06/06/2017, 14:51

Soạn bài câu nghi vấn

SOẠN BÀI CÂU NGHI VẤN A. YÊU CẦU - Nắm vững đặc điểm hình thức của câu nghi vấn: Câu nghi vấn thường có những từ nghi vấn hoặc có từ haV (trong câu nối các vế có quan hệlựa chọn). - Nắm vững được chức năng chính cùa câu nghi vấn là dùng để hỏi. B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP PHẦN BÀI HỌC I. Đặc ...

SOẠN BÀI CÂU NGHI VẤN A. YÊU CẦU - Nắm vững đặc điểm hình thức của câu nghi vấn: Câu nghi vấn thường có những từ nghi vấn hoặc có từ haV (trong câu nối các vế có quan hệlựa chọn). - Nắm vững được chức năng chính cùa câu nghi vấn là dùng để hỏi. B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP PHẦN BÀI HỌC I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính Đọc đoạn trích sau và trả lời cảu hỏi. (SGK, t.2, tr. 11) Gợi ý Các câu nghi vấn trong đoạn trích là : - Sáng ngày người ...

SOẠN BÀI CÂU NGHI VẤN

 

A. YÊU CẦU

- Nắm vững đặc điểm hình thức của câu nghi vấn: Câu nghi vấn thường có những từ nghi vấn hoặc có từ haV (trong câu nối các vế có quan hệlựa chọn).

- Nắm vững được chức năng chính cùa câu nghi vấn là dùng để hỏi.

B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP PHẦN BÀI HỌC

I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính

Đọc đoạn trích sau và trả lời cảu hỏi. (SGK, t.2, tr. 11)

Gợi ý

Các câu nghi vấn trong đoạn trích là :

- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không ?

- The làm sao li cứ khóc mãi mà không ăn khoai ?

- Hay là u thương chúng con đói quá ?

Đặc điểm hình thức của các câu nghi vấn : cuối câu có dấu chấm hỏi và có từ dùng để hỏi : không, (làm) sao, hay (là).

Các cầu nghi vấn trong đoạn trích trên dùng để hỏi.

PHẦN LUYỆN TẬP

Bài tập 1. Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích sau. Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? (SGK, t.2, tr. 12)

Gợi ý

Các câu nghi vấn :

a) - Chi khất tien sưu đến ngày mai phải không ?

b) Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?

c) Văn là gì ? Chương là gì ?

d) - Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ?

- Đùa trò gì ?

Hừ... hừ ... cái gì thế?

- Chị cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả ?

Đặc điểm liình thức của các câu nghi vấn : cuối câu có dấu chấm hỏi và có từ dùng để hỏi : phải không, tại sao, gì, không, hả.

Bùi tập 2. Xét các câu sau và trả lời câu hỏi. (SGK, t.2, tr. 12)

Gợi ý

- Căn cứ vào sự có mặt của từ hay để ta xác định những câu trên là câu nghi vấn.

- Từ nghi vấn hay trong câu nghi vấn không thể thay bằng từ hoặc (vì không phải từ nghi vấn), từ này thường xuất hiện trong các kiểu câu khác.

Bài tập 3. Có thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối những câu sau được không? Vì sao?

(SGK, t.2, tr. 13)

Gợi ý

Không đặt dấu chấm hỏi cuối các câu này được vì đó không phải là những câu nghi vấn. Trong các câu (a) và (b) có từ nghi vấn nhưng những kết cấu chứa từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong câu. Các từ nào, ai trong các câu (c) và (d) là từ phiếm định, không phải từ nghi vấn.

Vẻ mục đích giao tiếp, các câu trên không dùng để hỏi mà dùng để:

- bày tỏ ý kiến - câu (a);

- nêu một suy nghĩ - câu (b);

- đưa ra một nhận định - câu (c);

- khẳng định một vấn đề - câu (d).

Bùi tập 4. Phùn biệt hình thức và ý nghĩa của hai câu sau :

a) Anh có khỏe không ?

b) Anh đã khỏe chưa ?

Xác định câu trả lời thích hợp đối với từng câu. Đặt một số cặp câu khác và phân tích để chứng tỏ sự khác nhau giữa câu nghi vấn theo mô hình có... không với mô hình đã... chưa.

Gợi ý

- Câu (a) có hình thức: có... không; câu (b) có hình thức : đã... chưa.

Ý nghĩa câu (a) : hỏi vể sức khỏe của “anh” thế nào; ý nghĩa câu (b): hỏi “anh” sau khi ốm (bệnh) đã khỏe lại chưa.

- Câu trả lòi thích hợp đối với câu hỏi (a) là: “Tôi vẫn khỏe” hoăc “Tôi không được khỏe”; đối với câu hỏi (b) là: “Tôi đã khỏe rồi” hoặc “Tôi vẫn chưa khỏe”.

- Em tự đặt một số cặp câu có hình thức có... không và đã... chưa sẽ thấy được sự khác nhau của chúng về ý nghĩa.

Bài tập 5. Hãy cho biết sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:

a) Bao giờ anh đi Hà Nội ?

b) Anh đi Hà Nội bao giờ ?

Gợi ý

- Về hình thức, câu (a) có bao giờ đứng ở đầu câu, câu (b) bao giờ đứng ở cuối câu.

- Về ý nghĩa, câu (a) hỏi về thời điểm hành động diễn ra trong tương lai, câu (b) hỏi về thời điểm hành động diễn ra trong quá khứ.

Bùi tập 6. Cho biết câu nghi vấn sau đây đúng hay sai. Vì sao ?

a) Chiếc xe này bao nhiêu ki-lô-gam mà nặng thế?

b) Chiếc xe này giá bao nhiêu mà rẻ thế ?

Gọi ý

Câu (a) là một câu hỏi đúng vì điều đã biết là “nặng” (do cảm nhận đươc), nhưng điều chưa biết (cần phải hỏi) là “bao nhiêu ki-lô-gam”.

Câu (b) là một câu hói sai vì chưa biết “giá” (điều đang cần hỏi) thì không thể nói là chiếc xe rẻ hay đắt được.

0