Các loại thức ăn chính của vịt đẻ
Tìm hiểu về các loại thức ăn chính của vịt đẻ để đảm bảo cung cấp cho vịt đầy đủ chất dinh dưỡng đáp ứng quá trình tiêu hóa, trao đổi chất mạnh mẽ trong cơ thể vịt đẻ. Trong cơ thể động vật luôn xảy ra quá trình trao đổi chất để sinh trưởng và phát triển. Vịt đẻ có quá trình trao đổi chất rất ...
Tìm hiểu về các loại thức ăn chính của vịt đẻ để đảm bảo cung cấp cho vịt đầy đủ chất dinh dưỡng đáp ứng quá trình tiêu hóa, trao đổi chất mạnh mẽ trong cơ thể vịt đẻ.
Trong cơ thể động vật luôn xảy ra quá trình trao đổi chất để sinh trưởng và phát triển.
Vịt đẻ có quá trình trao đổi chất rất mạnh cho nên chúng đòi hỏi rất nhiều các chất dinh dưỡng lấy từ ngoài vào bằng con đường thức ăn.
Trong số các chất dinh dưỡng trước hết phải kể đến protit. Lượng protit ít nhất cần thiết để giữ vững sự cân bằng protit trong cơ thể gọi là nhu cầu protit tối thiểu. Lượng protit này phụ thuộc vào giống, tuổi và trạng thái sinh lý của vịt. Thí dụ vịt đẻ 112 trứng/năm, lượng protit tối thiểu cần thiết cho một ngày đêm là 32g (ở ngỗng đẻ 50 trứng/năm cần 38g). Nếu vịt đẻ nhiều hơn thì cần tăng thêm 2,5g cho 10g trứng hay 3g cho 1kg thể trọng.
Chất lượng protít phụ thuộc vào sự có mặt các loại axít amin, từ đó protit được coi là đầy đủ hoặc chưa đầy đủ. Thức ăn protit nguồn gốc động vật như (giun, ốc, cua, don, dắt, tôm, tép, côn trùng, cá vụn, sâu keo, cào cào, châu chấu) được coi là các loại thức ăn protit đầy đủ thành phần. Protit nguồn gốc thực vật (hạt, củ, quả, lá) thường có thành phần axit amin không đầy đủ. Trong 100g protit động vật vịt có thể hấp thu được 70-90% chất dinh dưỡng trong khi đổ đối với protit thực vật chỉ hấp thu được 60-65%.
Nhu cầu về vitamin cũng rất cần thiết cho vịt đẻ, nhưng vịt nuôi chăn thả thường tận dụng được đầy đủ các loại vitamin cần thiết trong thức ăn mà chúng tận dụng được (thức ăn thiên nhiên cũng như thức ăn bổ sung). Tuy nhiên người chăn nuôi cũng cần phải quan sát đàn vịt (lông, da) để biết mức độ đủ hay thiếu vitamin để bổ sung thích đáng. Kinh nghiệm cho biết nếu thấy vịt có mỏ, chân nhợt nhạt hoặc mắt ướt, lông xù thường là do thiếu các loại vitamin A, B và D.
Trong chăn nuôi chăn thả ở miền Nam vịt đẻ chủ yếu thường ăn những loại thức ăn thiên nhiên, ngoài ra đồng bào còn cung cấp một phần thức ăn tinh cho vịt chủ yêu là các loại thức ăn giàu bộ đường (như thóc, ngô, khoai, sắn, cám, mì hạt, bo bo…). Sau đây là những loại thức ăn chính của vịt đẻ :
Thức ăn giàu bột đường
Thóc : Thóc thường được dùng để nuôi vịt mái đẻ. Thóc có thể ủ mọc mầm để nâng cao khả năng tiêu hóa và có thêm vitamin H cần cho vịt đẻ. Thóc có khoảng 5% đạm tiêu hóa.
Ngô : Hiện nay ngô được dùng thay thóc để nuôi vịt, ngô có thể nuôi được các loại vịt và thích hợp nhất là vịt vỗ béo. Ngô có hàm lượng đạm tiêu hóa khoảng 7,40%, mỡ khoảng 4,5%. Ngô vàng có nhiều caroten. Vịt mái đẻ cho ăn ngô vàng lòng đỏ trứng sẽ có màu vàng sẫm.
Khoai : Các loại khoai thường giàu chất bột đường, nhưng có ít đạm (khoai lang tươi 0,6%, khoai ngô 1,7% đạm tiêu hóa). Khoai có thể chế biến bằng cách nấu chín hoặc thái nhỏ trộn với thức ăn khác cho vịt ăn vào thời kỳ dập vịt đẻ.
Mì hạt : Mì là loại thức ăn tốt của vụ mái đẻ và hiện nay có thể dùng nó để thay thóc hoàn toàn.
Sắn (củ mì) : Ở miền Nam có rất nhiều sắn, nhiều nhất là ở các tỉnh miền Trung và miền Đồng Nam Bộ. Sắn có hàm lượng đạm tiêu hóa thấp (khoảng 1%).
Thức ăn giàu đạm và khoáng
Như đã nói ở trên khi nuôi chăn thả vịt đẻ có thể tìm kiếm được nhiều loại thức ăn đạm và khoáng, do đó hầu như người ta không cần cung cấp thường xuyên cho chúng mà chỉ cần cho ăn thêm vào lúc vịt đẻ rộ (tỷ lệ đẻ đạt 85-95%).
Sau đây là một số nguồn thức ăn đạm và khoáng chủ yếu của vịt:
Phù du động vật : Đó là những loại động vật nhỏ bé, sinh sản mạnh nhất vào mùa mưa, chúng phát triển nhiều ở các vùng nước thải, đầm, hồ, ruộng nước. Ngoài ra ở đây còn có nhiều loại thực vật rữa nát mà vịt có thể tận dụng được.
Những loại động vật thường có ở bãi chăn, hồ ao, mương máng và đồng ruộng miền Nam là : ốc trai, hến, don dắt, tôm tép, còng còng, cua cáy, cào cào, châu chấu… Chúng chiếm tỷ lệ cao ở những nơi không sâu quá 0,5 mét. Các loại ốc vỏ mỏng có tới 80-90% thịt, loại vỏ dày khoảng 50%, cứ trong 100g thịt ốc chứa tới 37g đạm. Tỷ lệ canxi ở loài nhuyễn thể thường chiếm khoảng 20-25%.
: Giun đất là loại thức ăn đạm động vật rất quí đối với vịt; hàm lượng đạm tiêu hóa của giun có tới 7- 8% giun đất thường sống ở nơi đất ẩm, nhiều mùn, những vùng vcn sông, ven bãi. Sau cơn mưa giun thường chui len khỏi mặt đất, lúc đó cơ thể thả vịt ra cho chúng ăn. Ở miền Nam đồng bào có tập quán thả vịt ra đồng vào mùa cày bừa làm đất chủ yếu là để vịt bắt giun trong đất.
Thức ăn đạm thực vật: thức ăn đạm thực vật dùng cho vịt thường là các loại hạt đỗ, đậu, lạc và bã đậu… Lạc có nhiều chất đạm (22-28%) và chất mỡ (36,5947,3%). Sau mùa thu hoạch các ruộng lạc còn sót lại có thể đưa vịt vào ăn.
Ngoài ra còn có thể dùng các loại khô dầu (lạc, vừng) cho vịt ăn.
Thức ăn bổ sung khoáng : Nói chung cần cung cấp thêm các chất khoáng cho vịt đẻ khi không đưa chúng đi chăn thả vì mưa bão hay vì đồng ruộng đang vào lúc lúa mới cấy, lúa ở thời kỳ ra đồng. Những chất khoáng thường dùng gồm có :
Vỏ trứng : vỏ trứng có 28% canxi khi dùng cho vịt ăn vỏ trứng có thể đun chín hoặc đốt vừa phải rồi nghiền nhỏ trộn với thức ăn khấc với tỷ lệ 2-1%.
Vôi bột : Nếu dùng loại vôi chết để khô làm thành bột khi dùng phải trộn vào thức ăn hàng ngày, cho vịt theo tỷ lệ khoảng 1-2%.
Muối ăn : Muối có tác dụng cung cấp thêm natri canxi kích thích tính thèm ăn của vịt. Tỷ lệ muối trong khẩu phần của vịt đẻ là 0,5-1%.
Thức ăn giàu vitamin
Vịt nuôi chăn thả thường tự kiếm tìm ăn các loại rong bèo, rau thiên nhiên, các loại cỏ… Ngoài ra người ta còn cho vịt ăn các loại rau trồng, củ quả. Các loại thức ăn này chứa nhiều vitamin.
Rong bèo : Ở ruộng nước, ao đầm, hồ, rong bèo thường phát triển rất mạnh (như rong đuôi chó, bèo tâm, bèo dâu, bèo nhật bản, bèo cái, bèo ong, cây súng, tóc tiên nước…) những loại thức ăn này có thể vớt về chế biến cho vịt ăn.
Các loại rau : Các loại rau thiên nhiên (như rau, đậu thài lài, dừa nước…) các loại rau trồng (như rau diếp, rau lấp, bắp cải, su hào…) đều rất cần thiết cho vịt, nhất là trong thời gian vịt đẻ rộ.
Các loại cỏ : cỏ non vịt rất thích ăn, ngoài ra vịt còn ăn các loại hoa cỏ, hạt cỏ. Vịt ăn hoa cỏ, hạt cỏ thì đỡ tốn thức ăn tinh.
Các loại củ quả : Các loại củ quả như bí đỏ, cà rốt, khoai tây, khoai lang đều chứa nhiều vitamin A, B. Khi vịt đẻ, nhất là về mùa hè, nên cho chúng ăn thêm củ quả để bổ sung vitamin và giảm được thức ăn hạt.
Thức ăn hỗn hợp
Ở miền Nam trong thời gian không phải là vụ gặt lúa hoặc mùa mưa (không chăn thả vịt vào đồng được), ngoài các loại thức ăn tinh, đồng bào còn cho vịt đẻ ăn thức ăn hỗn hợp. Thức ăn hỗn hợp nhờ có thành phần dinh dưỡng đầy đủ cả về số lượng và chất lượng, chúng ta có thể chủ động nuôi vịt tại cơ sở đảm bảo được tỷ lệ đẻ trứng, chất lượng trứng ấp và số lượng trứng cung cấp theo từng mùa vụ.
Thức ăn hỗn hợp sẵn, hoặc từ hỗn hợp lấy do đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như pritit, lipit, gluxit và các loại vitamin, khoáng cho nên vịt sẽ đẻ trứng có vỏ cứng, trứng to, lòng đỏ thẫm, tỷ lệ để và tỷ lệ có phôi cũng như tỷ lệ ấp nở đều cao như là khi nuôi chăn thả.