1870 – 1907), tên thật là Trần Tế Xương
– Quê :ở làng Vị xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định nay là phố Minh Khai, tỉnh Nam Định
– Hiệu là Mộng tích, tự là Mặc Trai
– Xuất thân từ một gia đình có truyền thống nho gia
– Ông đi học từ rất sớm và nổi tiếng thông minh.
– Lớn lên ông đi thi nhưng lại gặp phải nhiều khó khăn trong con đường thi cử
– Sự nghiệp:
• Ông để lại nhiều bài thơ có giá trị
• Dòng văn học: trào phúng
• Các tác phẩm tiêu biểu: mùng một tết viếng cô Ký, thương vợ, vịnh khoa thi hương…
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: vốn thông minh từ nhỏ những tưởng những kì thi đến với nhà thơ sẽ qua một cách dễ dàng nhưng đúng là học tài thi phận khi nhà thơ liên tục trượt những kì thi đó. Nhà thơ thất vọng và tự trào phúng chính mình. Và như thế bài thơ Vịnh khoa thi hương cứ thế ra đời
b. Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật
c. Bố cục: đề, thực,luận, kết
II. Phân tích
1. Hai câu thơ đầu: nhà thơ giới thiệu về kì thi
– Kì thi đó là kì thi nhà nước mở ra ba năm một lần -> rất lâu và khó khăn cho những người đi thi vì ba năm những chỉ quyết định có một vài người đỗ đạt
– Tuy nhiên nhà thơ đã kể lại khoa thi ấy với hình thức là thi giữa trường Nam với trường Hà
– Chữ “lẫn” thể hiện sự lẫn lộn xáo trộn của kì thi
-> Nhà thơ như đang cười chính những người tổ chức ra kì thi ấy, ba năm một lần chỉ làm khổ những kẻ ngày đêm đèn sách để đợi chờ những kì thi ấy. Đến lúc không đỗ lại phải đợi ba năm, mà quãng thời gian ấy đâu phải là ngắn. Không những thế tổ chức lại còn xếp lẫn sĩ tử của nơi này với nơi khác một cách xáo trộn lẫn lộn không có khoa học
2. Hai câu thực: cảnh tượng khi đi thi
– Sĩ tử
• Nhà thơ sử dụng từ tượng hình “lôi thôi” để diễn tả bộ dạng của sĩ tử đi thi -> hình ảnh ấy hiện lên một hình dáng luộm thuộm
• “vai đeo lọ” -> thể hiện sự miệt mài vất vả cho những kì thì ấy
-> Tóm lại những người sĩ tử hiện lên thật sự luộm thuộm vì học tập họ không còn để ý đến ngoại hình của mình ra sao chỉ mong đỗ đạt làm quan lớn. thế nhưng chỉ rơi vào bế tắc mà thôi
– Quan trường
• Đó là những ông to bà lớn cô gắng nạt nộ thét lớn “ậm ọe” tuy nhiên với từ tượng thanh mà nhà thơ dùng đủ cho ta thấy những nạt nộ ấy chỉ là cố làm ra cho oai mặt quan lớn mà thôi
• Thực chất ra thì học vấn cũng chẳng đến đâu mà chỉ là giả tạo mà thôi
-> Chỉ bằng một vài từ tượng hình tượng thanh, những câu thơ hàm súc đã lột tả hết những mặt tiêu cực của thi cử. Những sĩ tử thì chỉ biết lao đầu vào học và đi thi còn quan trường những kẻ học vấn cũng chưa chắc bằng ai thì lớn tiếng nạt nộ
3. Hai câu luận: những ông to bà lớn đến trường thi
– Quan sứ xuất hiện trong xe kéo rợp trời. Đó phải chăng không chỉ là một quan sứ mà là nhiều hơn nữa
– Còn những bà phu nhân được nhà thơ gọi là mụ đầm -> thể hiện sự khinh bỉ
-> Những ông quan sứ đến những bà phu nhân đầm tha thướt đất được cung phụng như những ông chúa bà hoàng ra xem thi cử mà cứ như là đi hội
4. Hai câu kết: nhà thơ thẳng thắn phê bình và thể hiện thái độ của mình
– Câu hỏi tu từ nhằm nhấn mạnh vào trách nhiệm của những người làm quan sứ
– Ăn mặc diêm dúa điệu đà làm gì, võng lọng cờ hoa xe kéo rợp trời mà làm gì khi không nghĩ đến những điều mà những sĩ tử phải trải qua
– Bao nhiêu năm trời đèn sách vậy mà giờ đây chỉ trông coi vào một kì thi, đã thế nhà nước lại mở có ba năm một lần rõ ràng là không nghĩ cho những khó khăn của người sĩ tử
– Ngảnh cổ mà xem lại nước nhà -> giống như một lời nhắc nhở giận dữ của nhà thơ
III. Tổng kết
– Nhà thơ Tế Xương thành công nhất với thơ trào phúng đã đem đến cho chúng ta một cái nhìn về những cuộc thi của ông cha ta ngày xưa. Nó không dễ dàng và mở ra thường xuyên như bây giờ. Thêm nữa những người gọi là có trách nhiệm để tổ chức kì thi quan trọng ấy lại không làm tròn trách nhiệm của mình không hiểu được sĩ tử, vậy mà kì thi đến vẫn con ra oai nạt nộ