Cách gói bánh chưng không cần khuôn cho ngày tết
Cách gói bánh chưng không khuôn vẫn đẹp mắt mà không mất hương vị dân tộc. Các bạn hãy tự gói bánh chưng và gửi tặng người thân cùng những lời chúc tết ý nghĩa nhất nhé. “ Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ Cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh. ” Như các bạn đã biết ...
Cách gói bánh chưng không khuôn vẫn đẹp mắt mà không mất hương vị dân tộc. Các bạn hãy tự gói bánh chưng và gửi tặng người thân cùng những lời chúc tết ý nghĩa nhất nhé.
“ Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh. ”
Như các bạn đã biết thì bánh chưng là một món ăn truyền thống có từ rất lâu đời và không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán của dân tộc, làm nên nét độc đáo riêng trong văn hóa Việt Nam.
Ngày nay cũng với nhịp độ phát triển chóng mặt của kinh tế, xã hội dường như không có nhiều thời gian để tỉ mỉ làm bánh như trước. Tuy vậy ở các miền quê thì truyền thống gói bánh chưng ngày Tết vẫn được duy trì và phát triển. Nhân đây, Tết 2015- Tết Ất Mùi đang đến gần, hãy bỏ chút thời gian để cùng “meovatdoisong.net” tham khảo cách gói bánh chưng đẹp mắt không khuôn mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc Việt. Tết sẽ ấm áp và ý nghĩa hơn với bánh chưng tự gói .
NGUYÊN LIỆU CẦN THIẾT ĐỂ GÓI BÁNH CHƯNG:
- Gạo nếp: nếu cầu kì thì có thể chọn mua gạo nếp cái hoa vàng hoặc nếp hương. Nhưng thông thường thì chọn loại gạo nếp mới thu hoạch hạt to, mảy, bóng, đều hạt (thường là loại gạo nếp mùa) và không mối mọt.
- Lá dong tươi: to bản, màu xanh tươi, đều nhau (sẽ đẹp hơn nếu dùng lá dong rừng ).
- Đỗ xanh (đậu xanh): phải chọn loại đỗ gia đã được phơi kỹ thì đỗ mới có độ bở ngon, hạt đều sạch sẽ, không có hạt lép và mảy.
- Thịt lợn: thịt 3 chỉ (vừa thịt vừa mỡ) tạo cho bánh chưng có vị béo ngậy đậm đà.
- Các loại gia vị: muối, hạt tieu, hành khô.
CHUẨN BỊ VỚI CÁCH GÓI BÁNH CHƯNG KHÔNG CẦN KHUÔN:
- Gạo nếp: vo sạch và đem ngâm. Tùy vào điều kiện thời tiết và loại gạo mà thời gian ngâm có thể từ 10- 12 tiếng và ngâm nước vừa mặt gạo thôi. Không nên ngâm trong nhiều nước. Sau khi ngâm xong thì đổ nước đi và trộn với muối hạt (độ mặn nhạt tùy thuộc khẩu vị). Muốn có chiếc bánh trưng có màu xanh và thơm hơn thì ta có thể lấy lá giềng hoặc lá dữa xay dể trộn với gạo.
- Đỗ xanh: Ngâm đỗ với nước ấm khoảng 2 tiếng sau đó đem đồ (giống đò xôi) cho đỗ bở và tơi.
- Lá dong: rửa sạch, lau khổ. Sau đó dùng dao sắc lọt bỏ bớt phần sương sống mặt sau của lá cho đỡ cứng. tiếp theo cắt cạnh lá vừa kích cỡ bánh
- Lưu ý: kích cỡ của bánh thông thường là: 20cm.
- Thịt lợn: rửa sạch để ráo, thái miếng 3-4 cm. sau đó ướp với hạt tiêu và hành khô thái mỏng (mức độ cho tiêu và cho hành tùy ý thích và khẩu vị).
- Lạt buộc: được chẻ từ cây giang.
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN VIỆC GÓI BÁNH CHƯNG:
Nếu các bạn ngại đọc thì có thể tham khảo video hướng dẫn gói sau đây nhé.
Bước 1:
- Đặt vuông góc 2 sợi lạt lên mâm tròn theo hình chữ thập.
- Đặt lá:
Lần 1: 2 lá to đặt nằm chồng lên nhau theo ½ theo chiều dài lá. (mặt trong lá ra ngoài, mặt sau vào trong)
Lần 2: đặt lá như lượt đầu nhưng vuông góc với lượt đầu (mặt sau ở dưới, mặt trước lá ít xanh hơn thì quay lên trên).
- Xúc 1 bát gạo nếp đầy đổ vào tâm chữ thập và gạt đều thành hình vuông cạnh 20cm. Sau đó cho 1 nắm đỗ bóp nhẹ và dải đều trong khuôn viên gạo. Đặt 4 miếng thịt đã ướp vào 4 góc. Sau đó giải tiếp 1 lượt đỗ và lượt gạo lên trên tương tự lúc đầu.
Bước 2: Gói lại
- Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào đồng thời vỗ nhẹ tạo khối vuông vắn.
- Gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào, và lèn chặt nhẹ tay.
- Buộc lạt lại bằng cách xoắn tạo thành hình chữ thập. Chú ý phải nhẹ tay không khi luộc sẽ bục bánh do buộc chặt.
Chú ý: Gói bánh không khuôn thì nhanh hơn rất nhiều so với gói khuôn vì không mất thời gian cắt lá vừa kích cỡ khuôn nhưng không đẹp bằng gói khuôn.
Bước 3: Luộc bánh chưng
- Sừ dụng một nồi to tùy thuộc vào số bánh sao cho chất bánh vào chỉ tầm 2/3 nồi. xếp bánh vào nồi.
- Có thể đan 1 lùn rơm và quấn lại thành vòng đặt trên miệng nồi và đặt vung lên trên để tránh trào nước ra ngoài trong khi luộc.
- Nên dùng củi để chất bánh, tính từ thời gian sôi thì chất bánh từ 10-12 tiếng, nếu để lâu hơn sẽ bị nát bánh.
Bước 4: Hoàn thành việc gói bánh chưng
- Sau khi luộc xong, dùng chậu nước lạnh để rửa lại bánh và dùng vật nặng ép lại cho ráo nước và cho vuông lại. sức vừa phải không thì bánh sẽ bị bục rất xấu.
- Để bánh nơi khô ráo thoáng mát và không bụi bặm ẩm mốc để tránh bị mốc hoặc ôi thiu.
- Bánh chưng có thể dùng với đường, mật mía hoặc rán vàng nếu thích.
Kết luận: Chỉ với các bước rất đơn giản và các bạn hãy bỏ chút thời gian ngồi lại cùng gia đình gói những chiếc bánh chưng xanh sẽ làm tăng hương vị, tăng không khí tết cho gia đình. Cực nhanh với gói bánh chưng không khuôn mà không mất tính dân tộc sẽ cho bạn cùng gia đình thưởng thức bánh chưng xanh vô cùng ý nghĩa.