02/06/2017, 13:24

Soạn bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Soạn bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ I. Từ nhiều nghĩa 1. Đọc bài thơ “những cái chân”. Cái gậy có một cái chân Biết giúp bà khỏi ngã. Chiếc com-pa bố vẽ Có chân đứng, chân quay. Cái kiềng đun hàng ngày Ba chân xòe trong lửa. Chẳng bao giờ đi cả Là chiếc bàn bốn ...

Soạn bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ I. Từ nhiều nghĩa 1. Đọc bài thơ “những cái chân”. Cái gậy có một cái chân Biết giúp bà khỏi ngã. Chiếc com-pa bố vẽ Có chân đứng, chân quay. Cái kiềng đun hàng ngày Ba chân xòe trong lửa. Chẳng bao giờ đi cả Là chiếc bàn bốn chân. Riêng cái võng Trường Sơn Không chân, đi khắp nước. 2. Trong từ điển chân(nghĩa gốc) : Một bộ phận của cơ thể con người hay loài vật, thường ở dưới cùng, có chức năng ...


I. Từ nhiều nghĩa
1. Đọc bài thơ “những cái chân”.

Cái gậy có một cái chân
Biết giúp bà khỏi ngã.
Chiếc com-pa bố vẽ
Có chân đứng, chân quay.
Cái kiềng đun hàng ngày
Ba chân xòe trong lửa.
Chẳng bao giờ đi cả
Là chiếc bàn bốn chân.
Riêng cái võng Trường Sơn
Không chân, đi khắp nước.

2. Trong từ điển chân(nghĩa gốc) :

Một bộ phận của cơ thể con người hay loài vật, thường ở dưới cùng, có chức năng nâng đỡ cơ thể và chức năng đi lại, chuyển dịch từ nơi này sang nơi khác.
Ngoài ra từ chân còn có rất nhiều nghĩa chuyển khác được hình thành từ nghĩa gốc như: chân ghế, chân bàn, chân giường, chân trời, chân núi, chân vịt, chân tường…


3. Tìm thêm một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ “chân”.

– Từ “đi” (nghĩa gốc): là sự di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác.
 Nghĩa chuyển: anh ấy đã đi rồi (chỉ người đã chết),…
– Mặt (nghĩa gốc): chỉ mặt con người hay con vật.
 Nghĩa chuyển: mặt trời, mặt đất, mặt sàn, mặt tủ, mặt thớt, mặt phố, mặt biển…
– Ăn ( nghĩa gốc ): là từ dùng để chỉ hành vi nạp năng lượng nhằm duy trì sự sống và tăng trưởng của động vật nói chung trong đó có con người.
Nghĩa chuyển: ăn hại, ăn mặc, ăn nằm, ăn chơi, ăn hối lộ, ăn diện,…

4. Một số từ chỉ có một nghĩa: súng, thận, gan, kiềng…

II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

1. Mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân:
– Nghĩa gốc của từ chân chỉ bộ phận phía dưới có chức năng nâng đỡ các bộ phận ở trên.
– Nghĩa chuyển của từ chân cũng hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. Ví dụ như chân bàn chỉ bộ phận phía dưới cùng của bàn, phần chân có nhiệm vụ nâng đỡ cho bàn đứng vững.
2. Thông thường, trong một câu cụ thể một từ thường được dùng với một nghĩa.
3. Trong bài thơ Những cái chân, từ chân được dùng với nghĩa chuyển: chân gậy, chân com-pa, chân kiềng, chân bàn và nghĩa gốc: võng không chân.


III. Luyện tập.
1. Ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và một số ví dụ chuyển nghĩa của chúng:

– Mũi người – nghĩa chuyển: mũi nhọn, mũi giáo, mũi cà mau,…
– Mắt người – nghĩa chuyển: mắt xích, mắt lưới, mắt tre,…

2.Trong tiếng việt, có một số từ hai bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người. Ví dụ: trái tim, lá gan, cuống phổi, quả thận,…

3. Tìm thêm cho mỗi hiện tượng
a. Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động:

– Cái quạt -> quạt lúa.
– Cái khoan -> khoan gỗ.
– Cái sàng -> sàng gạo.

b. Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị:

– Ăn cơm -> một bát cơm.
– Xem phim -> một bộ phim.
– Bó rau -> hai bó rau.

4. Trả lời câu hỏi.
a. Trong đoạn trích, tác giả nêu lên hai nghĩa của từ bụng:

– Nghĩa đen: bụng là một bộ phận của cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày…
– Nghĩa bóng: bụng có ý nghĩa chỉ ý nghĩa sâu kín, không bộc lộ ra ngoài.

b. Trong các trường hợp sau:

– Ăn cho ấm bụng -> bụng ở đây chỉ một bộ phận của cơ thể con người.
– Anh ấy tốt bụng -> bụng ở đây chỉ lòng tốt, phẩm chất đạo đức tốt.
– Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc -> bụng ở đây chỉ bắp thịt ở chân.

0