25/05/2018, 17:58
Phát triển kĩ năng nghe mở rộng cho sinh viên thông qua các nguồn tài nguyên trên Internet
(ĐHVH HN) - Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, sử dụng internet làm một công cụ hỗ trợ hiệu quả trọng dạy và học ngoại ngữ đang rất phổ biến. Các nguồn tư liệu trên internet cực kỳ phong phú tạo cho sinh viên có cơ hội để phát triển cả bốn kỹ năng tiếng Anh: nghe, nói, đọc ...
(ĐHVH HN) - Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, sử dụng internet làm một công cụ hỗ trợ hiệu quả trọng dạy và học ngoại ngữ đang rất phổ biến. Các nguồn tư liệu trên internet cực kỳ phong phú tạo cho sinh viên có cơ hội để phát triển cả bốn kỹ năng tiếng Anh: nghe, nói, đọc và viết. Ngoài ra, sinh viên có thể tương tác trên internet với cả người bản ngữ và không phải bản ngữ nói tiếng Anh ở khắp thế giới để giúp sinh viên cải thiện kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là phát triển kỹ năng nghe mở rộng của mình. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến lợi ích của việc nghe mở rộng, một số các nguồn tư liệu trên internet hữu ích đối với việc phát triển kỹ năng nghe mở rộng, đồng thời đưa ra một vài đề xuất trong giảng dạy kỹ năng này cho sinh viên sử dụng các nguồn tài nguyên trên internet.
- Nghe mở rộng (Extensive listening ) là gì?
Nghe mở rộng là phương pháp cho phép sịnh viên nghe những gì mà họ yêu thích. Renandya and Farrell (2011) cho rằng, nghe mở rộng bao gồm các hoạt động nghe mà cho phép sinh viên có thể tiếp nhận ngữ liệu đầu vào dễ hiểu và thú vị. Một yếu tố quan trọng trong luyện nghe mở rộng là các tài liệu nghe hiểu hay ngữ liệu đầu vào phải có ý nghĩa mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên. Đây là phương pháp đòi hỏi sinh viên phải nghe số lượng lớn các bài nghe khác nhau và có thể hiểu được nội dung một cách dễ dàng ở trình độ nghe hiểu cao. Đặc biệt, khi nghe mở rộng, sinh viên không bị chi phối bởi các câu hỏi hay bài tập cho trước liên quan đến nội dung bài nghe. Họ không phải nghe để tìm hiểu những thông tin chi tiết hay tìm ra các từ và cụm từ xuất hiện trong bài nghe.
Sinh viên có thể chọn bất cứ nguồn tài liệu hay bài nghe nào phù hợp với trình độ tiếng Anh, dễ hiểu và phải rất thú vị với họ. Chẳng hạn: họ có thể chọn nghe chương trình yêu thích trên đài BBC hay xem bộ phim tiếng Anh yêu thích trên youtube…
Sinh viên có thể chọn bất cứ nguồn tài liệu hay bài nghe nào phù hợp với trình độ tiếng Anh, dễ hiểu và phải rất thú vị với họ. Chẳng hạn: họ có thể chọn nghe chương trình yêu thích trên đài BBC hay xem bộ phim tiếng Anh yêu thích trên youtube…
- Lợi ích của kỹ năng nghe mở rộng
Khi sinh viên nghe mở rộng, họ hứng thú và nghe tích cực hơn vì họ được tự lựa chọn những bài nghe với chủ để yêu thích và phù hợp với trình độ của họ. Hơn nữa, giáo viên có thể tổ chức nghe mở rộng cả ở trên lớp và ở nhà nhằm nâng cao kỹ năng nghe hiểu cho sinh viên. Thông qua nghe mở rộng, sinh viên sẽ trở nên có ý thức, trách nhiệm với việc tự học và chủ động đưa ra quyết định riêng cho việc học tập của mình.
Quan trọng hơn, Waring (2010) cho rằng, nghe mở rộng là phương pháp cải thiện khả năng nghe lưu loát cho người học. Ông nói rằng nếu người học hiểu được hầu hết nội dung bài nghe thì họ sẽ tăng tốc độ nhận biết từ, hiểu được các cấu trúc, hiện tượng ngữ pháp hay các collocations (đó là các cụm từ gồm hai hay nhiều từ thường hay đi cùng với nhau theo một trật tự nhất định) trong bài. Nói chung, lúc này não của họ sẽ làm việc rất hiệu quả vì họ vừa nghe hiểu để nắm bắt được nội dung vừa nhận biết được các hiện tượng ngữ pháp và cấu trúc… Ngoài ra, kỹ năng nghe này không chỉ tạo cho sinh viên tính tự chủ trong quá trình học ngoại ngữ mà còn rèn cho họ có sự tập trung cao độ để có thể nghe hiểu được nội dung họ đang nghe. Bên cạnh đó, phương pháp này còn hướng sự chú ý của sinh viên vào cách phát âm chuẩn và các mô hình ngữ điệu, cách nhấn trọng âm từ và trọng âm câu khi nói giúp họ cải thiện kỹ năng phát âm của mình.
Các nhà ngôn ngữ học như Brown, Waring, and Donkaewbua (2008) khẳng định lợi ích của việc nghe truyện là giúp người học học từ vựng mới một cách tự nhiên, vì thế họ sẽ học được nhiều từ mới một lúc và sẽ ghi nhớ chúng rất lâu.
Tóm lại, nghe mở rộng không chỉ cải thiện kỹ năng nghe, nâng cao kỹ năng phát âm, mở rộng vốn từ vựng trong ngữ cảnh và các hiện tượng ngữ pháp ,…mà còn rèn cho sinh viên tính tự giác, tự chủ trong khi học. Từ đó, tạo cho họ động lực để duy trì việc học trong thời gian dài, khiến họ thành công trong tất cả các khía cạnh các của ngôn ngữ.
Quan trọng hơn, Waring (2010) cho rằng, nghe mở rộng là phương pháp cải thiện khả năng nghe lưu loát cho người học. Ông nói rằng nếu người học hiểu được hầu hết nội dung bài nghe thì họ sẽ tăng tốc độ nhận biết từ, hiểu được các cấu trúc, hiện tượng ngữ pháp hay các collocations (đó là các cụm từ gồm hai hay nhiều từ thường hay đi cùng với nhau theo một trật tự nhất định) trong bài. Nói chung, lúc này não của họ sẽ làm việc rất hiệu quả vì họ vừa nghe hiểu để nắm bắt được nội dung vừa nhận biết được các hiện tượng ngữ pháp và cấu trúc… Ngoài ra, kỹ năng nghe này không chỉ tạo cho sinh viên tính tự chủ trong quá trình học ngoại ngữ mà còn rèn cho họ có sự tập trung cao độ để có thể nghe hiểu được nội dung họ đang nghe. Bên cạnh đó, phương pháp này còn hướng sự chú ý của sinh viên vào cách phát âm chuẩn và các mô hình ngữ điệu, cách nhấn trọng âm từ và trọng âm câu khi nói giúp họ cải thiện kỹ năng phát âm của mình.
Các nhà ngôn ngữ học như Brown, Waring, and Donkaewbua (2008) khẳng định lợi ích của việc nghe truyện là giúp người học học từ vựng mới một cách tự nhiên, vì thế họ sẽ học được nhiều từ mới một lúc và sẽ ghi nhớ chúng rất lâu.
Tóm lại, nghe mở rộng không chỉ cải thiện kỹ năng nghe, nâng cao kỹ năng phát âm, mở rộng vốn từ vựng trong ngữ cảnh và các hiện tượng ngữ pháp ,…mà còn rèn cho sinh viên tính tự giác, tự chủ trong khi học. Từ đó, tạo cho họ động lực để duy trì việc học trong thời gian dài, khiến họ thành công trong tất cả các khía cạnh các của ngôn ngữ.
- Lợi ích của internet trong việc nâng cao kỹ năng nghe hiểu cho sinh viên
Tiện ích mà Internet mang lại cho sinh viên là rất lớn. Nó giúp cho họ có những hiểu biết sâu rộng trong mọi lĩnh vực, cập nhật được thông tin một cách nhanh nhất, tiện lợi nhất trong quá trình học tập và mang lại kết quả cao.
Internet thực sự là một nguồn dự trữ thông tin khổng lồ mà trong đó có sẵn mọi kiến thức trên mọi lĩnh vực trợ giúp tích cực cho sinh viên nếu biết cách chọn lựa và tiếp nhận thông tin. Nó còn là nhân tố thúc đẩy trao đổi thông tin học tập và kiến thức xã hội.
Bên cạnh đó, Internet còn giúp giải tỏa những căng thẳng, stress trong học tập, có thêm niềm vui, sự tự tin trong cuộc sống, có thể gặp gỡ, nói chuyện với người thân, bạn bè phương xa, giao lưu kết bạn với nhiều người không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng trên toàn thế giới, tạo được những mối quan hệ giúp những người này có nhiều cơ hội làm việc khi ra trường.
Đối với việc học tiếng Anh, internet là công cụ hỗ trợ rất hiệu quả trong việc cải thiện mọi khía cạnh của tiếng Anh như nghe, nói, đọc, viết, phát âm,…Đặc biệt, internet cung cấp các website, ứng dụng và phần mềm,... do người bản ngữ thiết kế vô cùng hữu ích giúp nâng cao kỹ năng nghe hiểu tiếng Anh cho sinh viên.
Các nguồn tài nguyên trên mạng sử dụng để rèn kỹ năng nghe hiểu bao gồm các bài viết kèm theo cả phần âm thanh và hình ảnh giúp sinh viên hứng thú hơn và hiệu quả hơn các tài nguyên chỉ có âm thanh hoặc hình ảnh. Các nguồn tài liệu này cực kì phong phú, đa dạng. Vì thế, sinh viên có thể lựa chọn được những bài nghe thú vị, phù hợp với trình độ và sở thích của họ tạo cho họ động cơ luyện nghe hàng ngày để cải thiện kỹ năng nghe hiểu cũng như nâng cao các kỹ năng khác cho mình. Ngoài ra, những thông tin họ nghe lại luôn cập nhật và đáng tin cậy. Những nguồn tư liệu này là authentic, tức là do người bản xứ nói tiếng Anh đưa lên phục vụ cho người bản ngữ với nhau. Vì thế, tiếng Anh mà họ nghe và đọc được là tiếng Anh thông dụng và chuẩn mực. Khi tiếp xúc với tiếng Anh chuẩn thì họ sẽ bắt chước và có thể phát âm giống người bản ngữ.
Theo Coniam (2011) lợi ích của thiết bị đa phương tiện là cung cấp cho người học bài nghe với nội dung, bối cảnh gắn với thực tế hơn, các đặc điểm diễn ngôn, cận ngôn ngữ (như biểu hiện trên khuôn mặt, các cử động đầu hay mắt, và các cử chỉ mà có thể tăng thêm sự ủng hộ và nhấn mạnh hoặc mang thêm các sắc thái ý nghĩa nào đó đối với điều mà người ta đang nói) và các khía cạnh về văn hóa giúp cho việc nghe hiểu của sinh viên dễ dàng hơn.
Peterson (2010) cho rằng việc sử dụng các nguồn tài liệu trên mạng rất hữu hiệu trong việc cải thiện nghe hiểu cho người học bởi vì nghe các bài nghe với âm thanh kĩ thuật số hay xem các clip trên mạng sẽ tạo cho họ có cơ hội có thể kiểm soát quá trình nghe hiểu của mình thông qua việc sử dụng chế độ xem lặp lại nhiều lần, hoăc xem có phụ đề, bản dịch và chế độ quay trở lại. Ngữ liệu đầu vào kèm âm thanh và hình ảnh sẽ giúp người nghe hình dung ra ý của người đang nói, đồng thời có thể dự đoán những gì mà người đó sắp nói. Điều này giúp cho người học có thể nâng cao được kỹ năng nghe hiểu của mình.
Tóm lại, việc giảng dạy nghe hiểu thông qua các nguồn tài nguyên trên mạng góp phần nâng cao khả năng nghe hiểu cho sinh viên cả trên lớp cũng như ngoài lớp học. Giáo viên có thể giới thiệu và hướng dẫn sinh viên sử dụng phần mềm CALL, nhóm thảo luận trực tuyến (discussion board), các công cụ thảo luận trực tuyến như text chat hay các website học tiếng Anh online,...tạo cơ hội cho họ tăng cường ngữ liệu đầu vào đầu ra dễ hiểu.
Internet thực sự là một nguồn dự trữ thông tin khổng lồ mà trong đó có sẵn mọi kiến thức trên mọi lĩnh vực trợ giúp tích cực cho sinh viên nếu biết cách chọn lựa và tiếp nhận thông tin. Nó còn là nhân tố thúc đẩy trao đổi thông tin học tập và kiến thức xã hội.
Bên cạnh đó, Internet còn giúp giải tỏa những căng thẳng, stress trong học tập, có thêm niềm vui, sự tự tin trong cuộc sống, có thể gặp gỡ, nói chuyện với người thân, bạn bè phương xa, giao lưu kết bạn với nhiều người không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng trên toàn thế giới, tạo được những mối quan hệ giúp những người này có nhiều cơ hội làm việc khi ra trường.
Đối với việc học tiếng Anh, internet là công cụ hỗ trợ rất hiệu quả trong việc cải thiện mọi khía cạnh của tiếng Anh như nghe, nói, đọc, viết, phát âm,…Đặc biệt, internet cung cấp các website, ứng dụng và phần mềm,... do người bản ngữ thiết kế vô cùng hữu ích giúp nâng cao kỹ năng nghe hiểu tiếng Anh cho sinh viên.
Các nguồn tài nguyên trên mạng sử dụng để rèn kỹ năng nghe hiểu bao gồm các bài viết kèm theo cả phần âm thanh và hình ảnh giúp sinh viên hứng thú hơn và hiệu quả hơn các tài nguyên chỉ có âm thanh hoặc hình ảnh. Các nguồn tài liệu này cực kì phong phú, đa dạng. Vì thế, sinh viên có thể lựa chọn được những bài nghe thú vị, phù hợp với trình độ và sở thích của họ tạo cho họ động cơ luyện nghe hàng ngày để cải thiện kỹ năng nghe hiểu cũng như nâng cao các kỹ năng khác cho mình. Ngoài ra, những thông tin họ nghe lại luôn cập nhật và đáng tin cậy. Những nguồn tư liệu này là authentic, tức là do người bản xứ nói tiếng Anh đưa lên phục vụ cho người bản ngữ với nhau. Vì thế, tiếng Anh mà họ nghe và đọc được là tiếng Anh thông dụng và chuẩn mực. Khi tiếp xúc với tiếng Anh chuẩn thì họ sẽ bắt chước và có thể phát âm giống người bản ngữ.
Theo Coniam (2011) lợi ích của thiết bị đa phương tiện là cung cấp cho người học bài nghe với nội dung, bối cảnh gắn với thực tế hơn, các đặc điểm diễn ngôn, cận ngôn ngữ (như biểu hiện trên khuôn mặt, các cử động đầu hay mắt, và các cử chỉ mà có thể tăng thêm sự ủng hộ và nhấn mạnh hoặc mang thêm các sắc thái ý nghĩa nào đó đối với điều mà người ta đang nói) và các khía cạnh về văn hóa giúp cho việc nghe hiểu của sinh viên dễ dàng hơn.
Peterson (2010) cho rằng việc sử dụng các nguồn tài liệu trên mạng rất hữu hiệu trong việc cải thiện nghe hiểu cho người học bởi vì nghe các bài nghe với âm thanh kĩ thuật số hay xem các clip trên mạng sẽ tạo cho họ có cơ hội có thể kiểm soát quá trình nghe hiểu của mình thông qua việc sử dụng chế độ xem lặp lại nhiều lần, hoăc xem có phụ đề, bản dịch và chế độ quay trở lại. Ngữ liệu đầu vào kèm âm thanh và hình ảnh sẽ giúp người nghe hình dung ra ý của người đang nói, đồng thời có thể dự đoán những gì mà người đó sắp nói. Điều này giúp cho người học có thể nâng cao được kỹ năng nghe hiểu của mình.
Tóm lại, việc giảng dạy nghe hiểu thông qua các nguồn tài nguyên trên mạng góp phần nâng cao khả năng nghe hiểu cho sinh viên cả trên lớp cũng như ngoài lớp học. Giáo viên có thể giới thiệu và hướng dẫn sinh viên sử dụng phần mềm CALL, nhóm thảo luận trực tuyến (discussion board), các công cụ thảo luận trực tuyến như text chat hay các website học tiếng Anh online,...tạo cơ hội cho họ tăng cường ngữ liệu đầu vào đầu ra dễ hiểu.
- Các nguồn tài nguyên hữu ích phát triển kỹ năng nghe mở rộng cho sinh viên
- VOA learning English (https://learningenglish.voanews.com/)
VOA là trang web cung cấp các tin tức thời sự được cập nhật liên tục trên thế giới. Mỗi một bài báo đều có kèm theo bản audio được chia theo nhiều cấp bậc từ thấp đến cao giúp người nghe nắm bắt thông tin dễ dàng hơn và nâng cao khả năng nghe của mình.
Trang web này có nhiều bài học dạng video và audio, được chia nhỏ thành các chủ đề khác nhau cho bạn lựa chọn:
“In the News” và “As It Is” tin tức mới ở dạng rõ ràng, dễ hiểu.
“American Mosaic” nói về văn hoá, âm nhạc và cuộc sống hàng ngày ở Mỹ.
“The Making of a Nation” nói về lịch sử, sự phát triển đất nước.
“Science in the News” chủ đề về khoa học.
Trang web này có nhiều bài học dạng video và audio, được chia nhỏ thành các chủ đề khác nhau cho bạn lựa chọn:
“In the News” và “As It Is” tin tức mới ở dạng rõ ràng, dễ hiểu.
“American Mosaic” nói về văn hoá, âm nhạc và cuộc sống hàng ngày ở Mỹ.
“The Making of a Nation” nói về lịch sử, sự phát triển đất nước.
“Science in the News” chủ đề về khoa học.
- FluentU (http://www.fluentu.com/)
FluentU là công cụ hỗ trợ học ngoại ngữ qua video trên mạng xã hội Youtube khá tốt hiện nay, công cụ này cung cấp cho bạn video âm nhạc, các đoạn phim, tin tức và cuộc đàm phán đồng thời cung cấp cả phụ đề cho người xem dễ hiểu, dễ ghi nhớ. Trang web này rất hiệu quả để nâng cao kỹ năng nghe, nói và phát âm.
- Talk English (http://www.talkenglish.com/listening/listen.aspx)
Đây là trang web học tiếng anh miễn phí tổng hợp các bài viết và file mp3 từ cơ bản đến nâng cao nhằm cải thiện tất cả các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết, ngữ pháp, từ vựng…. Giao diện website đơn giản và rất dễ sử dụng. Những bài luyện nghe nói tiếng anh ở trang web này đều được tổng hợp lại dưới dạng mp3 cho phép người dùng có thể tải về và bỏ file mp3 vào điện thoại để tiện cho việc luyện nghe nói tiếng anh .
- ESLFast (http://www.eslfast.com/)
Trang web này rất tuyệt vời để giúp bạn tìm hiểu về văn hóa nước Mỹ với 100 bài nghe hoặc đoạn văn nhỏ nói về các nhân vật nổi tiếng người Mỹ. Những bài nghe này không quá dài, được đăng tải kèm văn bản nên sẽ giúp bạn vừa luyện nghe lẫn đọc hiểu. Những thông tin trong mục này cũng rất hữu ích tăng cường kiến thức phổ thông của bạn. Trong trường hợp bạn thích nghe hội thoại về các vấn đề mà cuộc sống du học có thể gặp phải (đi thư viện, thuê nhà, đổi trường, mua sắm, du lịch) thì “Robot” là mục nên ghé, tuy nhiên các bài hội thoại này rất ngắn và dễ nên sẽ phù hợp hơn với người mới bắt đầu.Nếu muốn nghe các bài đọc dài hơn, có nhiều từ vựng khó hơn thì Eslread là mục dành cho bạn.
- Elllo- thư viện nghe trực tuyến (http://www.elllo.org/)
Ello có thể xem là một thư viện điện tử với hơn 2000 bài nghe được đăng tải trên trang web. Ở mỗi mục lại có một hoạt động khác nhau. Ở mục “View”, mỗi bài nghe đều cho phép bạn học thêm từ mới, trả lời câu hỏi trắc nghiệm và tải bài nghe về máy. Tuy nhiên, những bài nghe ở mục này sẽ không có đoạn văn đi kèm. Mục “Videos” lại tập trung vào những đề tài, câu hỏi chuyên sâu hơn, và cũng bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm để giúp bạn phát triển kĩ năng đọc hiểu…Điểm tuyệt vời của trang này là sự phong phú của đề tài: từ bí quyết đi tham quan New York, âm nhạc Colombia, cuộc sống ở Nhật đến chủ đề kinh tế hay lễ hội.
- Podcast
Podcast hệ thống các bài nghe được cập nhật thường xuyên như một dạng blog nhưng ở dạng âm thanh với rất nhiều chủ đề đa dạng. Người học có thể đăng ký theo dõi và nghe thường xuyên về những chủ đề mà họ quan tâm. Đối với người học tiếng Anh, ESLpod cho tới thời điểm này vẫn là điểm dừng số 1 cho đa số người học trên thế giới. Người học được học miễn phí và có cơ hội hiểu thêm về văn hóa Mỹ. Người học miễn phí truy cập, nhưng có thể phải trả thêm phí nếu muốn truy cập thêm phần chữ (transcript). Nhưng ESLpod mới chỉ là một tỏng vô số những hệ podcast khác nhau được đăng tải thường xuyên qua iTune, một phần mềm Apple. Qua iTune, người học có thể lựa chọn rất nhiều các kênh khác nhau, gồm cả những kênh học tiếng và những kênh giáo dục, giải trí khác.
- Voicetube (www.voicetube.com)
Đây là kênh tiếng Anh cực kỳ tuyệt vời để luyện nghe. Trang web xây dựng những video tiếng Anh chia sẻ về mọi chủ đề thú vị và yêu thích trong cuộc sống. Người học có thể luyện nghe và xem theo dõi engsub ở mỗi video và điều hay nhất ở kênh này đó chính là mỗi một câu tiếng Anh người nói đều được tách riêng ra từng audio, nếu cả đoạn bạn chưa nghe rõ được câu nào thì có thể chọn nghe mỗi câu đó theo cách bạn chọn lựa.
- Newsy (http://www.newsy.com)
Đây là trang web cung cấp các đoạn tin tức ngắn về các chủ đề vô cùng phong phú từ thương mại đến giải trí, từ tình hình nước Mỹ đến quốc tế. Một trong những điều tuyệt vời mà trang web này mang lại đó là mỗi video đều có transcript về nội dung bản tin cho phép người học có thể lựa chọn mình hoạt động nghe hoặc vừa nghe vừa đọc nội dung bản tin. Trang web này còn có ứng dụng trên Iphone, Ipad, Androi và Blackberry rất thuận tiện cho người học.
Với những nguồn tài liệu phong phú và hữu ích trên mạng được đề cập ở trên cả giáo viên và sinh viên có thể sử dụng ở trên lớp và ngoài lớp học để cải thiện các kỹ năng nghe hiểu cho bản thân.
Với những nguồn tài liệu phong phú và hữu ích trên mạng được đề cập ở trên cả giáo viên và sinh viên có thể sử dụng ở trên lớp và ngoài lớp học để cải thiện các kỹ năng nghe hiểu cho bản thân.
- Một số đề xuất trong giảng dạy kỹ năng nghe mở rộng cho sinh viên
Kỹ năng nghe mở rộng rất quan trọng đối với việc phát triển khả năng nghe hiểu lưu loát và cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ khác nên cần được quan tâm và chú trọng hơn nữa trong chương trình giảng dạy ngoại ngữ. Ngoài ra, khi lựa chọn các tài liệu phục vụ nghe mở rộng cho sinh viên, giáo viên nên chú ý tới độ khó của các bài nghe có phù hợp với trình độ của sinh viên hay không, liệu họ có dễ dàng nắm bắt được thông tin của bài nghe không. Sau đó, giáo viên nên giới thiệu về tài liệu nghe này cho sinh viên trước khi họ nghe. Giáo viên cũng cần để ý tới các tốc độ nói để lựa chọn bài nghe phù hợp. Chẳng hạn: đối với sinh viên mới học tiếng Anh hay ở trình độ cơ bản thì giáo viên nên chọn bài nghe có tốc độ nói chậm và bài nghe với tốc độ nói nhanh hơn cho sinh viên ở trình độ nghe hiểu nâng cao. Bên cạnh đó, giáo viên nên áp dụng một số các thủ thuật nhằm tạo ra các ngữ liệu đầu vào dễ hiểu hơn như sử dụng phụ đề ngôn ngữ đích hoặc ngôn ngữ nguồn đối với bài nghe kèm theo hình ảnh. Đối với các bài nghe chỉ có phần âm thanh thì nên lựa chọn nội dung đơn giản gồm các từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp cơ bản.
Giáo viên cũng cần lưu ý việc giảng dạy ngôn ngữ không nên chỉ giới hạn trong khoảng 3 hay 4 tiết học hàng tuần trên lớp mà nên duy trì cả bên ngoài lớp học. Giáo viên và sinh viên có thể áp dụng công nghệ thông tin nhằm giúp cho việc học ngôn ngữ trở nên hiệu quả hơn. Sử dụng internet với các nguồn tư liệu phong phú và thú vị là công cụ lý tưởng để kéo dài thời gian học tập bên ngoài lớp học. Hiện nay, hầu hết sinh viên đều có máy vi tính , điện thoại thông minh, hay máy tính bảng có kết nối internet. Đây là những thiết bị có thể giúp phát triển kỹ năng nghe mở rộng cho họ. Vì thế giáo viên nên giới thiệu, hướng dẫn và khuyến khích sinh viên sử dụng các nguồn tài nguyên phong phú và hữu ích sẵn có trên mạng thông qua các thiết bị này để luyện nghe. Từ đó, họ có thể lựa chọn các bài nghe về chủ đề yêu thích, đồng thời phù hợp với trình độ nhằm nâng cao kỹ năng nghe hiểu cũng như các như các khía cạnh khác của ngôn ngữ.
Kết luận
Nghe mở rộng là phương pháp hữu hiệu giúp nâng cao khả năng nghe lưu loát cho sinh viên. Sử dụng các nguồn tài liệu trên mạng không chỉ cải thiện kỹ năng nghe mở rộng mà còn phát triển cả kỹ năng giao tiếp, vốn từ vựng, kỹ năng phát âm,... cho sinh viên. Ngoài ra, sinh viên có cơ hội lựa chọn các bài nghe mình yêu thích và phù hợp trình độ vì thế sẽ làm tăng động cơ học tập cho sinh viên, từ đó họ sẽ trở nên có ý thức, trách nhiệm với việc tự học và chủ động đưa ra quyết định riêng cho việc học của mình. Tác giả hy vọng những kiến thức liên quan đến nghe mở rộng và sử dụng nguồn tài liệu trên internet nhằm phát triển kỹ năng này được đề cập trong bài viết sẽ hữu ích đối với cả sinh viên và giáo viên trong học và dạy ngoại ngữ.
Bài: Mai Lan Anh - Gv Khoa NN&VHQT
Tài liệu tham khảo
Giáo viên cũng cần lưu ý việc giảng dạy ngôn ngữ không nên chỉ giới hạn trong khoảng 3 hay 4 tiết học hàng tuần trên lớp mà nên duy trì cả bên ngoài lớp học. Giáo viên và sinh viên có thể áp dụng công nghệ thông tin nhằm giúp cho việc học ngôn ngữ trở nên hiệu quả hơn. Sử dụng internet với các nguồn tư liệu phong phú và thú vị là công cụ lý tưởng để kéo dài thời gian học tập bên ngoài lớp học. Hiện nay, hầu hết sinh viên đều có máy vi tính , điện thoại thông minh, hay máy tính bảng có kết nối internet. Đây là những thiết bị có thể giúp phát triển kỹ năng nghe mở rộng cho họ. Vì thế giáo viên nên giới thiệu, hướng dẫn và khuyến khích sinh viên sử dụng các nguồn tài nguyên phong phú và hữu ích sẵn có trên mạng thông qua các thiết bị này để luyện nghe. Từ đó, họ có thể lựa chọn các bài nghe về chủ đề yêu thích, đồng thời phù hợp với trình độ nhằm nâng cao kỹ năng nghe hiểu cũng như các như các khía cạnh khác của ngôn ngữ.
Kết luận
Nghe mở rộng là phương pháp hữu hiệu giúp nâng cao khả năng nghe lưu loát cho sinh viên. Sử dụng các nguồn tài liệu trên mạng không chỉ cải thiện kỹ năng nghe mở rộng mà còn phát triển cả kỹ năng giao tiếp, vốn từ vựng, kỹ năng phát âm,... cho sinh viên. Ngoài ra, sinh viên có cơ hội lựa chọn các bài nghe mình yêu thích và phù hợp trình độ vì thế sẽ làm tăng động cơ học tập cho sinh viên, từ đó họ sẽ trở nên có ý thức, trách nhiệm với việc tự học và chủ động đưa ra quyết định riêng cho việc học của mình. Tác giả hy vọng những kiến thức liên quan đến nghe mở rộng và sử dụng nguồn tài liệu trên internet nhằm phát triển kỹ năng này được đề cập trong bài viết sẽ hữu ích đối với cả sinh viên và giáo viên trong học và dạy ngoại ngữ.
Bài: Mai Lan Anh - Gv Khoa NN&VHQT
Tài liệu tham khảo
- Bozan, E. (2015)The Effects of Extensive Listening for Pleasure on the Proficiency Level of Foreign Language Learners in an Input-based Setting. Retrieved from https://kuscholarworks.ku.edu/bitstream/handle/1808/21594/BOZAN_ku_0099M_14230_DATA_1.pdf?sequence=1
- Chang, A. C., & Millett, S. (2013). The effect of extensive listening on developing L2 listening fluency: some hard evidence. ELT journal, cct052.
- Renandya,W.A.,&Farrell,T.(2011). Teacher, thetape is too fast: Extensive listening in ELT.
- Ucán, J. L. B. (2010). Benefits of using extensive listening in ELT. Personal website.Retrieved from
http://fel.uqroo.mx/adminfile/files/memorias/borges_ucan_jose_luis.pd
- Vo, Y. (2013). Developing extensive listening for EFL learners using Internet resources. Hawaii Pacific University TESOL Working Paper Series 11.