Soạn bài ngắm trăng
SOẠN BÀI NGẮM TRĂNG CỦA HỒ CHÍ MINH (Vọng nguyệt) ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN A. YÊU CẦU - Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cánh ngục tù cực khổ, tối tăm. - Thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ tứ tuyệt giản dị, hàm súc. B. GỢI Ý TRẢ LỜI ...
SOẠN BÀI NGẮM TRĂNG CỦA HỒ CHÍ MINH (Vọng nguyệt) ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN A. YÊU CẦU - Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cánh ngục tù cực khổ, tối tăm. - Thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ tứ tuyệt giản dị, hàm súc. B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP Câu hỏi 1. Đọc kĩ phần phiên âm, phần dịch nghĩa và phần giải nghĩa chữ Hán để hiểu chính xác từng câu trong bài thơ. Học thuộc bản dịch thơ và nhận xét ...
SOẠN BÀI NGẮM TRĂNG CỦA HỒ CHÍ MINH
(Vọng nguyệt)
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
A. YÊU CẦU
- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cánh ngục tù cực khổ, tối tăm.
- Thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ tứ tuyệt giản dị, hàm súc.
B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP
Câu hỏi 1. Đọc kĩ phần phiên âm, phần dịch nghĩa và phần giải nghĩa chữ Hán để hiểu chính xác từng câu trong bài thơ. Học thuộc bản dịch thơ và nhận xét về các câu thơ dịch.
Gợi ý
Câu thứ nhất : Ngục trung vô tửu diệc vô hoa dịch là Trong tù không rượu cũng không hoa. Dịch như vậy là sát nghĩa.
Câu thứ hai : Đối thử lương tiêu lại nhược hà ? nghĩa là Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thê nào ? Lòi tự hỏi lại nhược hà ? (biết làm thế nào?) đã thể hiện được sự xốn xang, bối rối của một tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Câu thơ được dịch là Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ cho thấy nhân vật trữ tình có gì đó quá bình thản trước vẻ đẹp của thiên nhiên chứ không rung cảm mạnh mẽ như trong câu thơ nguyên tác.
Câu thứ ba và thứ tư trong nguyên tác có kết cấu đăng đối, đối trong từng câu và đối trong hai câu với nhau.
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Dịch nghĩa :
Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,
Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.
Ở mỗi câu, giữa đểu có chữ song, chữ chỉ người và chữ chỉ trăng được đặt ở hai đầu câu : nhân - nguyệt, nguyệt - thi gia. Hai câu tạo thành một cặp đối đà tạo nên hiệu quả nghệ thuật đáng kể. Câu thơ dịch đã làm mất đi cấu trúc đăng đối đó, tức là giam đi phần nào sức truyền cảm của bài thơ. Ngoài ra, câu thơ dịch thứ tư có hai từ đồng nghĩa (nhòm, ngắm) làm mất đi tính hàm súc của nguyên tác. Mặt khác, chữ nhòm ở đây chưa được nhà, nhất lại là nhòm quơ khe cứa !
Câu hỏi 2. Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cành như thế nào? Vì sao Bác lại nói đến cảnh “Trong tù không rượu cũng không hoa’’ ? Qua hai câu thơ đầu, em thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh đẹp ngoài tròi ?
Gợi ý
Vọng nguyệt (ngắm trăng) là một đề tài phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa, khi tâm hồn thảnh thơi, thư thái, gặp đêm trăng đẹp, thường mang rượu ra uống trước hoa và để thưởng trăng. Bị cầm tù, bị đọa đày thế xác, người tù thường không còn tâm trạng nào để thưởng thức vẻ đẹp tự nhiên bên ngoài. Hoàn cảnh ngục tù không phù hợp với việc thưởng nguyệt. Thế nhưng, Hồ Chí Minh, một thi nhân lại ngấm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt như thế. Điều này chi có thê hiểu rằng, trước một đêm trăng quá đẹp, vốn là một con người yêu tự do, có tinh thần lạc quan, yêu đời, một tâm hồn nhạy cảm, trước vẻ đẹp của thiên nhiên, Bác không thể kìm lòng.
Hai câu thơ đầu thể hiện tâm trạng bối rối, xốn xang của Bác trước cảnh đêm trăng đẹp. Bác chỉ tiếc không có rượu, có hoa để việc ngắm trăng, làm thơ thêm thú vị.
Câu hỏi 3. Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có gì đáng chú ý? Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?
Gợi ý
Hai câu đều có chữ chỉ người (nhân, thi gia) và chỉ trăng (nguyệt, minh nguyệt) ở hai đầu câu, chữ chỉ cửa sổ song sắt nhà tù (song) ở giữa. Cấu trúc đáng đối của câu thơ giúp cho việc biểu hiện ý nghĩa thơ hiệu quả hơn : mặc dù có sự ngăn cách của cửa sổ nhà tù nhưng người vẫn thả tâm hồn mình vượt qua ngăn cách ấy để tìm đến với vầng trăng, giao hòa với vầng trăng; vầng trăng cùng vượt qua song sắt để tìm đến ngắm nhà thơ trong tù. Như vậy, cả hai (vầng trăng và nhà thơ - người tù) đã chú động tìm đến với nhau, giao hòa cùng nhau và ngắm nhau say đắm. Trăng và người như đôi bạn tri kỉ. Biện pháp nhân hóa đã làm tăng hiệu quả nghệ thuật của câu thơ.
Hai câu thơ còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
Câu hỏi 4. Qua bài thơ, em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào?
Gợi ý
Qua bài thơ, chúng ta thấy Bác Hồ dường như không một chút bận tâm đến tình cảnh hiện tại của mình: bị giam cầm, cùm xích, bị đói rét, bệnh tật hành hạ mà luôn mở rộng tấm lòng mình đón nhận và giao hòa với thiên nhiên, với cuộc sống bên ngoài. Bác là một con người giàu nghị lực, lạc quan, ung dung, tự tại trong hoàn cảnh lao tù, trước sự tàn bạo của kẻ thù.
Câu hỏi 5. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét : “Thơ Bác đầy trăng”. Hãy chép lại bài thơ Bác Hổ viết về trăng mà em biết (chú ý ghi rõ thời điểm sáng tác mỗi bài). Cuộc “ngắm trăng” trong bài Vọng nguyệt và hình ảnh trăng được thể hiện trong các bài thơ khác của Bác có gì đáng chú ý ?
Gợi ý
“Thơ Bác đầy ánh trăng” được hiểu là Bác viết nhiều bài thơ về trăng, những hình ảnh ánh trăng trong thơ Bác cũng rất đẹp, thơ mộng. Đó cũng là tình yêu thiên nhiên của Bác.
Chúng ta có thể kê ra các bài thơ Người viết về trăng : Vọng nguyệt (Ngắm trăng - 1942 - 1943), Thu dạ (Đêm thu), Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng - 1948), Báo tiệp (Tin thắng trận - 1948), Đối nguyệt (Đối trăng), Cảnh khuya (1947), Cảnh rừng Việt Bắc (1947), Đi thuyền trên sông Đáy (1949)...
Một số câu thơ viết về trăng của Bác:
Trăng vào cửa sổ đòi thơ,
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau.
(Trích trong Tin thắng trận)
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về hát ngát trăng ngân đầy thuyền.
(Nguyên tiêu)
Dòng sông lặng ngắt như tờ,
Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo.
(Trích Đi thuyên trên sông Đáy)
Ngoài song trăng rọi cây sân,
Ánh trăng nhích bóng cây gần trước song.
Việc quân, việc nước bàn xong,
Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm.
(Đối trăng)
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
(Trích Cảnh khuya)