06/06/2017, 14:51

Soạn bài ông đồ

SOẠN BÀI ÔNG ĐỒ CỦA VŨ ĐÌNH LIÊN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN A. YÊU CẦU - Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc của tác giả đối với cành cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp vãn hóa cổ truyền. - Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật dặc sắc của ...

SOẠN BÀI ÔNG ĐỒ CỦA VŨ ĐÌNH LIÊN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN A. YÊU CẦU - Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc của tác giả đối với cành cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp vãn hóa cổ truyền. - Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật dặc sắc của bài thơ. B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP Câu hỏi 1. Phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông trong hai khổ ...

SOẠN BÀI ÔNG ĐỒ CỦA VŨ ĐÌNH LIÊN

 

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

A. YÊU CẦU

- Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc của tác giả đối với cành cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp vãn hóa cổ truyền.

- Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật dặc sắc của bài thơ.

B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP

Câu hỏi 1. Phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông trong hai khổ thơ 3 và 4. Hãy so sánh dê làm rõ sự khác nhau giữa hai hình ảnh đó. Sự khác nhau này gợi cho người đọc những cám xúc gì về tình cảnh ông đồ?

Gợi ý 

- Hai khổ thơ đầu là hình ảnh ông đồ thời Hán học hưng thịnh.

Thời Hán học còn hưng thịnh là thời vàng son của chữ nho, thời đắc ý của ông đồ.

Mỗi khi hoa đào nở, báo hiệu Tết đến, xuân về, người ta lại thấy trên hè phô ông đồ ngồi cùng mực tàu, giấy dỏ viết chữ, viết câu đối đỏ cho những người xin chữ, mua câu đối về treo Tết. Xin chữ, chơi câu đối Tết là thú vui tao nhã của nhiều người. Đây là nét sinh hoạt văn hóa của người Việt từ ngàn xưa. Màu đỏ của giấy hòa vào màu đỏ của hoa đào nở. Hình ảnh ông đồ viết chữ nho bên hè phố như góp thêm vào nhịp sống đông vui, náo nức của phố phường, vào không khí tưng bừng, rộn rã của ngày xuân :

Mỗi năm hoa đào nở 

Lại thấy ông đồ già 

Bày mực tàu giấy đỏ

 Bên phố đông người qua

Thời ấy, ông đồ rất “đắt hàng” (Bao nhiêu người thuê viết), ông đồ được xã hội kính trọng, chữ nho được tôn vinh, coi trọng.

Nhiều người xúm quanh ông thuê viết, xin chữ, mua câu đối, tấm tắc khen ông tài hoa, khen chữ ông đẹp (Như phượng múa rồng bay). Ông đồ là tâm điểm của sự chú ý, chữ nho là đối tượng ngưỡng mộ của mọi người:

Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài 

Hoa tay thảo những nét 

Như phượng múa rồng hay”

- Hai khổ thơ 3 và 4 là hình ảnh ông đồ thời Hán học suy tàn.

Vẫn là ông đồ với mực tàu, giấy đỏ ngồi bên hè phố ngày Tết, nhưng tất cả đã khác xưa. Một cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương :

Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay dâu ?

Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu...

Thời Tây học đang dần thay thế cho thời Hán học. Chữ nho nhường chỗ cho chữ Pháp, chữ quốc ngữ. Người thuê viết chữ nho mỗi năm mỗi vắng, giấy đỏ, mực tàu không được ông đồ dùng đến vì thế mà trở nên vô duyên, bẽ bàng phơi trên hè phố.

Phép nhân hóa đã làm cho câu thơ trở nên sinh động, có hồn : “Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu”. Giấy đỏ bày mãi ra không dùng đến cũng phai màu dần. Mực đă mài trong nghiên không được ông đồ đụng tới nên cũng khô dần. Nỗi sầu buồn của những vật vô tri chính là tâm trạng ảm đạm, buồn bã của ông dồ thời nho học lụi tàn. 

Ông đồ vẫn ngồi đấy như xưa nhưng không còn ai chú ý đến ông nữa. Ông đồ hị mọi người bỏ rơi, lạc lõng, lẻ loi giữa phố phường đông đúc :

Ông đồ vẫn ngồi dấy,

Qua đường không ai hay,

Hai câu thơ tả cảnh mà ngụ tình. Lá vàng rơi gợi nên sự buồn bã, tàn tạ. Cảnh giấy đỏ cứ phơi ra đấy hứng lá vàng rơi càng thêm ảm đạm. Ngoài trời mưa bụi ẩm ướt, nào nề :

Lá vàng rơi trên giấy;

Ngoài giời mưa hụi hay.

Rõ ràng đó là những câu thơ biểu cảm, diễn tả tâm trạng sự xót xa, sầu não của ông đồ.

Câu hỏi 2. Tâm tư nhà thơ thể hiện qua bài thơ như thế nào ?

Gợi ý

- Hai câu cuối của bài thơ “Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?” đã bộc lộ trực tiếp niềm xót xa, thương cảm của nhà thơ khi nghĩ đến “người xưa”. Câu hỏi không có câu trả lời, như là lời tự vấn của nhà thơ, là nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ trước sự vắng bóng của “ông đồ xưa”. Câu hỏi gieo vào lòng người đọc nỗi thương cảm, tiếc nuối khôn nguôi.

Hình ảnh mở đầu bài thơ “Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già” và hình ảnh cuối bài thơ “Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa” là những hình ảnh được kết cấu theo kiểu đầu cuối tương ứng trong thơ xưa không chỉ làm nổi bật chủ đề của bài thơ mà còn tạo nên một nỗi hoài cảm nhớ nhung đầy xúc động, cảnh vẫn là cảnh xưa nhưng người thì vắng bóng.

- Thông qua các chi tiết miêu tả, qua giọng điệu của bài thơ, nhà thơ đã bộc lộ một cách kín đáo tám sự của mình. Đó là niềm cảm thương chân thành đối với tình cảnh những ông đồ đang tàn tạ trước những đổi thay của cuộc đời; đó còn là niềm nhớ nhung luyến tiếc cảnh cũ ngưòi xưa nay đà vắng bóng.

Nhà thơ ngậm ngùi nhớ tiếc một vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc đã từng một thời gắn bó thân thuộc với mình. Đó là niểm hoài cổ mang giá trị nhân văn cao cả, một tinh thần dân tộc đáng trân trọng.

Câu hỏi 3. Bài thơ hay ở những điểm nào ? (Gợi ý : cách dựng hai cảnh cùng miêu tả ông đồ ngồi viết thuê ngày Tết bên phố nhưng rất khác nhau gợi sự so sánh ; những chi tiết miêu tả đầy gợi cảm ; sử dụng thể thơ năm chữ và ngôn ngữ giản dị mà cô đọng, nhiều dư vị...)

Gợi ý

Bài thơ có sức sống mạnh mẽ, lâu bền trong lòng người đọc bởi những đặc sắc về nghệ thuật của nó. Đó là :

- Sự giản dị, trong sáng, tinh luyện và hàm súc trong ngôn ngữ.

- Sự vận dụng thể thơ thích hợp để diễn tả tâm tình sâu lắng của nhà thơ.

- Giọng điệu bài thơ trầm lắng, ngậm ngùi, phù hợp với việc diễn tả tâm tư, cảm xúc của nhà thơ.

- Kết cấu bài thơ giản dị, chặt chẽ, có nghệ thuật. Cách kết cấu đầu cuối tương ứng làm nổi bật chủ để của bài thơ.

- Hình ảnh thơ được chắt lọc, giàu sức truyền cảm, gợi nhiều hơn tả. Cảnh đối lộp về hình ảnh ông đồ ở đầu và cuối bài thơ có tác dụng gợi sự so sánh, thể hiện được tình cảnh thất thế, tàn tạ của ông đồ.

Bài thơ có sức lay động, truyền cảm lớn. Đọc xong bài thơ, trong lòng người đọc vẫn còn đọng lại dư âm man mác, buâng khuâng, một nỗi buồn dịu nhẹ.

Câu hỏi 4. Phân tích đế làm rõ cái hay của những câu thơ sau :

- Giấy đỏ buồn không thắm 

- Mực đọng trong nghiên sầu...

- Lá vàng rơi trên ỳ ấy ;

Ngoài giời mưa bụi bay.

Theo em, những câu thơ đó là tả cảnh hay tả tình ?

Gọi ý

Giấy đỏ buồn không thắm 

Mực đọng trong nghiên sầu...

Trong ngày Tết của người Việt, hai cái không thể thiếu là bánh chưng xanh và câu đối đỏ. Người ta thường viết câu đối Tết bằng giấy đỏ, mực tàu. Màu đỏ của giấy là màu tươi, sáng, nhưng giấy đỏ bày ra trên hè phố, đã lùu không được ông đồ đụng đến vì thế mà nhạt dần màu đi theo thời gian và gió bụi. Phép nhân cách hóa ở đây được dùng với một hiệu quả kép, nhà thơ vừa thổi vào tờ giấy vốn vô tri vô giác một linh hồn, vừa tả được tâm trạng buồn tủi, tình cảnh bẽ bàng, tội nghiệp của ông đồ.

Để có mực viết câu đối, người ta lấy thỏi mực tàu thêm một chút nước rồi mài vào nghiên để có được thứ mực màu đen đặc sánh. Giấy đỏ đã chờ sẩn, mực cũng đà sẩn sàng, nhưng lúc này ông đồ không còn ai thuê viết nữa nên mực trong nghiên cạn dần đi, khô lại, “đọng trong nghiên sầu”. Lại một phép nhân hóa nữa để diễn đạt nỗi xót xa, sầu muộn của con người.

Lá vàng rơi trên giấy ;

Ngoài giời mưa bụi bay.

Ông đồ ngồi trên phố vẫn “đống người qua” như xưa nhưng ông không còn được mọi người để mắt đến. Người đời đà bỏ rơi ông rồi. Lá vàng lẻ loi rơi trên giấy mới bẽ bàng làm sao ! Lá vùng làm nhạt màu tươi đỏ của giấy, lá vàng rơi gợi sự héo úa, ảm đạm và tàn lụi của tình cảnh ông đồ. Mưa bụi ngoài trời cứ thản nhiên bay càng tô đùm nỗi cô đơn, lẻ loi, bé nhỏ đến tội nghiệp của ông. Cái lạnh ngoài trời của những ngày cuối năm càng tăng thêm sự buốt giá trong lòng ông đồ đang ngồi co ro bcn hè phố.

- Những câu thơ trên là những câu thơ mượn cảnh ngụ tình. Tả cảnh nhưng chủ ý là tả tình cảnh, tâm trạng của con người.

0