Bút pháp nghệ thuật trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là bút pháp tả thực hay lãng mạn?
Đề bài: Bút pháp nghệ thuật trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là bút pháp tả thực hay lãng mạn? So sánh với bài thơ Đồng chí của Chính Hữu để làm rõ bút pháp trên. Bài làm: “Có một bài ca không bao giờ quên” đó là những năm tháng hào hùng đầy khí thế của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ...
Đề bài: Bút pháp nghệ thuật trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là bút pháp tả thực hay lãng mạn? So sánh với bài thơ Đồng chí của Chính Hữu để làm rõ bút pháp trên. Bài làm: “Có một bài ca không bao giờ quên” đó là những năm tháng hào hùng đầy khí thế của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống Pháp, chống Mỹ vĩ đại. Và cũng chính trong những ngày tháng đó đã xây dựng nên những bản tình cảm về những người lính – Con người đẹp nhất của thời đại, người con trung hiếu ...
Đề bài: So sánh với bài thơ Đồng chí của Chính Hữu để làm rõ bút pháp trên.
Bài làm:
“Có một bài ca không bao giờ quên” đó là những năm tháng hào hùng đầy khí thế của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống Pháp, chống Mỹ vĩ đại. Và cũng chính trong những ngày tháng đó đã xây dựng nên những bản tình cảm về những người lính – Con người đẹp nhất của thời đại, người con trung hiếu của nhân dân . Hai trong những tác phẩm về người lính được sáng tác vào khoảng 1945 – 1975 đã xây dựng nên những tượng đài về người lính chính là “Tây tiến” của Quang Dũng và “Đồng chí” của Chính hữu.
Tây Tiến – Quang Dũng
Đọc hai tác phẩm chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, tác giả đã dùng cảm hứng hiện thực kết hợp với bút pháp hiện thực nhằm tô đậm cái bình thường, cái thường thấy, cái có thật… Mang đến cho người đọc hình ảnh người lính nông dân mộc mạc, giản dị, gắn bó tự nhiên trong tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng.
Ngược lại, trong bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã dùng cảm hứng lãng mạn với bút pháp lãng mạn nhằm tô đậm cái đặc biệt, cái phi thường, cái đẹp ở xứ lại phương xa…đã xây dựng nên hình ảnh người lính tiểu tư sản học sinh Hà Nội kiêu hùng hào hoa ở chiến trường Tây Tiến ác liệt.
Ờ bài thơ “Tây Tiến”, tác giả muốn lôi cuốn người đọc theo những đợt sóng tào của tưởng tượng và cảm xúc. Hưng câu thơ trong bài đều giàu chất tạo hình, tạo nhạc thật khác thường. Qua ngòi bút lãng mạn người lình Tây Tiến hiện lên rất cam trường những cũng rất mực hòa hoa.
“ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
Bằng ngòi bút sắc sảo Quang Dũng đã làm sống lại khung cảnh chiến trường ác liệt và dữ dội không chỉ ở độ cao, độ sâu mà còn ở sự vắng lặng hoang sơ, không chỉ có kẻ thù nơi biên giới mà còn có cả “mường hịch cọp trêu người.”
Nhưng trên tất cả các anh vẫn chiến đấu và chiến thắng trước mọi khó khăn gian khổ. Những bước đi của anh thật đẹp thật kỳ vĩ như những bước đi của thánh gióng mẹ kể ngày xưa. Ngòi bút của Quang Dũng đã khéo léo tả cái “bi” nhưng lại nói lên được cái “tráng” đẹp hơn lên tựa như lối “vẽ mây, nảy trăng” vậy.
Ngược lại ở bài “Đồng chí” hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ lại được hiện ra với vẻ chân thật giản dị. những câu thơ hầu như để mộc, không trang điểm, không gọt rũa ngôn tư. Hình ảnh bình dị ấy, như được đưa thẳng từ đời thực vào thơ, không hề có dấu hiệu của sự ước lệ hay cổ điển. Bằng cách này, Chính Hữu đã khắc họa thành công chất hiền lành, tình nghĩa mộc mạc mà dung dị của tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng của những người nông dân áo vải:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Không mang nét bi tráng “một đi không trở lại” của người lính Tây Tiến, nhưng tấm lòng của anh đối với quê hương đất nước thật cảm động:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không để mặc gió lung lay”
Ở nơi kháng chiến, người lính nông dân có chung quê hương vất vả, đói nghèo, chung tình giai cấp, chung lý tưởng sống và mục đích sống. Để từ những cái chung ấy học đã gắn bó keo sơn bền vững nối cuộc đời người lính với nhau thành hai tiếng Đồng đội. Từng lời thơ mang màu sắc tươi tắn và tạo nên nhịp sống của những người chiến sĩ cách mạng.
Khác với những người lính nông dân, nhưng người lính tiểu tư sản trong thơ Quang Dũng lại mang vẻ đẹp thật dị thường:
“Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
Diện mạo người lính hiện ra thật dị thường: Rụng tóc, vì sốt rét rừng, đói ăn thiếu thôi nên da xanh như tàu lá. Nhưng mọi điều đó không làm nhụt đi ý chí của người chiến sỹ, ngược lại còn kiên cường bất khuất hơn “dữ oai hùm”. Ý thơ có sự tương phản giữa hình ảnh xanh xao tiều tụy về bệnh tật với ý chí kiên định, vững như bàn thạch của người lính. Từng câu thơ như tôn thêm ánh hào quang cho phẩm chất người lính Tây Tiến.
Họ sống đã phi thường, chết còn phi thường hơn:
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Bằng ngòi bút lãng mạn, Quang Dũng đã bất tử hóa cái chết của những người lính. Anh dùng từ “về đất” như muốn nói rằng các anh đã hòa mình vào non sông nước Việt. Mang đến cho các anh một cái chết lẫm liệt và tỏa ánh hào quang. Những câu thơ nói đến mất mát hi sinh nhưng lại không hề bi thảm, ngược lại nó nâng hình ảnh người lính lên một tầm cao hơn của thời đại. Anh ra đi, quê hương ôm anh vào lòng, sống núi tấu lên “khúc độc hành” đưa anh về với đất mẹ. Thử hỏi còn cái chết nào đẹp hơn thế?
Những người lính Tây Tiến đâu chỉ có can đảm và lòng dũng cảm. Mang đậm chất con người Hà Nội nên học có một tâm hồn lãng mạn, tài hoa. Sống giữa thiên nhiên khắc nghiệt người lính vẫn nhận ra nét hùng vĩ mà rất đỗi nên thơ của rừng núi Tây Bắc. Trên những nẻo đường hành quân vất vả các anh vẫn phóng tầm mắt nhìn xuống những thung lũng phú kín trong mưa để ngắm nghía những ngôi nhà thấp thoáng ẩn hiện sau làn mưa mỏng “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Rồi cả những sợi khói chiều những “cơm nếp xôi” của bàn tay giá Mai Châu làm ấm lòng người chiến sỹ và để lại cho họ nhiều kỷ niệm khó quên.
Đặc biệt, các ảnh còn tổ chức những đêm hội đuốc hoa rực rỡ, thắm thiết tình quân dân như chẳng hề có chiến tranh ở nơi đây. Bằng những nét vẽ mềm mại tinh tế của ngòi bút lãng mạn, Quang Dũng đã nâng tâm hồn người lính bay bổng trong khung cảnh Tây Bắc thơ mộng duyên dáng và tình tứ:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc, hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
…
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Ngược lại với nét hào hoa của người lính Tây Tiến, những người lính nông dân lại hiện lên giữa những khó khăn bình dị của cuộc sống đơn thường:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có hai mảnh vá
Miệng cười buốt gía
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Chính Hữu đã khắc họa hiện thực khó khăn mà người lính gặp phải. Những đó không phải là điều chủ yếu mà nhà thơ muốn nói đến. Cái nói đến ở đây là vẻ đẹp tâm hồn người lính ở nơi phát ra vầng ánh sáng lung linh chính là tình đồng đội, tình đồng chí. Ôi ấm áp biết mới cái xiết tay của đồng đội lúc gian khó. “miệng cười buốt giá” động viên nhau xua đi cái lạnh lẽo giá rét của thời tiết. Những câu thơ giản dị nhưng lại có sức lay động sâu xa lòng người đọc chúng ta. Từ sự bình thường, hình ảnh người lính của Chính Hữu vẫn ánh lên được vẻ đẹp rực rỡ của lý tưởng, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc.
Qua đây chúng ta có thể thấy được những nét điển hình trong phong cách thơ của hai tác phẩm. Với Tây Tiến đó là sự hào hùng bi tráng và mang nhiều màu sắc biểu tượng, còn với Chính Hữu sức mạnh đến từ sự chất phác giản dị đã làm nên người lính.
Với cảm hứng khác nhau, bút pháp khác nhau nhưng cả hai nhà thơ đã tạo được những tượng đài người lính cụ Hồ. Họ đều là những người con yêu nước, vì Tổ quốc sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ, sinh mạng cho quê hương đất nước. Mỗi bài thơ đều mang đến cho chúng ta một góc nhìn, chúng bổ sung cho nhau để tạo nên vẻ đẹp chung của anh bộ đội Cụ Hồ, góp phần hoàn chỉnh một gương mặt đẹp trong thơ kháng chiến.
TỪ KHOA TÌM KIẾM
Phân tích bút pháp nghệ thuật trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Bút pháp nghệ thuật trong bài thơ Đồng chí của Chính hữu
But phap nghe thuat trong bai tho dong chi cua Chinh Huu