23/05/2018, 16:00

Sâu bệnh hại lá phượng tiên

Bệnh đốm nâu Bệnh đốm nâu thường được gặp trên lá cây công viên, gây hại hoa, cuống hoa và lá, bệnh nặng có thể làm cho lá khô. Đốm bệnh mọc dày hoặc thưa hình tròn đường kính 2 – 10mm, lớn có đến 15mm. Lúc đầu màu nâu nhạt đến nâu về sau thành màu vàng nhạt, mép có viền màu nâu, có vân vòng ...

Bệnh đốm nâu

Bệnh đốm nâu thường được gặp trên lá cây công viên, gây hại hoa, cuống hoa và lá, bệnh nặng có thể làm cho lá khô.

Đốm bệnh mọc dày hoặc thưa hình tròn đường kính 2 – 10mm, lớn có đến 15mm. Lúc đầu màu nâu nhạt đến nâu về sau thành màu vàng nhạt, mép có viền màu nâu, có vân vòng không rõ. Hai mặt lá xuất hiện dạng mốc nâu đó là cuống bào tử và bào tử.

Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học

Bệnh đốm nâu do nấm bào tử hình đuôi (Cercospora fukushiana Yamamoto) thuộc lớp bào tử sợi, bộ bào tử sợi gây ra. Nấm có cuống phát triển mọc thành cụm từ khí khổng của lá, kích thước 25 – 158 x 4,3 – 7,0µm; bào tử hình que nhọn hoặc hình kim, thẳng hoặc hơi cong, không màu, có vách ngăn, kích thước 20 – 160 x 3 – 4,8µm. Bệnh phát sinh vào tháng 6 đến tháng 10 đặc biệt nặng vào tháng 8, 9; qua đông bằng sợi nấm trên xác lá bệnh, năm sau xâm nhiễm gây hại.

Phương pháp phòng trừ

– Mùa đông bệnh trên xác lá cây, vì vậy cần phải dọn sạch lá đốt đi.

– Cần thu hái hạt trên cây không bị bệnh, trước lúc gieo cần xử lý hạt bằng thuốc tím hoặc Zineb.

– Mùa phát bệnh tháng 3, 6 cần phun nước Boocđô 0,5%, Amobam hoặc Benlat 0,1%.

Bệnh đốm lá

Bênh đốm lá cây phượng tiên là bệnh khá phổ biến ở nước ta.

Bệnh đốm lá

Triệu chứng

Ban đầu xuất hiện các chấm vàng rồi lan rộng thành đốm tròn, dường kính 2 – 6mm, giữa đốm màu nâu, mép đốm sẫm. Các đốm có thể liền nhau. Bệnh phát sinh nhiều ở mép lá hoặc ngọn lá. Trên đốm có các chấm đen, đó là vỏ bào tử.

Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học

Bệnh đốm lá do nấm vỏ cầu (Phyllosticta impatientis Fautr.) thuộc lớp bào tử xoang, bộ vỏ cầu. Vỏ bào tử màu nâu sẫm kích thước 82 – 102µm; bào tử hình trứng, đơn bào, không màu, kích thước 3 – 5 x 2 – 3µm. Bệnh phát sinh vào tháng 7 – 9.

Phương pháp phòng trừ

– Mùa đông thu nhặt và đốt lá rụng.

– Phun thuốc Topsin hoặc Daconil 0,1%.

Bệnh đốm đen

Bệnh đốm đen gây hại không chỉ trên cây phượng tiên mà còn gây hại trên cây cam quýt và nhiều khác.

Triệu chứng

Trên lá bệnh có các đốm tròn hoặc bầu dục, màu nâu đen, có vân vòng đồng tâm, đường kính 2 – 10mm, mép màu sẫm hơn. Trên đốm có các chấm đen đó là cuống bào tử và bào tử nấm.

Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học

Bệnh đốm đen do nấm bào tử liền (Alternaria tenuis Nees.) thuộc lớp bào tử sợi, bộ bào tử sợi gây ra. Cuống bào tử thẳng, phân nhánh màu nâu, kích thước 21 – 126 x 3 – 7µm. Bào tử hình que hoặc dạng củ cà rốt, có vách ngăn ngang dọc kích thước 18 – 65 x 7 – 18µm. Sợi nấm qua đông trên lá bệnh hoặc dính với hạt, mùa xuân năm sau xâm nhiễm lây lan gây bệnh.

Phương pháp phòng trừ

– Cắt bỏ và đốt lá bệnh.

– Cày ải và luân canh vườn.

– Phun thuốc Boocđô 1%, khi bị bệnh phun Daconil hoặc Topsin 0,1 – 0,2%.

Ốc đốm vân nâu

Ốc đốm vân nâu (Achatina fulica Ferussac.) còn gọi là ốc châu Phi, ốc hoa thuộc ngành động vật thân mềm, lớp chân bụng, lớp phụ ốc phổi, bộ mắt cuống, họ ốc, nguyên sản ở bờ biển Đông Phi, năm 1934 nhập vào Trung Quốc và hiện có ở nước ta. Khi mới nở ăn xác lá cây; khi trưởng thành ăn nhiều loài cây và gây hại cây con cây cảnh, gây ảnh hưởng đến cảnh quan, làm cho cây khô vàng.

Đặc điểm hình thái và sinh vật học

Thân ốc hình trứng tròn, vỏ xoắn trái, cao 130mm, rộng 54mm, vỏ màu vàng hoặc vàng sẫm, có vân hoa màu nâu. Khi bò ta có thể thấy đầu, cổ, chân. Đầu có một đôi râu đầu nhỏ và một đôi râu đầu lớn, mắt mọc ở đỉnh râu đầu lớn, phía dưới trước râu đầu là miệng, xung quanh miệng có rất nhiều u dạng lưới, cổ có lỗ sinh sản, nằm ở phía trái sau râu đầu lớn. Cơ chân rất nhiều, trước tù sau nhọn, dịch nhờn không màu. Các bộ phận nội tạng nằm trong vỏ. Khi gặp điều kiện không thuận lợi (khô hoặc lạnh) tuyến chân ốc có thể tiết ra màng nhầy màu trắng sữa để bịt miệng.

Hàng năm đầu tháng 3 một số con hoạt động, tiết thanh minh hoạt động mạnh cho đến tháng 10, trứng hình tròn màu trắng, mỗi lần đẻ 150 – 250 trứng. Trứng tự nở thành ốc con. Quá trình từ ốc con đến trưởng thành phải mất 1 năm. Tuổi thọ của ốc là 5 – 6 năm. Mùa đông không hoạt động vùi trong đất. Trong các mùa khác, chúng thường hoạt động ban đêm, sáng sớm hoạt động yếu hơn, chúng sợ ánh sáng mặt trời, ưa ăn nơi ẩm ướt tối tăm có nhiều lá cỏ khô. Chúng ngủ đông trong ổ có độ sâu 250mm; trong mùa khô hạn chui vào trong đất sâu 150mm, thân càng to chui càng sâu,thời tiết càng rét chui càng sâu. Mùa hè chui lên, nếu quá nắng lại chui xuống, nếu ngẫu nhiên gặp nước chúng có thể nổi trên nước một thời gian ngắn. Khỉ bò lên cây chúng tiết ra chất nhầy màu trắng để dễ bò, nên chúng thường để lại dấu vết chất nhầy màu trắng và phân dạng dây thừng màu đen.

Phương pháp phòng trừ

– Bắt ốc nấu cho gia súc gia cầm ăn, tỷ lệ protein trong ốc chiếm 60,5%, có thể dùng lá ổi xát cho hết chất nhầy sau khi xử lý có thể nấu ăn.

– Khi lượng phát sinh quá nhiều còn ở dạng ốc non không thể tận dụng được có thể dùng một phần asenat canxi trộn với 2 phần vôi rải lên để diệt.

– Khi thấy cây hoa bị hại, rắc xung quanh vườn một lớp vôi sống để ngăn chặn ốc bò qua.

0