04/06/2018, 17:36

Say nắng và cách cứu chữa cần thiết nên biết

Say nắng là hiện tượng gặp phải khi lao động nặng nhọc hoặc đi lại nhiều dưới môi trường nóng, nắng vào buổi chiều trong những ngày nắng to. Khi bị say nắng có những biểu hiện như: Chóng mặt, mệt, dễ xúc cảm, buồn nôn và nôn tiêu chảy, lú lẫn, sảng, mờ mắt, co giật, trụy tim mạch và mất ý thức. ...

Say nắng là hiện tượng gặp phải khi lao động nặng nhọc hoặc đi lại nhiều dưới môi trường nóng, nắng vào buổi chiều trong những ngày nắng to. Khi bị say nắng có những biểu hiện như: Chóng mặt, mệt, dễ xúc cảm, buồn nôn và nôn tiêu chảy, lú lẫn, sảng, mờ mắt, co giật, trụy tim mạch và mất ý thức. Da nóng, lúc đầu lắp xấp mồ hôi, sau đó khô. Một yếu tố nguy cơ nữa khi nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của rất nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh…

>>Xem thêm: Mẹo tránh nắng nóng mùa hè

Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể tùy theo mức độ tăng thân nhiệt và thời gian. Có thể từ những biểu hiện nhẹ ban đầu là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực rồi đến trạng thái mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút… và cuối cùng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong.

Nguy hiểm khôn lường: Người say nắng không được cấp cứu kịp thời có thể sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng.

Say nắng và cách cứu chữa

Bạn đã biết cách cứu chữa người bị say nắng, say nóng ?

Cần phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, không được chậm trễ và cần phải tiến hành sơ cứu cho bệnh nhân như sau:

  • Đầu tiên, bạn nên đưa bệnh nhân tới môi trường có điều hòa nhiệt độ, hoặc một khu vực râm mát, cởi bỏ quần áo không cần thiết để thông thoáng.
  • Sau đó dùng quạt hoặc khăn ướt, vòi nước làm ướt da. Bạn cũng có thể dùng túi nước đá áp vào nách, bẹn, cổ và lưng bệnh nhân để hạ thân nhiệt của nạn nhân.

Say nắng và cách cứu chữa

  • Trường hợp đặc biệt, chúng ta có thể nhúng bệnh nhân vào vòi hoa sen hoặc bồn tắm có nước mát, thậm chí là nước đá.
  • Cho uống nước đầy đủ để bổ sung nước cho cơ thể.
  • Cho uống nước đường nhạt pha thêm ít muối. Nếu sau 1 giờ, thân nhiệt xuống tới 39oC là đạt hiệu quả, sau đó tiếp tục theo dõi trong vòng 24 giờ tại cơ sở y tế để được khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc.

Cách phòng tránh say nắng mùa hè:

  • Cần uồng nhiều nước bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể.
  • Ăn các loại trái cây tươi ,thức ăn mát, các loại rau củ quả chứa nhiều kali như rau má, cà chua, rau đay, mồng tơi….
  • Mặc quần áo rộng, thoáng mát, thoát mồ hôi, mũ nón đầy đủ khi ra ngoài.

Say nắng và cách cứu chữa

  • Không nên ở lâu, làm việc quá sức trong môi trường quá nóng, nắng, khi phải đi bộ ngoài nắng phải đội nón, mũ.
  • Trẻ em, người lớn tuổi, bệnh lâu ngày hoặc người uống rượu bia không phơi nắng, nóng lâu.
  • Dọn dẹp nơi ở, nơi làm việc thật thoáng mát.
  • Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách luyện tập thể dục thể thao.

Say nắng rất nguy hiểm. Vì vậy mỗi người cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để đảm bảo an toàn và giúp đỡ mọi người xung quanh nhé!


0