06/06/2017, 14:54

Soạn bài buổi chiều ở phủ Thiên Trường trông ra

SOẠN BÀI BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA CỦA TRẦN NHÂN TÔNG (Thiên Trường vãn vọng) Câu hỏi 1: Về thế thơ, bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra giống với bài thơ nào đã học? Hãy nêu một số đặc điểm của thế thơ đó và chỉ rõ những đặc điếm ấy đã thể hiện ở bài thơ này như thế ...

SOẠN BÀI BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA CỦA TRẦN NHÂN TÔNG (Thiên Trường vãn vọng) Câu hỏi 1: Về thế thơ, bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra giống với bài thơ nào đã học? Hãy nêu một số đặc điểm của thế thơ đó và chỉ rõ những đặc điếm ấy đã thể hiện ở bài thơ này như thế nào? Gợi ý: Bài thơ này có thể thơ giống bài Sông núi nước Nam. Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 tiếng, các tiếng yên, biên, điền hiệp vần ở cuôì các câu 1, 2, 4. Do đó, đây là bài thơ ...

SOẠN BÀI BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA CỦA TRẦN NHÂN TÔNG

(Thiên Trường vãn vọng)

Câu hỏi 1: Về thế thơ, bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra giống với bài thơ nào đã học? Hãy nêu một số đặc điểm của thế thơ đó và chỉ rõ những đặc điếm ấy đã thể hiện ở bài thơ này như thế nào?

Gợi ý:

Bài thơ này có thể thơ giống bài Sông núi nước Nam. Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 tiếng, các tiếng yên, biên, điền hiệp vần ở cuôì các câu 1, 2, 4. Do đó, đây là bài thơ thuộc thế thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

Câu hỏi 2: Cụm từ “nửa như có, nửa như không” (bán vô bán hữu) có nghĩa là gì? Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai. 

Gợi ý:

Trong bài thơ cảnh vật buổi chiều hiện lên nửa thực, nửa ảo. Cả hai bức tranh ấy lúc ẩn lúc hiện tạo nên một quang cảnh rất nên thơ. Và ở đó, tâm trạng của con người như trôi vào cõi mơ, một tâm trạng man mác mơ hồ gợi lên một khung cảnh huyền ảo “nửa như có, nửa như không”. 

Câu hỏi 3: Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày và gồm những chi tiết nào?

Gợi ý:

- Cảnh vật trong bài thơ được miêu tả vào thời điểm lúc về chiều, tức là khi đó trời đã sắp tối.

- Cảnh vật ở thời điểm đó được tác giả miêu tả bằng việc cảm nhận qua các hình ảnh trước xóm sau thôn chìm dần trong màn sương khói. Dường như bóng chiều, sắc chiều gợi cảm giác huyền ảo nửa thực nửa mơ, yên ả và trầm lặng. Đó chính là cảnh tượng bao quát của phủ Thiên Trường lúc chiều tà.

- Hai câu cuối với các hình ảnh: trẻ dần trâu về nhà trong tiếng sáo, từng đôi cò trắng sà xuống giữa cánh đồng. Đây là hai hình ảnh tiêu biểu được tác giả lựa chọn đế khắc hoạ cho cảnh đồng quê lúc về chiều. Âm thanh tiếng sáo, màu sắc của cánh cò trắng là cả một sự hoà hợp tuyệt diệu của khúc nhạc đồng quê với cảnh thanh bình của quê hương đất nước.

Câu hỏi 4: Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ, em cố những cảm nhận gì trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường và về tâm trạng cua tác giả trước cảnh tượng đó?

Gợi ý:

Bằng các hình ảnh mộc mạc đơn sơ nhưng đậm đà sắc quê, hồn quê và ngòi bút giàu cảm xúc, tác giả đã tái hiện một bức tranh quê vào một buổi chiều tà thật yên ả, thanh bình.

Qua đó chúng ta thấy tác giả Trần Nhân Tông là một vị vua có tâm hồn gắn bó máu thịt với miền quê thôn dã, đây là điều mà không phải bất cứ ông vua nào cũng làm được.

Câu hỏi 5: Sau khi hiểu được giá trị của bài thơ, em có suy nghĩ gì khi nhớ rằng tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê? Từ đó, em có thể nhận xét gì thêm về thời nhà Trần trong lịch sử nước ta?

Gợi ý:

Như chúng ta đã biết, nơi ở của vua thường gắn với lầu son gác tía chứ không phải với đồng quê thôn dã. Song với vua Trần Nhân Tông thì hoàn toàn khác dù là một người có địa vị tốì cao nhưng luôn gắn bó máu thịt với làng quê, luôn quan tâm và gần gũi với người dân ở thôn quê. Điều đó cho thấy vua Trần Nhân Tông thực sự là một ông vua có tâm hồn và nhân cách cao đẹp. Mặt khác còn chứng minh cho chúng ta thấy nhà Trần là một trong những vương triều thâu dân, gần gũi với nhân dân, làm tốt cả để nhân dân được hưởng một cuộc sông ấm no, thái bình đúng như sử sách đã ca ngợi.

Bài tập. Từ việc đọc - hiểu hai câu thơ cuối, băng trí tưởng tượng, hãy viết một đoạn văn khoảng 5 - 6 dòng đế tả cảnh mục đồng thổi sáo dẫn trâu về nhà khi chiều xucmg.

Gợi ý:

HS có thể tham khảo đoạn văn sau:

Ông mặt trời đã lặng lẽ lùi vào sau dãy núi. Những cánh cò trắng ngần chao nghiêng trên bầu trời, rồi từng đôi một đáp xuống cánh đồng. Bức tranh quê man mác, huyền ảo trong làn sương mỏng nhẹ nhàng giăng mắc. Xa xa, tiếng sáo vi vu, ngân nga của những mục đồng ngồi trên lưng trâu. Tiếng sáo ấy như khúc nhạc êm ả của đồng quê thôn dã dần nhừng chú trâu no kềnh về nhà nghỉ ngơi sau một ngày ăn cỏ thoả thích trên cánh đồng.

0