Suy nghĩ về bệnh “nói dối”
Đề bài: Anh chị hãy nêu suy nghĩ của mình về bệnh “nói dối” Bài làm: Lời nói là cách để con người giao tiếp với nhau, để từ đây hiểu nhau hơn và cùng nhau phát triển xã hội. Lời nói cũng chính là cách để truyền đến nhau những thông tin, cảm xúc của mình đến với người khác. Nhưng chính ...
Đề bài: Anh chị hãy nêu suy nghĩ của mình về bệnh “nói dối” Bài làm: Lời nói là cách để con người giao tiếp với nhau, để từ đây hiểu nhau hơn và cùng nhau phát triển xã hội. Lời nói cũng chính là cách để truyền đến nhau những thông tin, cảm xúc của mình đến với người khác. Nhưng chính vì điều này mà bên cạnh những lời nói thật, con người ta luôn tồn tại cả những lời nói dối. Và nhiều người nói dối nhiều đến mức trở thành “bệnh”. Bệnh ...
Đề bài: Anh chị hãy nêu suy nghĩ của mình về bệnh “nói dối”
Bài làm:
Lời nói là cách để con người giao tiếp với nhau, để từ đây hiểu nhau hơn và cùng nhau phát triển xã hội. Lời nói cũng chính là cách để truyền đến nhau những thông tin, cảm xúc của mình đến với người khác. Nhưng chính vì điều này mà bên cạnh những lời nói thật, con người ta luôn tồn tại cả những lời nói dối. Và nhiều người nói dối nhiều đến mức trở thành “bệnh”.
Bệnh nói dối
Nói dối thì chắc hẳn ai cũng nói dối ít nhất một vài lần. Bản chất của những lời nói dối không hẳn là quá xấu. Ông bà ta có câu “chim khôn kêu tiếng rảnh rang người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” cũng là có ý khuyên chúng ta cần phải biết lựa lời, cẩn trọng trong lời nói của mình. Vì đôi khi những lời nói thẳng nói thật còn khiến người khác khó chịu và đau lòng hơn những lời nói dối. Nói dối là cách để người ta tránh đi sự thật tàn nhẫn mà không muốn dối diện ngay lúc này. Nói dối là cách để đối phương cảm thấy vui, nói dối để bắt đầu một câu chuyện thú vị và làm quen một người bạn mới. Đó là những lời nói dối vô hại, những lời nói dối có ích. Tuy nhiên thì khi chúng ta nói dối quá nhiều thì mọi việc lại trở thành một con người bội tín và không được ai tin tưởng.
Nói dối đã trở thành bệnh của toàn xã hội. Chúng ta nói dối để trốn học đi chơi điện tử. Nói dối để xin tiền cha mẹ đi chơi. Nói dối để tránh những lời trách mắng, nói dối để che đi con người thật của mình… "GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, giám đốc trung tâm Văn hóa học lí luận và ứng dụng (ĐHQG TP.HCM) đã công bố kết quả của một cuộc điều tra xã hội học cho thấy: ”Tỉ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp 1 là 22%, cấp 2 là 50%, cấp 3 là 64% và sinh viên là 80%”. Từ những số liệu trên ta có thể thấy là càng lớn thì con người ta nói dối càng nhiều. Càng lớn chúng ta càng sợ nói thẳng nói thật và tìm cách trốn trán, lừa dối nhau bằng những lời nói dối. Điều đó thật là nguy hiểm.
Nói dối quá nhiều khiến chúng ta mất đi sự tín nhiệm của những người xung quanh. Tự mình làm mất đi nhân cách và tư chất của một con người. Nói dối trong công việc khiến bạn mất đi sự tin tưởng của những người đồng nghiệp khi mọi người nhanh chóng phát hiện ra sự thật đằng sau những lời nói dối.
Xã hội ngày càng phát triển thì con người ta lại càng xa cách nhau hơn. Vòng xoáy của đồng tiền đã khiến nhiều gia đình không đủ thời gian để quan tâm đế nhau. Chúng ta mải miến đi tìm những giá trị ảo mà quên đi đời sống thực. Lên mạng nhiều bạn khoe những bức hình đẹp lunh linh, khai gian tuổi tác, nói dối về công việc học vấn gia đình….Mà nói theo ngôn ngữ của giớ trẻ chính là “sống ảo”. Điều này khiến các bạn chìm đắm và con người hào nhoáng mà mình tự bịa đặt trên mạng mà quên đi cuộc sống thật bên ngoài.
Nói dối có thể khiến chúng ta đạt được nhiều thuận lợi, mang đến nhiều sự quan tâm lúc ban đầu nhưng liệu rằng ai còn tín nhiệm giao công việc quan trọng cho một người chuyên nói dối về năng lực của mình. Liệu bạn có thể tự tin bước ra thế giới ảo để sống và gặp mọi người trong thể giới thức khi bạn đã nói dối mọi thứ về bản thân mình.
Hãy thử hình dung xem nếu cả nhân loại này đều chìm trong sự dối trá lừa lọc thì chúng ta sẽ luôn nghi ngờ nhau, luôn phải toan tính mưu mô để đáp trả người khác. Nếu sự giải dối giữ các quốc gia với nhau thì liệu có được sự hợp tác lâu dài và phát triển như hiện nay? Lời nói dối là con dao hai lưỡi chỉ khi nào chúng ta hiểu được tác hại thật sự của nó thì khi ấy chúng ta mới có thể đưa đất nước đi lên. Có như thế xã hội mới có thể tười sáng, tình yêu thương mới được lan tỏa chân lý mới thành sự thật để thế hệ mai sau tiếp bước đi trên con đước tươi sáng nhất.
Hãy trung thực, thẳng thắt thật thà vì đó là những đức tính đáng quý của con người. Đừng vì những lợi ích trước mắt mà lừa dối nhau vì sự thật đằng sau lời nói dối còn gây ra nhiều đau đớn và hậu quả hơn nhiều những lời nói thật mất lòng.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
Anh chị hãy nêu suy nghĩ của mình về bệnh “nói dối”
Nêu suy nghĩ của mìnhvề bệnh “nói dối”
Bệnh nói dối và tác hại của nó
Suy nghi cua anh chi ve benh noi doi