28/05/2017, 19:37

Phân tích Tư tưởng và tình cảm trong tác phẩm văn học – Lớp 12

Đề bài: Phân tích Tư tưởng và tình cảm trong tác phẩm văn học – Lớp 12. Một tác phẩm phải bao gồm nội dung và nghệ thuật nhưng hai yếu tố trên chỉ là phương thức để truyền tải tư tưởng và tình cảm mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà từng nói: “Nghệ thuật bao ...

Đề bài: Phân tích Tư tưởng và tình cảm trong tác phẩm văn học – Lớp 12. Một tác phẩm phải bao gồm nội dung và nghệ thuật nhưng hai yếu tố trên chỉ là phương thức để truyền tải tư tưởng và tình cảm mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà từng nói: “Nghệ thuật bao giờ cũng là lời nói tình cảm của con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư” hay Bùi Huy Ích cũng khẳng định rằng: “Văn chương là tiếng nói của con ...

Đề bài: Phân tích Tư tưởng và tình cảm trong tác phẩm văn học – Lớp 12.


Một tác phẩm phải bao gồm nội dung và nghệ thuật nhưng hai yếu tố trên chỉ là phương thức để truyền tải tư tưởng và tình cảm mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà từng nói: “Nghệ thuật bao giờ cũng là lời nói tình cảm của con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư” hay Bùi Huy Ích cũng khẳng định rằng: “Văn chương là tiếng nói của con tim”, Bùi Ngọc Quy: “Tình ấy gốc văn, tình chật hẹp thì văn kia cứng xác”. Qua những ý kiến trên ta có thể thấy được vai trò quan trọng của hai yếu tố tư tưởng và tình cảm trong tác phẩm.


Trước hết là mặt tư tưởng của tác phẩm. nhà văn nhà thơ không chỉ là đơn giản là chức danh đó mà họ còn là những nhà tư tưởng. Tư tưởng trong tác phẩm là những suy tư, trăn trở của tác giả về một phạm vi đời sống hiện thực, là những câu hỏi day dứt cất lên mong muốn có câu trả lời. Mỗi người nghệ sĩ văn chương đều gửi gắm những tư tưởng của mình vào trong tác phẩm để cải tạo xã hội. Nội dung tác phẩm chỉ ra hiện thực khách quan, những mặt xấu, tiêu cực của xã hội và cả những mặt tốt của nó để hướng tới những nhìn nhận của chính con người và xã hội, và từ đó đi tới hướng cải thiện xã hội phát triển theo hướng tốt hơn. Từ đó có thể thấy được sứ mệnh cao cả của văn chương, nó giúp con người nhận thức và sống tích cực hơn. Nhà văn với vai trò là người khám phá ra bản chất sự vật hiện tượng hay bản chất con người, nhìn nhận những vấn đề quan trọng như chiến tranh và hòa bình, nhân sinh, đạo đức, quy luật phát triển của xã hội. Từ đó đặt câu hỏi cho toàn bộ người đọc cách để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ví dụ như Hồ Chí Minh sáng tác Nhật kí trong tù không chỉ để giải bày hoàn cảnh khó khăn của bản thân mình trong chốn lao tù mà còn thể hiện tư tưởng không chịu khuất phục trước hoàn cảnh khó khăn, tinh thần phải cao, ý chí phải vững thì mới có thể đững vững được trên đường đời đầy sóng gió kia. Hay Xuân Quỳnh cũng muốn thể hiện tư tưởng ca ngợi tình yêu đôi lứa, ca ngợi những ước nguyện yêu một cách chân thành trong tình yêu.


Tác phẩm không chỉ có tư tưởng mà còn có tình cảm của tác giả, những nhà thơ nhà văn gửi gắm những tâm tư tình cảm cá nhân của mình vào trong tác phẩm. Không chỉ vậy, họ xây dựng tác phẩm dựa trên tình cảm và người đọc cũng cảm nhận tiếp nhận tác phẩm dựa trên tình cảm. Nếu không có tình cảm thì tác phẩm ấy không thể nào tồn tại được. Những tác phẩm khi ra đời phải chạm đến trái tim của người đọc, giống như một bài hát chạm đến trái tim con người. Người đọc sẽ cảm tác phẩm bằng những tình cảm vốn có của mình, yêu hay ghét nhân vật này, đồng cảm hay căm phẫn với nhân vật khác. Văn chương có sức mạnh làm rung động những trái tim lạnh giá nhất.

tu tuong va tinh cam trong tac pham van hoc

Ở mỗi tác phẩm, mỗi nhân vật người ta có thể bắt gặp mình trong đó để cảm thấy mình như thế là đún hay sai, là tốt hay xấu và cái đích cuối cùng là nhận thức và hướng tới hoàn thiện nhân cách con người. Nhà thơ Xuân Diệu viết bài thơ Vội Vàng bằng cả một tình yêu thiện nhiên cuộc sống, tình yêu ấy lớn đến nỗi khiến ông muốn sống một cách vội vã để có tận hưởng hết những vị ngọt của trần gian. Người đọc cảm thơ qua từng hình ảnh màu sắc và rút ra ý nghĩa. Từ đó sẽ xây dựng trong mình về tình yêu thiên nhiên cuộc sống, nhà thơ có vai trò giúp cho người đọc có một cách nhìn đẹp hơn về thiên nhiên. Những thứ luôn sẵn có bên cạnh ta những ta lại bỏ quên nó hoặc cảm nhận được nhưng không diễn tả được.


Như vậy có thể thấy tư tưởng và tình cảm là hai yếu tố quan trọng trong một tác phẩm văn học. Người nghệ sĩ văn chương không chỉ đóng vai trò là nhà văn nhà thơ mà còn là nhà tư tưởng và nhà tâm lý. Một tác phẩm văn chương phải chạm đến những rung động của trái tim con người và có những tư tưởng tốt đẹp giúp con người nhận thức hiện tượng sự vật và sống một cách tốt đẹp hơn.

 

0