Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
Phan tich bai tho Dong chi – Đề bài: Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu để thấy bài thơ dã diễn tả thật sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến. Đồng đội ta Là hớp nước uống chung Nắm cơm bẻ nửa là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa. (Giá từng thước ...
Phan tich bai tho Dong chi – Đề bài: Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu để thấy bài thơ dã diễn tả thật sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến. Đồng đội ta Là hớp nước uống chung Nắm cơm bẻ nửa là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa. (Giá từng thước đất – Chính Hữu) Đồng đội! Hai tiếng ấy sao mà thiêng liêng đến vậy! Có lẽ nào hai tiếng dó đã đi vào con tim của hàng trăm hàng triệu chiến sĩ anh hùng trong ...
– Đề bài: Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu để thấy bài thơ dã diễn tả thật sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến.
Đồng đội ta
Là hớp nước uống chung
Nắm cơm bẻ nửa
là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa.
(Giá từng thước đất – Chính Hữu)
Đồng đội! Hai tiếng ấy sao mà thiêng liêng đến vậy! Có lẽ nào hai tiếng dó đã đi vào con tim của hàng trăm hàng triệu chiến sĩ anh hùng trong giai đoạn bom khói lửa năm xưa, để rồi gọi tiếng đồng chí bỗng bật ra thật tự nhiên từ trong sâu thẳm mỗi người! Và làm sao ta có thể quên bài thơ Đồng chí của Chính Hữu cũng rất thắm thiết, tự nhiên như chính tiếng gọi ấy của tâm hồn! Đến với bài thơ, người đọc thật sự xúc động trước bài ca về tình đồng đội gắn bó keo sơn với vẻ đẹp tâm hồn lấp lánh của những chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ những năm kháng chiến chống Pháp.
Được viết sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc 1947, Đồng chí chính là lời thủ thỉ về tình động đội chân thành của những chiến, sĩ áo vải quần nâu. Và thật ấn tượng xiết bao khi người đọc luôn bắt gặp những dòng cảm xúc mãnh liệt bỗng tuôn trào tột đỉnh trong những dòng thơ cuối của mỗi đoạn thơ. Có lẽ nào chính sự đặc biệt ấy đã đem tới cho người đọc những ngỡ ngàng, những xúc cảm không bao giờ quên, những ấn tượng sẽ không bao giờ bị phai mờ?
Mở đầu bài thơ, bằng một lời thơ hết sức mộc mạc và chân tình, Chính Hữu đã thật khéo léo tài tình khi lí giải về cơ sở hình thành của tình đồng chí – một tình cảm vô cùng thiêng liêng cao đẹp.
Thật bất giờ xiết bao khi chính tình cảm thiêng liêng trong sáng ấy được hình thành bởi sự đồng cảm về giai cấp giữa những người nông dân mặc áo lính:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Bằng nghệ thuật sóng đôi đối xứng rất hoàn chỉnh, Chính Hữu đã mở ra trước mắt người đọc hai vùng quê hương yêu dấu của đất nước. Nếu quê anh là “nước mặn đồng chua”, là vùng đồng bằng chiêm trũng thì quê tôi là “đất cày lên sỏi đá” là vùng trung du đất bạc màu. Chỉ với hai lời thơ mở đầu, người đọc thật sự ấn tượng trước hai nhân vật trữ tình “anh” và “tôi” mặc dù xuất thân từ những miền quê khác nhau nhưng đều là những người nông dân nghèo để rồi trong tâm hồn bùng lên ngọn lửa mãnh liệt của tình yêu đất nước.
Thật xúc động xiết bao khi các anh đến với nhau chính bởi cùng chung lí tưởng, cùng chung tiếng gọi ra đi để bảo vệ Tổ quốc:
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phượng trài chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng đầu, sát bên đầu.
Nhịp thơ bỗng tách thành nhịp 3/4 du dương đến kì lạ, cuốn hút người đọc từng lời từng chữ. Ta như thấy đâu đây sự sóng đôi kề vai sát cánh của những người lính. Đó chính là biểu tượng cho sự kề vai sát cánh giữa những người chiến sĩ áo vải quần nâu cùng chung một chiến hào, một lí tưởng sống. Quả thật, lí tưởng sống giữa các anh đã tạo nên một tình đồng đội hết sức vững bền.
Cảm động xiết bao khi chính trong những năm tháng khó khăn gian khổ của cuộc đời người lính, tình đồng chí đã được nảy nở với sự yêu thương gắn bó chân thành:
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Biết bao khó khăn chồng chất! Biết bao đêm lạnh buốt giá con tim! Thế nhưng những trái tim ấy không hề run sợ trước băng giá mà vẫn thổn thức, vẫn ấm áp ngọn lửa của tình đồng đội. Một tình bạn, tình đồng chí như thế lẽ nào không là “tri kỉ”, không gắn bó keo sơn bền chặt? Tình cảm đồng đội giữa bao khó khăn thiếu thốn ấy sao mà thiêng liêng đến thế!
Biết bao cảm xúc âm vang, biết bao cái chung cái riêng của các anh bỗng kết tinh lắng đọng để rồi còn gì đáng quý hơn khi tình đồng đội đã trở thành tình đồng chí:
Đồng chí!
Thật ấn tượng! Chỉ với một từ mộc mạc mà Chính Hữu đã tạo nên một câu thơ, một câu thơ hoàn chỉnh gây xúc động mạnh trong lòng người đọc. Nhịp, thơ bỗng chuyển nhưng không hề rời rạc, cứng nhắc mà trái lại rất tự nhiên, nồng hậu. Sự dồn nén cảm xúc trong sáu câu đầu bỗng trào dâng mạnh mẽ để tạo nên một nốt nhấn bản nhạc trữ tình. Nốt nhấn ấy chính là lời nói thiết tha chân thành khẳng định giá trị đích thực của tình đồng chí để rồi giữa tôi và anh không còn khoảng cách, anh là tôi tôi là anh, chúng ta là một. Chỉ với hai từ đồng chí thân thương, Chính Hữu đã đem tới cho bài thơ một hơi thở ấm áp tình đồng đội.
Tiếp đó bằng những chi tiết hết sức chân thực của đời thường Chính Hữu đã tiếp tục khắc họa sức mạnh của tình đồng chí. Giữa những năm tháng chiến tranh khắc nghiệt, vất vả thật cảm động khi tình đồng chí được vun đắp bởi tình cảm hậu phương chân thành:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Các anh đã bỏ lại sau lưng tất cả những gì thân thương yêu dấu nhất của làng quê, đã quên đi bao tình cảm riêng tư thầm kín để cùng chung tiếng gọi ra đi, hiến dâng cuộc đời mình cho Tổ quốc, cho đất nước. Mẹ già, vợ trẻ, con thơ, ruộng vườn, gian nhà tranh… tất cả như được các anh giấu kín tận sâu trong tâm hồn, trong kí ức để kiên cường bước vào cuộc chiến tranh đầy máu lửa. Hai tiếng mặc kệ vang lên sao thể hiện sự dứt khoát, quyết tâm. Đọc những dòng thơ này, ta lại nhớ đến tâm trạng của người lính trong Đất nước của Nguyễn Đình Thi:
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm lá nắng lá rơi đầy
Dứt khoát là vậy nhưng các anh luôn cảm nhận được nỗi nhớ quê hương da diết Hình ảnh giếng nước gốc đa sao mà thân thương, xúc động! Khi bước vào thơ Chính Hữu, nó đã được thổi vào một tâm hồn, một sự sống để vụt trở thành biểu tượng của các bà, các mẹ, những người vợ, đứa con… gửi ra tiền tuyến nỗi nhớ nhung vơi đầy. Chính những tình cảm hậu phương ấy đã giúp các anh thêm gắn bó và chắc tay súng.
Bài thơ Đồng chí vừa dồn tụ cảm xúc ở sáu dòng thơ trước, dòng thơ chỉ một từ này đồng thời đóng vai trò mở chuyển cho cả phần sau. Đối với các nhân vật; trữ tình (tôi và anh) từ “đồng chí” còn như khắc ấn một khái niệm mới mẻ mà cả phần sau của bài thơ là sự vỡ lẽ, sự nhận thức nhau rõ hơn để cảm thông, gắn bó với nhau máu thịt hơn. Đồng chí ấy là gửi lại ruộng nương, từ biệt giếng nước gốc đa để cùng “ra lính” giữ gìn độc lập tự do của đất nước. Đồng chí – ấy là chịu chung “từng cơn ớn lạnh”, từng trận “sốt run người vừng trán ướt mồ hôi”. Đồng chí – ấy là sự sẻ chia và động viên nhau trong thiếu thốn, khó khăn của cuộc sống kháng chiến:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi cố vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Từng trận sốt rét, từng giọt mồ hôi, từng chiếc áo rách đến chiếc quần vá, tất cả tưởng chừng như nhấn chìm các anh trong vòng quay khói lửa nghiệt ngã. Nhưng không! Tình đồng đội, sự đoàn kết chia sẻ lẫn nhau đã gắn bó các ánh hơn bao giờ hết. Những vế câu sóng đôi, những hình ảnh chân thực nhất đã khiến cho ý thơ bừng sáng, tình đồng đội bỗng lung linh nồng hậu. Và trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, một nụ cười buốt giá bỗng xua tan đi bao giá lạnh của mùa đông, át đi bao khó khăn chồng chất, sưởi ấm eon tim người đọc với bao tình cảm thiêng liêng nhất.
Và rồi sự cảm thông chia sẻ gian khó ây bỗng chốc biến các anh không chỉ là đồng đội mà còn là ruột thịt của nhau:
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Giờ đây tình đồng chí đó đã vụt trở thành tình anh em gắn bó keo sơn trong một nhà, trong một đại gia đình. Đọc đến đây, bất giác ta bỗng nhớ tới những cái bắt tay trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật:
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
Sự cảm thông chia sẻ giữa các anh đã sưởi ấm trái tim người đọc bằng những tình cảm thiêng liêng xiết bao! Khép lại bài thơ bằng những hình ảnh hiện thực đầy chất thơ, Chính Hữu đã đem tới cho người đọc bao xúc cảm kì lạ trước bức chân dung cao đẹp về tình đồng đội:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Chỉ với ba câu thơ ngắn mà giá trị đích thực của bài thơ bỗng bừng sáng với sự hoà quyện kì diệu giữa hiện thực khắc nghiệt và chất lãng mạn bay bổng. Cả một bóng đêm đen tối, cả một không gian rừng hoang sương muối bỗng bao trùm lên người lính. Thế nhưng các anh vẫn đứng đó, vần kề vai sát cánh bên nhau, cùng chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết. Thử hỏi còn gì mộc mạc mà lại cảm động hơn nữa? Tình cảm ấy đã làm lòng các anh chùng xuống những giây phút nguy nan nhất để rồi một khám phá bất chợt mang tính hiện thực lãng mạn bỗng xuất hiện: Đầu súng trăng treo.
Không phải ngẫu nhiên mà sau này Chính Hữu đặt tên cho một tập thơ của mình là Đầu súng trăng treo. Cũng không phải tự nhiên mà trên nhiều bìa sách, nhiều bức họa sách của Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân thường xuất hiện hình ảnh này. Nhà thơ đã sáng tạo được một hình ảnh thật độc đáo, giàu sức khái quát. Đầu súng – hình ảnh gợi đến chiến tranh khói lửa; trăng treo – hình ảnh của thiên nhiên trong mát, của cuộc sống thanh bình.
Sự kết hợp tự nhiên giữa đầu súng và- trăng treo làm toát lên tâm hồn trong sáng, bay bổng của người chiến sĩ. Chúng ta bền gan chiến đấu, gian khổ hi sinh chính vì vầng trăng ấy, vì cuộc sống thanh bình. Hình ảnh và nhịp điệu thơ này lơ lửng, sóng sánh, vừa tạo hình vừa thật gợi cảm. “Đầu súng trăng treo” có gian khổ nhưng cũng cá niềm vui, vừa là thực vừa mang tính biểu tượng. Nó toát lên chất lãng mạn cách mạng đậm đà thật khó phân tích hết bằng lời. Hình ảnh trăng treo bỗng khiến ta nhớ tới câu thơ năm nào:
Anh vẫn hành quân
Nẻo đường xa anh bước
Trăng non ló đỉnh rừng
Quả thật, bức tượng đài về tình đồng chí đã đem tới cho ta những ấn tượng không bao giờ mờ phai.
Đồng chí với ngôn ngữ thơ tự nhiên, giàu nhạc điệu, với những hình ảnh chân thực sẽ sống mãi trong kí ức người đọc với biết bao cảm xúc chân thành thiết tha. Bài thơ đã chắp cánh cho tâm hồn ta thêm yêu Tổ quốc, yêu con người Việt Nam. Hình ảnh những người lính Cụ Hồ sẽ mãi sông cùng non sông bởi chính họ đã làm nên đất nước này:
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Từ khóa tìm kiếm:
Phân tích bài thơ đồng chí
Phân tích bài thơ đồng chí của Chính Hữu
Phân tích bài thơ đồng chí lớp 9
Văn 9 Phân tích bài thơ đồng chí