08/02/2018, 15:17

Phơi nhiễm HIV là gì – định nghĩa và quy trình xử lý phơi nhiễm HIV

Định nghĩa khái niệm Phơi nhiễm HIV là gì, những thông tin cần thiết và quy trình xử lý phơi nhiễm HIV với thuốc kháng virus ARV chống phơi nhiễm. Người có nguy cơ lây nhiễm HIV cần phải được đưa tới trung tâm chăm sóc y tế nhanh nhất để xử lý kịp thời, tránh lây nhiễm HIV. Bạn cũng nên tham khảo ...

Định nghĩa khái niệm Phơi nhiễm HIV là gì, những thông tin cần thiết và quy trình xử lý phơi nhiễm HIV với thuốc kháng virus ARV chống phơi nhiễm. Người có nguy cơ lây nhiễm HIV cần phải được đưa tới trung tâm chăm sóc y tế nhanh nhất để xử lý kịp thời, tránh lây nhiễm HIV. Bạn cũng nên tham khảo để tìm hiểu thêm về những đặc tính của bệnh.

Phơi nhiễm HIV là gì?


Nói nôm na thì phơi nhiễm HIV là trường hợp mà người bình thường tiếp xúc với người nhiễm HIV mà cả hai đều có vết thương hở, dễ xảy ra tình trạng lây nhiễm HIV, nguy hại cho nạn nhân. Phơi nhiễm không đồng nghĩa là đã lây nhiễm, mà có khả năng thôi cũng được gọi là phơi nhiễm rồi.

Theo định nghĩa của Bộ Y tế thì Phơi nhiễm HIV là thuật ngữ chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da bị tổn thương với máu, các mô hoặc dịch cơ thể của người nhiễm HIV gây ra nguy cơ lây nhiễm HIV. Với những trường hợp như vậy, nạn nhân có thể điều trị dự phòng phơi nhiễm bằng thuốc AVR kháng vi rút. Các tình huống được coi là phơi nhiễm HIV:

  • Máu hoặc dịch của người có HIV bắn vào vết thương hoặc niêm mạc mắt mũi, họng của người bình thường.
  • Các ống đựng máu hoặc chất dịch của người bệnh HIV bị vỡ đâm vào cơ thể người bình thường.
  • Kim tiêm hoặc dụng cụ sắc của người bị nhiễm HIV (hoặc dính máu nhiễm HIV) đâm vào cơ thể người bình thường.
  • Quan hệ với người nhiễm HIV mà không mang bao cao su.

Như vậy, khái niệm phơi nhiễm là trường hợp người chưa mắc bệnh chẳng may tiếp xúc với máu (hoặc dung dịch) của người nhiễm HIV mà cơ thể có các tổn thương da hoặc niêm mạc.

Quy trình xử lý phơi nhiễm HIV

Về triệu chứng phơi nhiễm HIV thì rất khó để nói, chỉ là các biểu hiện mà bạn có thể nhận ra bằng mắt thường như việc cơ thể có vết thương trần sứt mà nguy cơ tiếp xúc với máu (hoặc dịch) của người bệnh. Bạn sẽ không thấy những triệu chứng co giật hay biể hiện nào khác thế đâu.

Quy trình xử lý phơi nhiễm HIV thì ngay khi xuất hiện tình huống có nguy cơ lây nhiễm HIV từ người khác, bạn phải đến cơ quan y tế gần nhất để làm xét nghiệm máu và Uống thuốc kháng HIV gọi là ARV. Dù chưa xét nghiệm như cứ nên uống thuốc chống phơi nhiễm.
Thuốc ARV giúp ngừa HIV 100% khi uống trong vòng 24 tiếng sau khi phơi nhiễm và giảm còn 52% nếu áp dụng trong 72 tiếng, không khuyến cáo nếu quá 72 tiếng. Phác đồ dùng thuốc ARV chống phơi nhiễm HIV kéo dài trong 28 ngày, nếu bị phơi nhiễm quá 72 tiếng thì phải chờ xét nghiệp để có phác đồ riêng.

Trường hợp phụ nữ mang thai vẫn có thể điều trị phơi nhiễm, ngay cả phụ nữ đã nhiễm HIV vẫn mang thai bình thường mà con không bị bệnh.

Tất nhiên, dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV sẽ đi kèm những tác dụng phụ như ngứa, gặp ác mộng, bỏng loét da và toàn thân, sốt, bỏng nước, suy hô hấp, trụy tim, suy tủy. Triệu chứng như vậy tùy từng loại thuốc phơi nhiễm và cần được bác sĩ theo dõi kỹ lưỡng.

Thuốc phơi nhiễm HIV giá bao nhiêu?

Nếu không phải những người làm nhiệm vụ hoặc có chế độ đặc biệt, người bị phơi nhiễm HIV muốn dùng thuốc ARV chống phơi nhiễm có nơi phải nộp khoảng 5 triệu đồng. Tuy nhiên, thông thường thì tiền thuốc điều trị trong 28 ngày là dưới 1 triệu đồng. Cụ thể, giá thuốc phơi nhiễm khoảng 1 triệu 8 thuốc nội và 4,5 triệu thuốc ngoại. Lamzidivir (Lamivudin +Zidovudine) đang bán là 306.000 VNĐ/ Lọ 30 viên vậy tính ra 10.000 VNĐ/ Viên.

Khi đã nắm rõ định nghĩa phơi nhiễm HIV là gì và quy trình xử lý phơi nhiễm HIV, bạn cần tuân thủ nguyên tắc cơ bản, đưa nạn nhân có nguy cơ phơi nhiễm tới bệnh viện, dùng thuốc trong vòng 24 tiếng. Chúc các bạn may mắn.


0