Phát biểu cảm nghĩ về truyện cổ tích “Thạch Sanh”
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về truyện cổ tích "Thạch Sanh" Bài làm Truyện cổ tích "Thạch Sanh" thể hiện hình ảnh một người anh hùng, dũng cảm có trái tim lương thiện, nên được người đời giúp đỡ có được hạnh phúc với công chúa. Thạch Sanh là nhân vật anh hùng, có khả ...
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về truyện cổ tích "Thạch Sanh"
Bài làm
Truyện cổ tích "Thạch Sanh" thể hiện hình ảnh một người anh hùng, dũng cảm có trái tim lương thiện, nên được người đời giúp đỡ có được hạnh phúc với công chúa. Thạch Sanh là nhân vật anh hùng, có khả năng và sức mạnh phi thường có thể giết chằn tinh, đại bàng, và đánh tan quân giặc.
Anh chính là ước mơ của người nông dân Việt Nam muốn có một vị anh hùng tài giỏi tốt bụng bảo vệ dân lành.
Thạch Sanh vốn là con của Ngọc Hoàng nhưng được đưa xuống hạ giới làm con của một gia đình bình dân, rồi chẳng may cha mẹ của anh qua đời, bỏ anh sống một mình không nơi nương tựa dưới gốc đa.
Cuộc sống tự lập từ nhỏ nên Thạch Sanh vô cùng anh dũng, có sức mạnh hơn người cứng chắc kiên cường như núi đá. Rồi một hôm anh gặp Lý Thông một tên bán rượu nhìn thấy Thạch Sanh sống lủi thủi có một mình dưới gốc đa không người thân thích hắn âm mưu kết nghĩa huynh đệ với Thạch Sanh nhằm tận dụng nguồn lao động, biến anh thành nô lệ không công cho nhà mình.
Nhưng Thạch Sanh vốn là người cả tin, lương thiện, do anh quanh năm chỉ sống một mình, nên rất thèm có người thân. Thạch Sanh tưởng rằng Lý Thông yêu quý mình thật lòng nên đã tin lời hắn kết nghĩa anh em rồi về nhà hắn ở.
Năm đó, trong làng có một con chằn tinh gian ác, hoành hành người dân, khiến cho dân chúng vô cùng lo lắng thường xuyên phải nộp gà, lợn, và người cúng tế cho nó. Lần đó, tới lượt Lý Thông đi nộp mạng cho chằn tình, hắn lừa Thạch Sanh đi vào miếu hoang thay mình, để cho Thạch Sanh chết thay hắn. Nhưng mà Thạch Sanh khỏe mạnh không những không bị chằn tinh ăn thịt, mà Thạch Sanh còn giết được chằn tinh, chặt đầu mang về.
Lý Thông thấy vậy muốn cướp công của Thạch Sanh nên lừa anh trốn vào rừng sâu đừng ra ngoài vì con chằn tinh đó chính là vật nuôi của nhà Vua. Hắn âm mưu đuổi Thạch Sanh trở lại gốc đa tránh xa dân làng để lấy công lao Thạch Sanh nhận làm của mình. Một âm mưu thâm độc, thể hiện tâm tính của kẻ chuyên lừa đảo xảo quyệt.
Sau khi Thạch Sanh đi Lý Thông thành anh hùng giết chằn tinh được phong chức quận công, có nhà cao cửa rộng, trong nhà của người hầu kẻ hạ. Hắn vô cùng hài lòng. Nhưng hắn vui mừng không bao lâu thì công chúa Quỳnh Nga con gái nhà vua bị đại bàng tinh bắt mất, Lý Thông phụng mệnh nhà vua đi cứu công chúa ở hang sâu, hắn lo lắng vô cùng.
Trong lúc đại bàng bắt công chúa Quỳnh Nga, không may Thạch Sanh nhìn thấy nên ra tay bắn đại bàng bị thương, Thạch Sanh theo vết máu tìm tới tận hang sâu của đại bàng nhằm cứu cô gái lạ kia thì gặp được người anh kết nghĩa Lý Thông.
Lý Thông âm mưu lợi dụng Thạch Sanh lần nữa hắn lừa chàng xuống hang sâu cứu công chúa, rồi khi Thạch Sanh cứu được công chúa rồi hắn liền đóng cửa hang của đại bàng lại không cho Thạch Sanh thoát ra ngoài một mình đưa công chúa về cung nhận thưởng.
Còn lại một mình trong hang sâu không thoát được Thạch Sanh buồn lắm nhưng anh lại gặp con vua Thủy Tề trong hang đã cứu được nàng rồi cả hai cùng thoát ra ngoài. Để báo đáp ơn cứu mạng con gái mình vua Thủy Tề tặng Thạch Sanh một cây đàn thần, tiếng đàn vô cùng ai oán, thê lương, làm rung động lòng người.
Nhờ tiếng đàn thần mà công chúa nghe được tìm thấy Thạch Sanh, công chúa kể hết cho vua cha nghe việc Thạch Sanh cứu mình như thế nào, còn Lý Thông chẳng có thành tích công lao gì. Nhà vua tức giận định chém Lý Thông nhưng Thạch Sanh nhân hậu đã xin tha mạng cho hắn, nhưng hắn và mẹ mình trên đường về quê nhà đã bị sét đánh chết như một sự quả báo cho những tội ác mà hắn gây ra.
Còn Thạch Sanh được gả công chúa trở thành phò mã của vua, rồi khi giặc xâm lược nước ta, Thạch Sanh đã giúp vua đánh tan quân giặc bình định đất nước, cho người dân một cuộc sống bình yên hạnh phúc.
Thạch Sanh là một nhân vật lương thiện đại diện cho người tốt, cho ước mơ của người nông dân Việt Nam muốn có một vị anh hùng tài giỏi bảo vệ người dân. Cuộc chiến đấu giữa Thạch Sanh và Lý Thông là cuộc chiến tranh giữa cái thiện và cái ác, trong đó người hiền sẽ gặp lành, còn kẻ ác phải chịu hình phạt đích đáng.
Đông Thảo