24/05/2017, 14:26

Phân tích truyện Bức tranh của Nguyễn Minh Châu

Đề bài: Em hãy phân tích truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu.  Nguyễn Minh Châu là một cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời kì sau năm 1875. Các tác phẩm của ông đều hướng đến phản ánh cuộc sống và số phận của con người sau ngày hậu chiến. Không chỉ có nội dung sâu sắc mà mỗi tác ...

Đề bài: Em hãy phân tích truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu.  Nguyễn Minh Châu là một cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời kì sau năm 1875. Các tác phẩm của ông đều hướng đến phản ánh cuộc sống và số phận của con người sau ngày hậu chiến. Không chỉ có nội dung sâu sắc mà mỗi tác phẩm của Nguyễn Minh Châu còn để lại những bài học triết lí, những tuyên ngôn khiến cho người đọc phải suy ngẫm, chiêm nghiệm. Cũng có lẽ vì sự tài ba, tinh tế ấy mà Nguyễn Minh ...

Đề bài: Em hãy phân tích truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu.

 Nguyễn Minh Châu là một cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời kì sau năm 1875. Các tác phẩm của ông đều hướng đến phản ánh cuộc sống và số phận của con người sau ngày hậu chiến. Không chỉ có nội dung sâu sắc mà mỗi tác phẩm của Nguyễn Minh Châu còn để lại những bài học triết lí, những tuyên ngôn khiến cho người đọc phải suy ngẫm, chiêm nghiệm. Cũng có lẽ vì sự tài ba, tinh tế ấy mà Nguyễn Minh Châu được đánh giá là “Người mở đường tài ba và tinh anh” của công cuộc đổi mới văn học.

Truyện ngắn “Bức tranh” có thể được coi là tác phẩm mở đầu của quá trình chuyển hướng sáng tác văn học sang kiểu nhân vật tư tưởng của Nguyễn Minh Châu. Cũng giống như những tác phẩm của mình, truyện ngắn này cũng chứa đựng lời tuyên ngôn đầy tính nhân văn.

Truyện ngắn “ Bức tranh” của Nguyễn Minh Châu là câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính, đó là người họa sĩ và anh chiến sĩ. Trong đó, chủ đạo là dòng suy nghĩ, hồi tưởng và cả sự trăn trở, đấu tranh tâm lí của người họa sĩ tài năng song cũng mang đầy những khiếm khuyết, hạn chế của con người.Theo dõi câu chuyện của người họa sĩ, chính những độc giả cũng nhận ra những hạn chế, những nhược điểm tất yếu của con người. Nhận ra những góc tối bên trong cái vẻ hào nhoáng, sáng bóng bên ngoài.

Trước hết, người họa sĩ, nhân vật chính trong câu chuyện này là một người nghệ sĩ tài năng. Anh ta luôn nghiêm túc với nghệ thuật, với công việc. Vì vậy mà bức kí họa “chiến sĩ giải phóng quân” của người họa sĩ ấy trở nên nổi tiếng, được nhiều người chọn mua để trưng bày. Người họa sĩ cũng là người biết nhận ra sự thiếu sót, những sai lầm của bản thân để từ đó khắc phục, sửa chữa. Khi mang theo rất nhiều những bức tranh, những sản phẩm tâm huyết của mình băng qua rừng để tiếp tục lên đường chuyển công tác, anh ta đã bị ngã xuống suối và bị thương ở chân, không thể mang vác nặng.

Trong hoàn cảnh ấy, chính người chiến sĩ đồng hành tận lòng giúp đỡ, vừa giúp anh ta chữa trị vết thương, vừa mang vác đống đồ đạc, những bức tranh. Tuy nhiên, điều đáng nói là người chiến sĩ nàycũng là người mà trước đó bị chính anh ta từ chối một cách phũ phàng khi người chiến sĩ này nhờ anh ta vẽ cho mình một bức tranh truyền thần. Vì biết ơn tấm lòng của người chiến sĩ, cũng là vì hối hận về những lời nói vô tình trước. Người họa sĩ đã chủ động xin lỗi, và mong muốn có thể vẽ tặng anh chiến sĩ bức kí họa chân dung: “Tôi xin lỗi đồng chí…Tôi cũng sẽ vẽ cho đồng chí một bức tranh thật đẹp” Và trong ngay trong đêm,bằng những dụng cụ vẽ thô sơ nhất, người họa sĩ đã hoàn thành bức kí họa người chiến sĩ- mà sau này, chính bức họa này mang lại sự danh tiếng cho người họa sĩ. Sở dĩ bức họa này trở nên nổi tiếng không chỉ bởi tài năng thiên bẩm của người nghệ sĩ, mà còn vì tấm lòng, cảm xúc của người nghệ sĩ ấy được truyền tải vào bức tranh.

Khi nghe câu chuyện cảm động về của người chiến sĩ và mong muốn được gửi bức tranh truyền thần của mình về quê hương cho mẹ. Người họa sĩ ấy đã không ngần ngại đồng ý ngay với người chiến sĩ, rằng ngay khi trở về, anh ta sẽ đến tận nơi, trực tiếp đưa cho mẹ của người chiến sĩ, để mẹ có thể yên tâm rằng con trai của mình còn sống. Ngay lúc đó, sự quyết tâm của người họa sĩ cũng thật khiến người đọc cảm nhận được sự chân thành, một tấm lòng đáng quý trọng. Tuy nhiên, những nhược điểm, những hạn chế của người nghệ sĩ này cũng bắt đầu từ bức kí họa và lời hứa này mà dần bộc lộ.

Mang theo bức tranh về với đầy niềm quyết tâm, rằng sẽ mang ngay đến và trao tận tay cho người chiến sĩ, nhưng khi trở về, người họa sĩ bị cuốn vào guồng quay của công việc, của những mối quan hệ. Quyết tâm ấy, lời hứa ở trong rừng hôm ấy cũng bị lãng quên. Người họa sĩ chìm trong sự thành công đến bất ngờ của bức kí họa “người chiến sĩ giải phóng quân” ấy, và dường như không còn nhớ đến lời hứa của mình với anh chiến sĩ. Đến khi vô tình gặp lại người chiến sĩ ở trong hiệu cắt tóc thì anh ta đã vô cùng hoảng hốt, cả nỗi bất an khi trăn trở suy nghĩ người chiến sĩ ấy còn nhận ra mình hay không?

Khi người họa sĩ nhận ra chính sự vô tâm của mình đã làm cho mẹ người chiến sĩ mù lòa vì thương nhớ con. Anh ta đã không thôi tự trách, đấu tranh nội tâm dữ dội về việc làm của mình, cũng có khi tự biện minh cho mình vì sự guồng quay của công việc. Nhưng rồi anh nhận ra hành động của mình là sai trái, chính sự ích kỉ của anh đã làm cho người mẹ vô tội kia vì quá thương con mà trở nên mù lòa, già yếu như kia. Anh ta cũng đã nhiều lần đạp xe qua hiệu cắt tóc, lặng lẽ quan sát người chiến sĩ khi xưa cũng như mẹ của anh ta. Cũng đã có lần quay trở lại hiệu cắt tóc, nói những lời úp mở, gợi ra những câu chuyện để xem người chiến sĩ ấy còn nhớ ra mình hay không?

Cuối cùng, sau quá trình đấu tranh dữ dội giữa cái phải- trái, đúng – sai, nói ra hay lặng lẽ giấu kín mọi thứ thì cái thiện cũng đã giành chiến thắng. Anh ta đã quyết định nhận lỗi với người chiến sĩ : “Tôi xin nhận đã gây thêm đau khổ cho bà mẹ anh. Tôi đã lừa dối anh. Tôi thu thêm được nhiều tiền của và tiếng tăm trên sự đau khổ của anh”. Như vậy, cuối cùng sự dãi bày này của anh họa sĩ cũng đã làm cho bản thân anh ta được thanh thản, làm cho người đọc thở phào nhẹ nhõm vì hành động đúng đắn của anh. Dù có ích kỉ, có những sai lầm nhưng đến cuối cùng, người họa sĩ ấy vẫn sẵn sàng đối mặt với sai lầm của mình, biết nhận lỗi. Nên, sự thú nhận này cũng đáng để được trân trọng.

Cùng xuất hiện với nhân vật người họa sĩ, anh chiến sĩ trong truyện ngắn này hiện lên với vẻ lặng lẽ, bình thản cùng tấm lòng cao thượng, vị tha. Khi bị người họa sĩ từ chối vẽ cho mình bức tranh truyền thần, anh ta không nói gì thêm mà chỉ “lẳng lặng đi xuống đồi”. Hay ngay cả khi biết người họa sĩ không mang bức tranh về cho mẹ của mình, khiến cho bà mẹ đáng thương ấy vì khóc thương con mà lòa cả đôi mắt. Anh ta cũng không một lời trách móc, vẫn tận tụy với công việc, cắt tóc cho người họa sĩ rất kĩ, nói chuyện với anh ta bằng những lời lẽ bình thản nhất. Ta có thể thấy, anh chiến sĩ là người giàu lòng độ lượng, vị tha. Người chiến sĩ ấy cũng là ánh sáng của lương tâm để người họa sĩ tự soi chiếu lại mình, kiểm điểm nghiêm túc những hành vi sai trái của mình.

Như vậy, bức tranh kí họa thứ hai trong tác phẩm, đó chính là bức chân dung mà người họa sĩ tự vẽ về mình. Tuy nhiên, nó không giống những bức kí họa thường thấy: “ một cái mặt người rất lớn những luồng ánh sáng hàng nghìn nến từ phía trước và trên đầu chiếu thẳng xuống một nửa mái đầu tóc tốt rợp như một khu rừng đen bí ẩn, và một nửa mái tóc đã cắt, thoạt trông như một phần bộ óc mầu xám vừa bị mổ phanh ra. Phần bên dưới khuôn mặt như vẫn đang được giấu kín dưới một cái mặt nạ: dưới cằm và hai bên mép phủ kín bọt xà phòng. Không trông rõ miệng, chỉ thấy một vệt mầu đen lờ mờ nổi bồng bềnh trên những đám bọt xà phòng. Và nổi bật trên cái khuôn mặt là đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm” như một thông điệp muốn gửi đến độc giả: Hãy nhìn con người vào sâu bản chất bên trong, sự hào nhoáng bên ngoài đôi khi không phản ánh được những góc tối bên trong tâm hồn.

0