28/05/2017, 19:37

Cắt nghĩa câu nói “Hãy làm phải, và mặc người ta nói”

Đề bài: Cắt nghĩa câu nói “Hãy làm phải, và mặc người ta nói” Theo anh chị có nên lúc nào cũng nên coi thường dư luận hay không. Bài làm: Để cắt nghĩa câu nói “Hãy làm phải, và mặc người ta nói” có lẽ sẽ khiến nhiều người khó hiểu. Tuy nhiên, chắc hẳn ai chúng ta cũng nhớ ...

Đề bài: Cắt nghĩa câu nói “Hãy làm phải, và mặc người ta nói” Theo anh chị có nên lúc nào cũng nên coi thường dư luận hay không. Bài làm: Để cắt nghĩa câu nói “Hãy làm phải, và mặc người ta nói” có lẽ sẽ khiến nhiều người khó hiểu. Tuy nhiên, chắc hẳn ai chúng ta cũng nhớ câu chuyện đẽo cày giữa đường mà cha ông ta truyền miệng lại lại. Đó chính là minh chứng cho việc chúng ta không vững vàng luôn bị xoay chuyển theo ý kiến của xung ...

Đề bài: Cắt nghĩa câu nói “Hãy làm phải, và mặc người ta nói” Theo anh chị có nên lúc nào cũng nên coi thường dư luận hay không.

Bài làm:

tindon4-3-e1bc1

Để cắt nghĩa câu nói “Hãy làm phải, và mặc người ta nói” có lẽ sẽ khiến nhiều người khó hiểu. Tuy nhiên, chắc hẳn ai chúng ta cũng nhớ câu chuyện đẽo cày giữa đường mà cha ông ta truyền miệng lại lại. Đó chính là minh chứng cho việc chúng ta không vững vàng luôn bị xoay chuyển theo ý kiến của xung quanh và rồi cuối cùng chúng ta sẽ không làm được gì hết. Vì vậy, chỉ cần lòng mình cho là đúng không trái với luân thường đạo lý thì dù ai chê trách, phán xét hay nói gì chúng ta hãy giữ vững lòng tin để đi đến cùng sự việc.

Ông bà ta cũng từng nói “Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiếng ba chân”. Chúng ta đều hiểu rằng nếu nhiều người cùng góp ý một sự việc sẽ giúp chúng ta có góc nhìn đa chiều hơn về sự việc ấy và những người ngoài cuộc bao giờ cũng có góc nhìn khách quan và sáng suốt hơn ta. Nhưng cũng chính vì người ngoài nên họ không thể hiểu sâu bản chất sự việc bằng người trong cuộc nên đôi khi đưa ra những phán đoán hấp tập theo thanh khiến, phong tục hay đơn giản là sự yêu ghét của bản thân mình mà đôi khi thiếu sự công bằng thật sự.  Và chính những làn sóng bình phẩm đó càng lớn, càng rộng bao nhiêu thì sự thiếu công minh, hồ đồ lại càng nặng nề bấy nhiêu.

Chúng ta hãy lấy ví dụ về đám cưới của người Việt cho dễ hình dung. Ngày xưa phong tục cưới hỏi của người Việt rất rườm ra phải là cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Những cô gái cãi lời cha mẹ để đến với người mình yêu mà không môn đăng hộ đối thì bị cả xã hôi chê trách, nói nặng nói nhẹ. Nhưng sống với người mình yêu có gì là sai? Sự thay đổi của xã hội và những định kiến của dư luận sẽ có sự thay đổi tại sao phải tự làm khổ mình? Tại sao không dám đấu tranh vì những điều đó? Tại sao chỉ vì dư luận mà phải làm những việc mà mình biết là đúng? Chúng ta không nên coi rẻ chiều đời và nhân cách gió chiều nào xoay chiều nấy mà phải vững chắc với lý tưởng của mình.

Nhưng cũng không thể vì điều đó mà chúng ta cố chấp khinh hẳn dư luận không quan tâm đến những điều người khác nói. Có nhiều trường hợp chúng ta nghĩ mình đúng nhưng tất cả mọi người đều đồng lòng nói ngược lại thì chúng ta cũng cần phải bình tĩnh suy xét trước sau để xem đâu là đúng đâu là sai. Và sai ở chỗ nào để sửa và khắc phục cho đúng với cái lý thuyết mà ta mang.

Còn nếu may mắn dư luận đồng tình với ý kiến của ta, có lý nào ta lại coi khinh miệng thế. Làm việc mà có nhiều người ủng hộ bao giờ chẳng vui thích hơn là bị phỉ bắng ghét bỏ? Mặc dù chúng ta đều làm điều “thiện”, điều “hay” đều là vì xã hội vì lý tưởng cá nhân ta cho là đúng chứ không phải là mong ước được tung hô, bình phẩm khen ngợi, nhưng đấy chính là động lực khích lệ để ta làm những việc tốt ngày càng nhiều hơn.  Không những vậy một mình ta làm thì việc “thiện” và “hay” sẽ thật ít nếu chúng ta có được nhiều người bạn đời ủng hộ ta thì sẽ có nhiều hơn những người ủng hộ ta để từ đó ta có thể nhân rộng lý tưởng của ta đến với mọi người.

Chưa kể đến việc dù chúng ta làm điều phải nhưng thái độ “bất chấp dư luận” lại thể hiện một tính cách kiêu ngạo dễ nảy sinh những điều không tốt. Dư luận còn là dây đai bảo vệ giúp chúng ta biết cách hạn chế, tự kiểm soát mình tránh sự tự tin thái quá đưa đến những sai lầm lớn ảnh hưởng đến cuộc đời mình. Và trên hết nếu ta khinh ghét coi thường dư luận thì ta sẽ bị dư luận trả thù. Khi ấy dù ta làm điều phải điều hay những sẽ gây thù với không ít người và họ trẽ cản trở công việc của ta.

Từ những điều trên ta có thể thấy rằng dư luận là một sức mạnh lớn để từ đó ta biết mình là ai và cần làm gì. Ta chính là chủ còn dư luận là khách, chủ không nô lệ khách, nhưng cũng không khinh khách, đến nỗi đóng cửa đuổi đi những cũng cần biết được những điều nào khách nói thì nghe điều nào thì không để luôn giữ vững lý tưởng của mình.

 

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

Cắt nghĩa câu nói “Hãy làm phải, và mặc người ta nói”

Cắt nghĩa câu nói “Hãy làm phải, và mặc người ta nói” Theo anh chị có nên lúc nào cũng nên coi thường dư luận hay không.

Anh chị hãy cắt nghĩa câu nói  “Hãy làm phải, và mặc người ta nói”

Anh chi hay cat nghia cau noi "hay lam phai va mac nguoi ta noi"

 

0