21/06/2018, 15:11

Hiệu ứng nhà kính là gì? Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính?

Hiệu ứng nhà kính là gì? Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ “effet de serre” trong tiếng Pháp, do nhà toán học người Pháp Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên vào năm 1824 thông qua một vụ nổ mạnh trong khí quyển làm nhiệt độ của một vùng tăng lên. Năm 1827, Joseph ...

Hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ “effet de serre” trong tiếng Pháp, do nhà toán học người Pháp Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên vào năm 1824 thông qua một vụ nổ mạnh trong khí quyển làm nhiệt độ của một vùng tăng lên. Năm 1827, Joseph Fourier đưa ra nguyên lý giải thích hiện tượng Hiệu ứng nhà kính gây được sự quan tâm lớn của giới khoa học.

Hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiện tượng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học giải thích: Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên. CO2 trong khí quyển giống như một tầng kính dày bao phủ Trái đất, làm cho Trái đất không khác gì một nhà kính lớn. Theo tính toán, nếu không có lớp khí quyển, nhiệt độ trung bình ở lớp bề mặt Trái đất sẽ xuống tới -23 độ C, nhưng nhiệt độ trung bình thực tế là 15 độ C, có nghĩa là hiệu ứng nhà kính đã làm cho Trái đất nóng lên 38 độ C.

Ngoài CO2 ra, còn có metan, ozôn, các halogen và hơi nước cũng có tác dụng quan trọng gây hiệu ứng nhà kính. Cùng với sự phát triển dân số và công nghiệp với tốc độ cao, CO2 thải vào khí quyển cũng tăng theo. Rừng lại bị chặt phá quá mức, CO2 đáng lẽ được rừng cây hấp thu lại không được hấp thu, nên lượng CO2 ngày càng tăng, hiệu ứng nhà kính do đó tăng theo không ngừng. Theo phân tích trong 200 năm qua nồng độ CO2 đã tăng lên 25%, nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng lên 0,5 độ C. Ước tính đến giữa thế kỷ sau, bề mặt Trái đất sẽ nóng thêm 1,5 - 4,5 độ C; trong đó nhiệt độ ở vĩ độ trung và cao tăng lên càng nhiều.

Chu trình hiệu ứng nhà kính

Nguyên nhân hiệu ứng nhà kính của Trái đất

Để đến được bề mặt trái đất, năng lượng mặt trời phải đi qua lớp không khí dày. Một phần năng lượng mặt trời đến trái đất bị giữ lại nhờ các quá trình vật lý, hóa học,sinh học. một phần được phản xạ về vũ trụ.bức xạ nhiệt từ trái đất phản xạ lại co bước sòng dài,kho xuyên qua đươc lớp khí quyển và bị giữ lại bởi các khí nhà kính. nếu các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ trái đất không quá lạnh nhưng nếu chúng có quá nhiều trong khí quyển thì kết quả là trái đất nóng lên. Sự gia tăng của CO2, CFC, CH4, O3, N2O và các khí khác trong khí quyển là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính.

CO2 là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính, chiếm 50% trong cơ cấu các chất gây hiệu ứng nhà kính. Trong khí quyển CO2 chiếm 0.034% thể tích, là nguyên liệu cho quá trình quang hợp ở cây xanh. Thông thường lượng CO2 sản sinh một cách tự nhiên cân bằng với lượng CO2 cho quang hợp. Thế nhưng, hàm lượng CO2 trong không khí ngày càng tăng và tác động xấu đến khí hậu toàn cầu do các nguyên nhân như:

  • Việc đốt nguyên liệu hóa thạch thải ra một lượng khí CO2 rất lớn bằng khoảng 85% tổng lượng khí phát thải từ hoạt động của con người.  

  • Chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi để lấy đất trồng trọt, chăn nuôi hay xây dựng các công trình. Nhìn chung các hoạt động này tạo ra khoảng 25% cacbon vào bầu khí quyển, chủ yếu la khí CO2.

Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính

Nhiệt độ của trái đất tăng cao

Cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn

Hiệu ứng nhà kính khiến tuyết tan sớm, tình trạng khô hanh ở các khu rừng trầm trọng hơn, hỏa hoạn dễ phát sinh và lây lan.

Chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước cho kỹ nghệ và cho các máy phát điện, và sức khỏe của các loài thủy sản có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự tăng khí bốc hơi. Khí bốc hơi, gây ra hiện tượng mưa nhiều và lượng mưa lớn quanh năm, như vậy, gây lụt lội thường xuyên hơn. Khí hậu thay đổi có thể làm đầy các lòng chảo nối với sông ngòi trên thế giới.

Đất đai  thu hẹp do mực nước biển  dâng cao

Khi trái đất nóng lên, khiến khí hậu trái đất thay đổi, tác động làm mực nước biển  dâng cao khiến diện tích đất trên Trái đất bị thu hẹp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của con người.

Kết luận

Hiêu ứng nhà kính là vấn đề lớn mang tính toàn cầu đối với môi trường hiện nay. Bởi vậy, khi chúng ta phát triển sản xuất công nghiệp, trước hết cần phải tích cực xử lý ô nhiễm không khí, nghiên cứu công nghệ chuyển hóa CO2 thành chất khác, ngăn chặn các khí metan, halogen, clo, flo,... không cho thải vào không khí.

Hai là bảo vệ tốt cây rừng, tích cực trồng cây gây rừng, làm cho CO2 chuyển hóa thành chất dinh dưỡng thông qua tác dụng quang hợp của cây xanh.

Cuối cùng, bằng mọi cách làm giảm lượng tiêu hóa năng lượng dầu mỏ và than, cố gắng áp dụng năng lượng hạt nhân, năng lượng Mặt trời, năng lượng nước và gió để giảm bớt lượng CO2 thải vào không khí.

laginhi.com là site con của Tải office được sát nhập vào tháng 12/2017
0