Phòng và trị bệnh tai xanh
Đặc điểm của bệnh tai xanh Bệnh tai xanh là bệnh lây lan nhanh và rộng qua nhiều con đường khác nhau, hiện nay tại Việt Nam dù là nuôi tập trung hay chăn nuôi heo hữu cơ nếu không phòng được bênh tai xanh coi như thất bại trong chăn nuôi. Bệnh xảy ra ở heo con với các triệu chứng: – Sốt cao ...
Đặc điểm của bệnh tai xanh
Bệnh tai xanh là bệnh lây lan nhanh và rộng qua nhiều con đường khác nhau, hiện nay tại Việt Nam dù là nuôi tập trung hay chăn nuôi heo hữu cơ nếu không phòng được bênh tai xanh coi như thất bại trong chăn nuôi.
Bệnh xảy ra ở heo con với các triệu chứng:
– Sốt cao 40- 41,5oC, mũi khô, lờ đờ, mệt mỏi, hay nằm.
– Phát ban đỏ phần da mềm nhất là mõm, tai, bụng, bẹn … đặc biệt là ở rìa tai bị tím tái – tai xanh.
Triệu chứng heo mắc bệnh tai xanh
– Heo bệnh nằm tụm đống, thở dốc, ho đau từng cơn và rất dễ mệt khi xua đuổi do viêm phổi nặng, thậm chí thấy một số con ngồi thở như chó ngồi (thở thể bụng) giống hệt như bệnh suyễn, tim đập nhanh, heo dễ bị đột quỵ và chết do truỵ hô hấp.
– Đa phần heo ốm đều bị sưng tấy đỏ mí mắt, sau vài ngày chuyển thành màu thâm, mắt lõm sâu tạo cảm giác như heo đeo kính, từ đây bệnh còn có tên là Bệnh heo đeo kính.
– Nhiều trường hợp chúng đứng lên nằm xuống khó khăn hoặc do bị bại mông, yếu chân sau.
– Heo rất muốn ăn nhưng ăn kém, nhiều con bị táo bón, song cũng có nhiều trường hợp bị tiêu chảy.
– Bệnh kéo dài hàng tuần. Tỷ lệ chết không đáng kể, nhưng do PRRS rất dễ bị bệnh thứ phát và phụ thuộc vào bệnh thứ phát để có thêm các nét đặc thù về lâm sàng và bệnh tích, khi đó tỷ lệ chết khá cao.
Phòng bệnh tai xanh
– Biện pháp tổng hợp vệ sinh thú y phải luôn được chú trọng, thường xuyên phải khử trùng tiêu độc bằng Vinadin và diệt côn trùng, chuột.
– Nếu bệnh nổ ra ở quy mô cục bộ trong một gia đình, một trại, một thôn thì cần tiến hành tiêu huỷ, bao vây dập dịch một cách nghiêm ngặt nhất.
– Heo khoẻ trong khu vực ngoài ổ dịch phải tiêm ngay vacxin.
– Heo nái, heo hậu bị tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi phối giống
– Heo con tiêm lúc 3 tuần tuổi và nhắc lại ở 8 tuần tuổi.
– Đối với nái chửa thì tiêm vacxin 30 ngày trước khi đẻ.
– Đối với heo đực giống cũng phải tiêm vacxin 30 ngày trước khi lấy tinh hoặc nhảy đực trực tiếp.
– Các loại vắc xin hiện đang được sử dụng tại Việt Nam:
+ Vắc xin BLS – PS.100 của Singapore hoặc vacxin PRRS/Repro hay PRRS.MLV/pac PRRS với liều 2ml/con.
+ Vắc xin Ingelvac PRS.KV – vacxin vô hoạt
+ Vắc xin Ingelvac PRS.KV – vacxin sống nhược độc: 2ml/con lúc 3 tuần tuổi và 18 tuần tuổi.
+ Porcillis PRRS chủng DV
Hiện nay, Trung Quốc đã sản xuất vacxin sống nhược độc chống bệnh Tai xanh rất hiệu quả. Vacxin tiêm lần 1 lúc heo đang theo mẹ, lần 2 sau ba tháng tuổi thì tiêm nhắc lại.
Tuy nhiên việc triển khai áp dụng vacxin chống PRRS phải được hiểu chỉ là một giải pháp dập dịch.