12/05/2018, 23:13

Phương trình lượng giác : sinx = m

Phương trình lượng giác : sinx = m Điều kiện có nghiệm -1 ≤ m ≤ 1 m là giá trị sin của góc lượng giác đặc biệt m = sinα ( α – góc lượng giác đo bằng radian) m = sin β 0 ( β 0 – góc lượng giác đo bằng độ ) m không phải là giá trị sin của góc đặc biệt ...

Phương trình lượng giác : sinx  = m

Điều kiện có nghiệm -1 ≤ m ≤ 1

m là giá trị sin của góc lượng giác đặc biệt 

  • m = sinα  ( α – góc lượng giác đo bằng radian)
  • m = sin β0 ( β0 – góc lượng giác đo bằng độ )

m không phải là giá trị sin của góc đặc biệt

sinx = m → x = arc sin(m) + k2π  và x = π – arcsin(m) + k2π

Ví dụ 1: Giải các phương trình lượng giác sau

  1. sinx = 1/2
  2. sinx = 1/5
  3. sin(x + 450) = – √2 / 2

Bài giải

sin x = 1/2

Hướng dẫn: Sử dụng bảng giá trị lượng giác của các góc đặc biệt hoặc dùng máy tính casio: shift  sin 1/2 

sinx = 1/2 = sin(π/6). Theo công thức nghiệm

x = π/6 + k2π   và x = π – π/6 + k2π 

Kết luận: Nghiệm của phương trình là x = π/6 + k2π , x = 5π/6 + k2π  với k ∈ Z

sinx = 1/5

Hướng dẫn: Sử dụng bảng giá trị lượng giác của các góc đặc biệt hoặc dùng máy tính casio: shift  sin 1/5 ta thấy 1/5 không phải là giá trị của góc đặc biệt, khi đó chúng ta sử giá trị của hàm số lượng giác ngược arc ( ác sin)

sinx = 1/5 → x = arc sin(1/5) + k2π  và x = π – arcsin(1/5) + k2π

sin(x + 450) = – √2 / 2

Hướng dẫn: Trong phương trình lượng giác chúng ta thấy có góc 450  Sử dụng bảng giá trị lượng giác của các góc đặc biệt hoặc dùng máy tính casio: shift  sin (– √2 / 2) là -450

sin(x + 450) = – √2 / 2 = sin (-450)

  • x + 450 = – 450 + k2π ↔ x = – 900 + k3600
  • x + 450 = 1800 + 450 + 3600 k → x = 1800 + 3600k               ( k∈Z )

Ví dụ 2: Giải các phương trình lượng giác ( sử dụng công thức liên quan góc phụ nhau, góc đối, góc bù)

  1. sin ( 3x + π/3 ) = sin ( 4x + π/4 )
  2. sin 2x + sin5x = 0
  3. sin3x – cos2x = 0

Bài giải

sin ( 3x + π/3 ) = sin ( 4x + π/4 )

  • 3x + π/3  = 4x + π/4  + k2π            ↔ x = π/12 + k2π
  • 3x + π/3  = π – (4x + π/4 ) + k2π   ↔ 7x = 5π/12 + k2π

sin 2x + sin5x = 0 ↔ sin2x = – sin5x ↔ sin2x = sin(-5x)

  • 2x = – 5x + k2π         ↔ x = k2π/7
  • 2x = π + 5x + k2π    ↔ x = -π/3 + k2π/3

sin3x – cos2x = 0  ↔ sin3x = cos2x ↔ sin3x = sin( π/2 – 2x)

  • 3x = π/2 – 2x + k2π             ↔ x = π/10 + kπ/5
  • 3x =π – ( π/2 – 2x) + k2π    ↔ x = π/2 + kπ

Bài tập áp dụng

Bài tập 1: 

phuong trinh luong giac sinx

Bài tập 2: 

sinx = a

0