Bình luận câu nói ” Không thầy đố mày là nên”
Đề bài: Bình luận câu nói " Không thầy đố mày là nên" Bài làm Từ thời xa xưa nước ta cũng đã có tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo chính vì vậy những câu nói về tinh thần hiếu học, trọng thầy trọng bạn được nhắc nhiều trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ như "Muốn sang ...
Đề bài: Bình luận câu nói " Không thầy đố mày là nên"
Bài làm
Từ thời xa xưa nước ta cũng đã có tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo chính vì vậy những câu nói về tinh thần hiếu học, trọng thầy trọng bạn được nhắc nhiều trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ như "Muốn sang thì bắc cầu Kiều. Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy".
Hoặc như câu nói " Nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Một chữ cũng là thầy mà nửa chữ cũng là thầy. Hay câu nói "không thầy đố mày làm nên" nhằm nói tới công lao to lớn của người thầy giáo với sự nghiệp trồng người của cả dân tộc.
Không thầy đố mày làm nên vì sao? Vì trong sự nghiệp học tập, lớn lên của chúng ta, nếu muốn trở thành người tài giỏi có ích cho gia đình xã hội góp sức lực nhỏ bé của mình để xây dựng đất nước thì chúng ta cần phải học tập, tích lũy nhiều kinh nghiệm và kiến thức rồi áp dụng nó trong thực tiễn cuộc sống có như vậy mới có thể thành công.
Để có kiến thức chúng ta phải học tập, học trong mọi lĩnh vực, từ học ăn, học nói, học gói học mở….Việc gì trong cuộc sống chúng ta cũng cần phải học tập, và khi học chúng ta cần phải có thầy cô giáo, sư tổ, sư mẫu, những người truyền dạy cho chúng ta để chúng ta có thể hiểu biết, có kiến thức về lĩnh vực mà mình muốn học.
Chính vì vậy, ông bà ta thường nói rằng "không thầy đố mày làm nên", bởi không có thầy cô giáo chỉ bảo, chia sẻ, dạy dỗ những kiến thức kinh nghiệm sống, những kiến thức uyên bác trong sách vở và cuộc sống thì chúng ta những cái đầu non nớt trẻ thơ làm sao trở thành người trưởng thành, trở nên ông nọ bà kia, thành những người có ích trong xã hội.
Nghề thầy giáo, được người đời tặng cho những từ ngữ vô cùng đáng kính trọng, thể hiện sự yêu mến tôn kính toàn xã hội đó chính là sự nghiệp trồng người. Biết bao nhân tài trong cuộc sống đều phải trưởng thành từ những học trò nhỏ, rồi quá trình rèn luyện học tập mà họ trở thành những con người uyên bác những nhà khoa học, giáo sư, lãnh tụ, chính trị gia, không ai là không phải đi học, không ai là không từng có những thầy cô giáo truyền đạt dạy dỗ cho mình từng những chữ cái đầu tiên.
Chính vì vậy mà có thể nói chính xác rằng "Không thầy đố mày làm nên" không có những thầy cô giáo những con người cực kỳ quan trọng truyền đạt cho chúng ta những kiến thức bao la từ khi còn ngây ngô cầm bút, cầm phần thì làm gì có những nhà khoa học, những giáo sư, tiến sĩ, những nhà chính trị gia đại tài làm thay đổi lịch sử của dân tộc. Tất cả đều có những người thầy cô dìu dắt để có thể thành đạt như ngày hôm nay.
Chính nhờ có những người thầy cô giáo chỉ đường dẫn lối cho con người tìm thấy những kiến thức tốt nhất và nhanh chóng nhất mà con người có thể rút ngắn thời gian tìm hiểu cuộc sống của mình, có thể nhanh chóng tiến lên tìm tòi sáng tạo ra những cái mới, tạo bước đột phá cho toàn nhân loại.
Những người thầy người cô còn dạy cho chúng ta không chỉ kiến thức trong sách vở những tri thức cao siêu, mà còn dạy dỗ chúng ta những bài học làm người cách đối nhân xử thế trong cuộc sống, làm sao để sống có đạo đức, hướng thiện, sống có ích, có ước mơ hoài bão không sống hoài sống phí, biết kính trên nhường dưới, tôn sư trọng đạo.
Đối với truyền thống sự nghiệp giáo dục của nước ta một đất nước luôn coi trọng những người thầy cô những con người làm sự nghiệp trồng người cao quý. Thì thầy cô giáo không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà chính là cha mẹ của học trò, dạy học trò kiến thức dạy học trò lễ nghĩa.
Việc học trò kính trọng thầy cô giáo, tôn sư trọng đạo là một việc nên làm, thể hiện tính đạo đức của con người cần có trong cuộc sống.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại có nhiều bạn học sinh quên đi công lao dạy dỗ của thầy cô giáo mình, thiếu thái độ tôn trọng, lễ phép với thầy cô, thậm chí nhiều học sinh còn dám đánh lại thầy cô giáo thể hiện sự suy đồi xuống cấp của đạo đức con người trong lối sống hiện đại.
Ngoài ra, cũng có nhiều thầy cô giáo chưa sống đúng vai trò của mình, chưa thật sự làm gương tốt cho học trò. Nhiều thầy giáo có gia đình rồi nhưng lại đi yêu học trò của mình, thể hiện sự xuống cấp của một số bộ phận giáo viên hiện nay. Nhiều cô giáo đi dạy mà mặc quần áo không đúng với môi trường sư phạm mặc trang phục quá hở hang đánh mất đi hình tượng người giáo viên đáng kính trong lòng học trò của mình.
Nhưng dù thời đại nào thì câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" vẫn luôn luôn có giá trị riêng của nó, vẫn là một câu nói hoàn toàn đúng đề cao vai trò của người thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục vô cùng quan trọng.
Một người thầy cô giáo tốt sẽ tạo ra nhiều thế hệ học trò tốt và xuất sắc. Đó chính là những mầm non tương lai của đất nước làm cho đất nước này từng bước đi lên.
Đông Thảo