03/06/2018, 00:26

Protein có tác dụng gì ?

Protein (hay còn gọi là chất đạm) là một trong những dưỡng chất quan trọng không thể thiếu trong chế độ ăn uống của chúng ta. Nhắc đến protein, rất nhiều người chỉ liên tưởng đến các loại thịt. Tuy nhiên, trên thực tế, protein có nhiều tác dụng và đến từ nhiều nguồn thực phẩm ...

Protein (hay còn gọi là chất đạm) là một trong những dưỡng chất quan trọng không thể thiếu trong chế độ ăn uống của chúng ta. Nhắc đến protein, rất nhiều người chỉ liên tưởng đến các loại thịt. Tuy nhiên, trên thực tế, protein có nhiều tác dụng và đến từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau.

Protein là gì?

Về cơ bản, protein là những đại phân tử được cấu thành từ các axit amin, tạo nên mọi tế bào trong cơ thể. Chúng là nền tảng để xây dựng cơ bắp và cơ thể sẽ không thể hoạt động nếu không có protein.

Thiếu hụt protein khiến bạn không thể đạt cân nặng mong muốn và không đủ sức khỏe để tập gym. Khi đó, cơ thể buộc phải lấy năng lượng dự trữ từ xương và các cơ quan quan trọng khác như tim. Bạn sẽ yếu đi rất nhanh chóng.

Tác dụng của protein đối với sức khỏe con người ra sao ?

Mỗi tế bào trong cơ thể con người có chứa protein. Nó là một phần quan trọng của da, cơ bắp, các cơ quan, và các tuyến. Protein cũng được tìm thấy trong tất cả các chất dịch cơ thể, ngoại trừ mật và nước tiểu.

Bạn cần protein trong chế độ ăn uống của bạn để giúp sửa chữa các tế bào cơ thể của bạn và làm cho những người mới. Protein cũng rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển trong thời thơ ấu, tuổi vị thành niên, và mang thai.

Protein là những đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà các đơn phân là axit amin. Chúng kết hợp với nhau thành một mạch dài nhờ các liên kết peptide (gọi là chuỗi polypeptide). Các chuỗi này có thể xoắn cuộn hoặc gấp theo nhiều cách để tạo thành các bậc cấu trúc không gian khác nhau của protein.

– Protein hình thành, duy trì và thay thế các tế bào trong cơ thể. Protein chiếm tới trên 50% khối lượng khô của tế bào và là vật liệu cấu trúc của tế bào. Thiếu protein dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm lớn, suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng xấu đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

– Protein là tham gia vào thành phần cơ bắp, máu, bạch huyết, hocmôn, men, kháng thể, các tuyến bài tiết và nội tiết. Vì vậy, protein có liên quan đến mọi chức năng sống của cơ thể (tuần hoàn, hô hấp, sinh dục, tiêu hóa, bài tiết hoạt động thần kinh và tinh thần…).

– Protein cần thiết cho chuyển hóa bình thường các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là các vitamin và chất khoáng. Khi thiếu protein, nhiều vitamin không phát huy đầy đủ chức năng của chúng mặc dù không thiếu về số lượng.

– Protein còn là nguồn năng lượng cho cơ thể, thường cung cấp 10%-15% năng lượng của khẩu phần, 1g protein đốt cháy trong cơ thể cho 4 Kcal (trong khi đó Gluxit là 4 Kcal, Lipit là 9kcal và rượu là 7kcal)

– Protein kích thích sự thèm ăn và vì thế nó giữ vai trò chính tiếp nhận các chế độ ăn khác nhau. Thiếu protein gây ra các rối loạn quan trọng trong cơ thể như ngừng lớn hoặc chậm phát triển, mỡ hóa gan, rối loạn hoạt động nhiều tuyến nội tiết (giáp trạng, sinh dục), thay đổi thành phần protein máu, giảm khả năng miễn dịch sinh học của cơ thể và tăng tính cảm thụ của cơ thể với các bệnh nhiễm khuẩn.

Tại sao protein lại cần thiết với sức khỏe của chúng ta?

Protein là một dưỡng chất thiết yếu, thực hiện nhiều chức năng khác nhau, đặc biệt là xây dựng vững chắc các mô và các tế bào trong cơ thể. Do đó, mỗi người chúng ta cần phải bổ sung đủ lượng protein cần thiết thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.

Theo các chuyên gia, trung bình phụ nữ chỉ cần 50g protein/ ngày, trong khi đó con số này ở nam giới là 60-70g. Riêng với các vận động viên, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, những đối tượng này cần một lượng nhiều hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết mọi người đều tiêu thụ khoảng 120g protein mỗi ngày, gấp đôi số lượng đề nghị.

Thiếu Protein sức khỏe con người sẽ ra sao ?

Thiếu protein tất sẽ dẫn đến thiếu dinh dưỡng, dễ mắc các bệnh phù thũng, loạn nhịp tim, mệt mỏi, thiếu máu, trẻ em chậm phát triển, đầu óc kém minh mẫn, ảnh hưởng đến kinh nguyệt, sức đề kháng kém, ăn không ngon, cơ bắp teo lại, khớp xương rã rời…

Protein có từ đâu ?

Thực phẩm nguồn gốc động vật (thịt, cá, trứng, sữa) là nguồn protein quý, nhiều về số lượng, và cân đối hơn về thành phần và đậm độ axit amin cần thiết cao. Hàm lượng các axit amin cần thiết trong thực phẩm nguồn gốc thực vật (đậu tương, gạo, mì, ngô, các loại đậu khác…) không cao (trừ đậu nành); nhưng cơ thể vẫn phải bổ sung cân đối đấy đủ các loại này.

Vì vậy, biết phối hợp các nguồn protein thức ăn hợp lý sẽ tạo nên giá trị dinh dưỡng cao của khẩu phần. Ví dụ gạo, ngô, mì nghèo lizin còn đậu tương, lạc, vừng hàm lượng lyzin cao, khi phối hợp gạo hoặc mì hoặc ngô với đậu tương, vừng , lạc sẽ tạo nên protein khẩu phần có giá trị dinh dưỡng cao hơn các protein đơn lẻ.

Có nên cung cấp nhiều Protein cho cơ thể không ?

Tuy nhiên cũng không thể ăn quá nhiều chất protein trong thức ăn. Khi chất protein thay thế trong cơ thể sẽ sản sinh ra amin, nước tiểu chứa nitơ, trong đó amoniac là chất có hại, phải trải qua xử lí giải độc ở gan mới có thể từ thận bài tiết ra ngoài, ăn nhiều quá protein sẽ gây hại cho gan và thận. Ăn nhiều protein tuy có thể tăng cường cơ bắp nhưng nếu không tập luyện thì chất protein dư thừa chuyển hoá thành chất béo ở dưới da, cơ thể sẽ trở nên béo phì.

Nên hấp thụ bao nhiêu protein

Lượng protein bạn cần hấp thụ phụ thuộc vào chương trình tập luyện và giảm cân. Cách tốt nhất để tính toán lượng protein cần thiết là dựa vào cân nặng mục tiêu chứ không phải cân nặng hiện tại. Ví dụ, nếu như bạn muốn đạt 180 pounds (khoảng 80 kg), hãy nạp 180 g protein để nuôi cơ bắp và loại bỏ chất béo. Hãy chia nhỏ lượng này bằng cách bổ sung 24 g protein sau mỗi 2-3 tiếng để cơ thể dễ hấp thụ. Ăn nhiều protein hơn sẽ chỉ gây lãng phí.

Thông qua bài viết này, có thể thấy rằng thức ăn giàu đạm là những nguồn thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày giúp chúng ta duy trì một sức khỏe tốt. Lưu ý: Khi lựa chọn những thực phẩm nhiều đạm, bạn nên ưu tiên những thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol thấp.

0