23/05/2018, 15:46

Phòng trừ sâu bệnh cho cây nho

Sâu hại Bọ dừa nâu Tên khoa học: Adoretus sp. Đặc điểm: Bọ trưởng thành là loài cánh cứng, hình bầu dục, thân dài khoảng 10 mm, màu nâu đỏ. Sâu non màu trắng sữa, mình cong hình chữ c. Bọ trưởng thành đẻ trứng trong đất, sâu non sống trong đất ăn xác hữu cơ mục nát và rễ cây. Chập tối bọ ...

Sâu hại

Bọ dừa nâu

Tên khoa học: Adoretus sp.

Đặc điểm: Bọ trưởng thành là loài cánh cứng, hình bầu dục, thân dài khoảng 10 mm, màu nâu đỏ. Sâu non màu trắng sữa, mình cong hình chữ c.

Bọ trưởng thành đẻ trứng trong đất, sâu non sống trong đất ăn xác hữu cơ mục nát và rễ cây. Chập tối bọ trưởng thành bay ra ăn thủng lá non thành từng lỗ, lá cây xơ xác, sinh trưởng kém.

Vòng đời 3 4 tháng, bọ trưởng thành có thể sống và phá hại 1 – 2 tháng.

Phòng trừ: Chập tối dùng tay hoặc vợt bắt bọ trưởng thành. Đặt một số bó rạ hoặc cỏ khô quanh gốc, gần sáng bọ trưởng thành chui xuống ẩn náu, bới ra bắt. Khi bọ trưởng thành phát sinh gây hại nhiều phun các thuốc Pyrinex, Sherpa, Padan, Polytrin… Hàng năm vào đầu và cuối mùa mưa rải thuốc sâu dạng hạt quanh gốc cây.

Sâu xanh da láng

Tên khoa học: Spodoptera exigua

Đặc điểm: Sâu trưởng thành là loài bướm có kích thước trung bình, thân dài 18 – 20 mm, sải cánh rộng 30 – 35 mm, màu nâu xám nhạt, trên cánh trước có nhiều đường vân, cuối bụng con cái có một chùm lông. Đẻ trứng thành ổ, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính 3 – 5 mm, bên ngoài phủ lớp lông màu vàng nhạt. Sâu non màu xanh lá cây, đầy sức dài 30 – 35 mm.

Bướm hoạt động ban đêm, ổ trứng đẻ trên lá, mỗi ổ có hàng trăm trứng. Sâu non mới nở tập trung quanh ổ trứng, gặm lấm tấm chất xanh của lá. Sâu lớn tuổi phân tán ăn khuyết lá chỉ còn lại gần, đôi khi cắn cả đọt và hoa.

Vòng đời trung bình 30 – 40 ngày, trong đó thời gian sâu non 15 – 20 ngày.

Phòng trừ: Ngắt ổ trứng và bắt giết sâu non. Khi sâu non phát sinh gây hại phun trừ bằng các thuốc vi sinh gốc BT như Biocin, Dỉpel, Vi-BT, Xetari, NPV… và một số thuốc khác như Vibamec, Vertimec, Pyrinex, Sherpa, Polytrin, Fastac…

Bọ phấn

Tên khoa học: Planococcus citri

Đặc điểm: Rệp cái trưởng thành hình bầu dục, không cánh, màu hồng, dài 3 – 5 mm, quanh mình có nhiều sợi tua sáp và phủ lớp bột sáp trắng. Rệp đực trưởng thành dài khoảng 1,5 – 2,0 mm, màu xám nhạt, có một đôi cánh mỏng. Rệp non từ tuổi 2 bắt đầu tiết sáp phủ lên cơ thể.

Rệp sống tập trung thành từng đám trên lá và chùm quả, hút nhựa làm lá vàng, hoa và quả non bị rụng.

Vòng đời 25 – 35 ngày.

Phòng trừ: Vệ sinh vườn cây thông thoáng, ngắt bỏ các lá bị rệp tập trung tiêu hủy. Khi rệp nhiều phun trừ bằng các thuốc Sago Super, Lancer, Pyrinex, Supracide, Bi – 58…

Bọ trĩ

Tên khoa học: Thrip sp.

Đặc điểm: Bọ trưởng thành rất nhỏ, dài khoảng 1 mm, màu đen, thân mảnh, đuôi nhọn. Bọ non không cánh, màu xanh vàng nhạt, hình dạng giống bọ trưởng thành.

Cả bọ trưởng thành và bọ non sống ở dọt hoặc mặt dưới lá non hút nhựa làm đọt cây chùn lại, không vươn lóng, lá vàng khô, hoa rụng, quả nhỏ. Bọ phát sinh nhiều trong mùa khô.

Vòng đời 15 – 18 ngày.

Phòng trừ: Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt. Mùa khô dùng nước phun lên cây để tăng độ ẩm cho vườn góp phần giảm mật độ bọ. Phun trừ bằng các thuốc Vovinam, Confidor, Regent, Sherzol…

Nhện đỏ

Tên khoa học: Tetranvchus sp.

Đặc điểm: Nhện nhỏ như hạt cám, màu đỏ, sống ở mặt dưới lá chích hút nhựa làm lá vàng khô, hoa rụng, quả nhỏ. Nhện phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và khô.

Vòng đời 20 –  25 ngày.

Phòng trừ: Bón phân chăm sóc cho cây sinh tưởng tốt. Khi nhện phát sinh nhiều phun trừ bằng dầu khoáng SK-Enspray hoặc các thuốc đặc trị như Nissorun, Ortus, Danitol…

Bệnh hại

Bệnh sương mai (mốc sương)

Tác nhân: Nấm Plasmopara viticola.

Triệu chứng: Nấm gây hại chủ yếu trên lá, đôi khi có trên hoa và quả. Trên lá, vết bệnh có kích thước lớn và hình dạng không đồng đều, màu vàng nâu, trên đó mọc lên lớp mốc trắng. Lá bị cháy khô từng mảng. Bệnh có thể làm hoa bị thối, quả phát triển chậm, rụng hoặc chín ép.

Bệnh phát sinh nhiều ở thời kỳ cây nho sinh trưởng mạnh, thời tiết ẩm, mưa nhiều hoặc có sương đêm trong mùa khô.

Phòng trừ: Ngắt bỏ tập trung tiêu hủy các lá và quả bị bệnh. Khi bệnh phát sinh phun các thuốc gốc Đồng, Mexyl-MZ, Curzate~M8, Thio-M, Dithan-M, Antracol…

Bệnh phấn trắng

Tác nhân: Nấm uncinula necator

Triệu chứng: Bệnh hại trên lá, cành và quả. Trên lá và cành, vết bệnh có lớp mốc màu xám trắng, trên đó có các hạt nhỏ màu đen là các ổ bào tử. Vết bệnh trên lá có thể phát triển liên kết nhau làm lá cháy khô từng mảng lớn. Cành bị bệnh cũng có thể héo khô. Quả bị bệnh thì ngừng phát triển, cứng lại và nứt ra. Bệnh đặc biệt nguy hiểm từ khi đậu quả được 5-7 ngày đến khi chín.

Ở vùng nho Ninh Thuận, bệnh phấn trắng phát triển nhiều từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau trong những ngày trời ít nắng, ẩm thấp.

Phòng trừ: Nhặt bỏ tập trung tiêu hủy các bộ phận cây bị bệnh. Không để vườn nho rậm rạp, ẩm thấp quá. Khi bệnh phát sinh, đặc biệt khi cây nho bắt đầu ra hoa phun các thuốc Lưu huỳnh + vôi, Bayfiđan, Hexin, Thio-M, Score…

Bệnh gỉ sắt

Tác nhân: Nấm Phakopsora vitis

Triệu chứng: Bệnh hại chủ yếu lá già và lá bánh tẻ. Ở mặt trên lá bệnh tạo thành các đốm nhỏ có lớp bột màu vàng rải rác hoặc thành đám trên khắp lá. Cuối mùa thu khi cây già, lớp bột trên vết bệnh chuyển màu đen. Lá bị bệnh nặng biến vàng và rụng làm tàn lụi giàn trước khi cắt cành, ảnh hưởng sinh trưởng cây và năng suất quả vụ sau. Bệnh phát sinh nhiều trong mùa mưa.

Phòng trừ: Nhặt bỏ, tiêu hủy các lá bị bệnh. Khi bệnh phát sinh phun các thuốc Bayfidan, Score, Hexin, Viben-C….

Bệnh thán thư

Tác nhân: Nấm Gloeosporium ampelophagum

Triệu chứng: Bệnh hại lá và ngọn, đôi khi có trên quả. Trên lá, vết bệnh tròn hoặc không có hình dạng nhất định, màu nâu, hơi ướt, có các đường vân màu nâu thẫm. Ngọn cây bị bệnh thì khô đen. Quả bị bệnh có các đốm màu nâu, thối nhũn, chảy nước và rụng. Bệnh phát triển nhiều trong các tháng mùa mưa, vườn rậm rạp, ẩm thấp.

Phòng trừ: Tỉa cành cho vườn thông thoáng, tránh đọng nước trong mùa mưa. Ngắt bỏ tiêu hủy các lá và quả bị bệnh. Phun thuốc trừ nấm gốc Đồng, Carbenzim, Antracol, Dithan-M, Anvil…

Bệnh mốc xám

Tác nhân: Nấm Botrytis cinerea

Triệu chứng: Bệnh hại chủ yếu trên chùm quả, đôi khi hại cả hoa và lá. Bệnh phát triển nhiều khi quả chín làm quả nho nứt vỡ và chảy nước, từ đó sợi nấm mọc thành lớp mốc dài màu xám bao phủ một phần hoặc cả chùm nho, quả bị thối. Hoa bị bệnh thì thối và teo lại, không nở được. Nấm phát triển trong điều kiện mưa nhiều, ẩm độ cao.

Phòng trừ: Tỉa bớt các lá già cho vườn cây thông thoáng. Phát hiện có bệnh phun các thuốc gốc Đồng, Viben-C, Carbenzim, Hexìn, Daconil…

Bệnh thối cuống quả (nấm cuống)

Tác nhân: Nấm Diplodia sp.

Triệu chứng: Nấm gây bệnh trên cuống quả từ khi bắt đầu nở hoa cho đến khi quả lớn và chín. Trên cuống chùm và cuống quả, bệnh tạo thành những vết màu nâu làm khô cuống, gây tắc mạch dẫn, từng bộ phận hoặc cả chùm quả bị héo. Bệnh phát sinh gây hại nặng vào các tháng mưa nhiều và những ngày có sương ướt trong mùa khô, cá biệt có giàn nho bị hư hại hoàn toàn sau khi ra hoa.

Phòng trừ: Tỉa cành lá cho vườn thông thoáng. Khi bệnh phát sinh phun trừ bằng các thuốc gốc Đồng, Hexin, Curzate-M8, Thio-M….

Bệnh sẹo quả

Tác nhân: Nấm Elsinoe ampeỉia

Triệu chứng: Bệnh hại chủ yếu trên quả, đôi khi có trên lá, cành và cuống quả. Trên quả ở giai đoạn đang lớn bệnh tạo thành các đốm hình tròn màu trắng xám, chung quanh viền nâu thẫm hơi lõm xuống, quả nhỏ, khô cứng và dễ rụng. Các vết bệnh lõm trên vỏ tạo thành những vết sẹo. Nấm cũng tạo thành những vết màu nâu hơi lõm, làm khô một đoạn cành hoặc cuống quả. Trên lá đốm bệnh màu nâu và thủng lỗ.

Phòng trừ: Ngắt bỏ tập trung tiêu hủy các bộ phận cây bị bệnh. Chăm sóc bón phân đầy đủ cho cây sinh trưởng tốt. Khi cây nho bắt đầu nảy chồi và có quả, phun phòng bệnh bằng các thuốc gốc Đồng, Zineb, lưu huỳnh + vôi…

Ngoài các bệnh phổ biến trên đây, cây nho còn có thể bị bệnh thối quả (do vi khuẩn Bacillus uuae), bệnh nốt sưng trên thân và rễ (do vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens), bệnh thối gốc (do nấm Sclerotium rolfsii), bệnh hoa lá (do virus), bệnh thối rễ (do tuyến trùng)…

Nho là cây ăn quả bị nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại nặng nề và liên tục trong suốt thời gian sinh trưởng phát triển. Ở Ninh Thuận người trồng nho thường phải phun thuốc rất nhiều lần, tốn kém chi phí và để lại nhiều dư lượng thuốc trên quả nho. Để hạn chế sâu bệnh phát sinh gây hại, giảm số lần phun thuốc, cần áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp.

Sử dụng giống kháng: Hiện có một số giống nho ít mẫn cảm hoặc kháng được nhiều bệnh quan trọng như bệnh sương mai, gỉ sắt, mốc xám., đã theo dõi trong vườn tập đoàn nho ở Trung tâm Nha Hố như các giống NH.01-48, Pakchong, Kioho, Alden… nên đưa vào cơ cấu giống nho ăn tươi.

Thực hiện tốt các biện pháp canh tác: Đặc biệt chú ý bón phân đầy đủ và cân đối, không nên bón đạm nhiều và bón muộn, chú ý bón Kali, hàng năm thường xuyên bổ sung phân vi lượng, tăng cường bón phân hữu cơ. Không để vườn nho đọng nước trong mùa mưa. Xác định thời vụ cắt cành để nho ra hoa vào thời gian có khí hậu thích hợp.

Cách tỉa cành và vệ sinh cho vườn thông thoáng: Thường xuyên cắt bỏ các lá già, rậm rạp, các lá bị sâu bệnh tập trung tiêu hủy đế giảm nguồn bệnh lan truyền.

Sử dụng thuốc hóa học: Phát hiện kịp thời và dùng đúng loại thuốc có hiệu quả cao với mỗi loài sâu bệnh và ít độc hại với người. Có thể dùng các thuốc gốc Đồng phun định kỳ 7-10 ngày một lần kết hợp xen kẽ các loại thuốc đặc hiệu khi bệnh phát triển nhiều, cần ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày.

Bảo quả: Sau khi tỉa quả xong tiến hành phun thuốc trừ bệnh rồi bao quả. Có thể dùng bao giấy hoặc bao chuyên dùng. Vụ Xuân Hè nên bao kín toàn bộ chùm quả, vụ Thu Đông thì nên cắt bỏ đáy bao. Bao quả hạn chế nhiều loại bệnh hại, giảm số lần phun thuốc rõ rệt, đảm bảo độ sạch cho quả. Năm 2005, Viện Nghiên cứu và Phát triển cây bông phối hợp với Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương đã triển khai thành công đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật bao chùm quả cho giống nho ăn tươi NH.01-48″ được Bộ NN và PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật, cho phép dựa vào áp dụng trong sản xuất.

0