21/06/2018, 15:11

Phd là gì? tại sao học phd? có nên học phd không?

PHD LÀ GÌ? PhD dịch ra là tiến sĩ. Đây là chương trình đào tạo và nghiên cứu. Người học PhD ngoài việc được học các kĩ năng nghiên cứu, họ phải thực hiện nghiên cứu riêng của mình để đóng góp cho sự phát triển của nhân loại. Trong đó, giai đoạn thực hiện nghiên cứu được coi là then chốt, và có ...

PHD LÀ GÌ?

PhD dịch ra là tiến sĩ. Đây là chương trình đào tạo và nghiên cứu. Người học PhD ngoài việc được học các kĩ năng nghiên cứu, họ phải thực hiện nghiên cứu riêng của mình để đóng góp cho sự phát triển của nhân loại. Trong đó, giai đoạn thực hiện nghiên cứu được coi là then chốt, và có thể kéo dài từ 2-5 năm tùy ngành, tùy trường, tùy năng lực,… PhD thực sự là một con đường không mấy dễ dàng, nói đúng ra là khá gian khổ và trường kì.

TẠI SAO HỌC PHD?

Ta thử ghi ra đây một phần nhỏ các lý do:

a) Bạn bè đều đi nước ngoài học sau đại học.
b) Ðược xã hội nể trọng, oách ra phết.
c) Ðể học được kiến thức tiên tiến.
d) Không rõ lắm. Từ bé học đã giỏi, thì cứ tiếp tục học.
e) Có lẽ là con đường duy nhất để cải thiện đời sống gia đình và cá nhân.
f) Ðể mở tầm mắt ra những chân trời mới.
g) Ðể sau này về làm giáo sư đại học.
h) Ðể được làm nghiên cứu khoa học.
i) Ðể thay đổi thế giới quan.
......
z) Tất cả các lý do trên.
Và z phẩy) Không làm Ph.D thì làm gì?

Ðối với đa số gradudate students và graduate-students-tương-lai thì câu trả lời là một tập con khá lớn của vài tá câu trả lời mà ai cũng có thể nghĩ ra.

Ta hãy thử phân tích vài chọn lựa quan trọng nhất.

Làm Ph.D để mở mang kiến thức. Ðây là một mục tiêu rất quan trọng và mang tính cá nhân. Mark Twain từng nói: "đừng để trường lớp cản trở con đường giáo dục của bạn" (Don't let school get in the way of your education). Trường lớp không phải là con đường duy nhất đến Rome của tri thức. Tuy vậy, trong hoàn cảnh lạc hậu của một nước thế giới thứ  ba như Việt Nam ta, thì ra nước ngoài học thêm là con đường hữu lý.

CÓ NÊN HỌC PHD KHÔNG?

Câu hỏi chính mà ta nên đặt ra là chỉ nên học M.S thôi, hay là học cả Ph.D. Chỉ về kiến thức mà nói, thì hai năm M.S cũng đủ cho một sinh viên thông minh sau đó tự học. Làm Ph.D cũng đa phần là tự học thôi.

Làm Ph.D để có một cuộc sống tốt đẹp hơn, được xã hội nể trọng hơn; vì bạn bè ai cũng học Ph.D; có bằng Ph.D rất oách; từ bé đã học giỏi thì cứ tiếp tục học; vân vân.

Một Ph.D thực thụ sẽ cho bạn biết rằng các lý do loại này đều là sai lầm to lớn! Tôi hoàn toàn không có ý định "giảng đạo" về chọn lựa cá nhân của ai. Tôi cũng không nói động cơ "hám bằng cấp" hay "oai oách" là sai trái. Ðó là chọn lựa của từng cá nhân. Ðiểm tôi muốn nói là các động cơ loại này sẽ không thể giúp sinh viên hoàn thành tốt việc học Ph.D. Việc hay so sánh mình với bạn bè và người khác sẽ tạo nên áp lực tinh thần không thể chịu nổi trong khi học. Yêu thích "tiếng tăm" cũng vậy. "Học giỏi", theo nghĩa ở ta, là thi thố điểm cao và "nhai lại" những gì được dạy, cho nên học giỏi chưa chắc đã liên quan mấy đến khả năng sáng tạo - khả năng sống còn của Ph.D.

Từ khóa dẫn đến thành công của sinh viên Ph.D phải là “đam mê". Ðam mê học hỏi và sáng tạo trong một phân ngành nhất định! Trừ những người thật sự xuất chúng thì đa số chúng ta sẽ không thể làm thành công Ph.D ở một ngành nào đó chỉ vì "xã hội cần nó", hay "nó kiếm ra tiền".

Nếu chỉ đam mê học hỏi không thôi thì cũng không đáng bỏ ra ngần ấy thời gian để làm Ph.D. Ta hoàn toàn có thể làm M.S rồi tự đọc, tự học thêm.

Tất cả các thành quả như chức vụ, danh tiếng, oai oách, vân vân đều phải, và nên, là sản phẩm phụ của quá trình theo đuổi nỗi đam mê sáng tạo và mở mang tri thức này.

Ðấy là nói về "động lực" học Ph.D. Thế còn "khả năng" thì sao? Quá trình học Ph.D lên xuống như hình sin. Sẽ có bao nhiêu trở ngại kinh tế, tinh thần phải vượt qua. Một trong những trở ngại lớn nhất là: sau một vài thất bại trong nghiên cứu, các sinh viên sẽ phải tự hỏi "ta có đủ khả năng làm Ph.D không nhỉ?"

Ðam mê và khả năng tạo thành cái vòng luẩn quẩn. Ta có xu hướng đam mê cái mà ta giỏi, và ta thường xuất sắc ở công việc mà ta đam mê. Nhảy vào được cái vòng này là hành trình cá nhân. Có lẽ không ai trả lời thay ta được.

Qua bài viết trên, bạn đã hiểu PhD là gì? Tại sao bạn học PhD và bạn có thực sự nên học PhD hay không. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho con đường đi tìm kiếm tri thức của mỗi người.

laginhi.com là site con của Tải office được sát nhập vào tháng 12/2017
0