24/05/2017, 14:26

Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Đề bài:  Soạn bài Kiều ở Lầu Ngưng Bích  Tiết: Tên bài: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH Giáo viên dạy: Đối tượng học sinh: Lớp 9 Thời gian dạy: Mục tiêu bài học _ Giúp học sinh: + Hiểu được cảnh ngộ éo le, đáng thương của Thúy Kiều khi bị giam ở lầu Ngưng Bích. + Chỉ ra được đặc trưng và vai trò của bút pháp ...

Đề bài:  Soạn bài Kiều ở Lầu Ngưng Bích  Tiết: Tên bài: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH Giáo viên dạy: Đối tượng học sinh: Lớp 9 Thời gian dạy: Mục tiêu bài học _ Giúp học sinh: + Hiểu được cảnh ngộ éo le, đáng thương của Thúy Kiều khi bị giam ở lầu Ngưng Bích. + Chỉ ra được đặc trưng và vai trò của bút pháp “ước lệ tượng trưng” + Rèn luyện kĩ năng đọc tác phẩm theo đặc trưng thể loại. Tiến trình dạy học Phân tích sáu câu thơ đầu: Khung cảnh thiên nhiên và cảnh ngộ của ...

Đề bài:  Soạn bài Kiều ở Lầu Ngưng Bích

 Tiết:

Tên bài: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

Giáo viên dạy:

Đối tượng học sinh: Lớp 9

Thời gian dạy:

Mục tiêu bài học

_ Giúp học sinh:

+ Hiểu được cảnh ngộ éo le, đáng thương của Thúy Kiều khi bị giam ở lầu Ngưng Bích.

+ Chỉ ra được đặc trưng và vai trò của bút pháp “ước lệ tượng trưng”

+ Rèn luyện kĩ năng đọc tác phẩm theo đặc trưng thể loại.

  1. Tiến trình dạy học
  2. Phân tích sáu câu thơ đầu: Khung cảnh thiên nhiên và cảnh ngộ của Thúy Kiều nơi lầu Ngưng Bích

 + “Khóa xuân”: Chỉ tình trạng mất tự do, cảnh tù đầy, giam lỏng nơi lầu Ngưng Bích.

+ Hình ảnh thiên nhiên: non xa, trăng gần, bát ngát…. Gợi ra không gian rộng lớn nhưng vắng lặng, u buồn để gợi ra cái cô độc, buồn bã của Kiều.

+ Hình ảnh “mây sớm”, “đèn khuya” để gợi ra vòng tuần hoàn của thời gian, sự lặp đi lặp lại một cách nhàm chán, vô vị.

=> Khung cảnh rộng mà vắng lặng, tịch mịch làm cho hình ảnh Thúy Kiều càng trở nên đơn độc, đáng thương.

2.Tám câu thơ tiếp theo: Nói về nỗi nhớ thương của Kiều dành cho những người thân

+ Bốn câu thơ đầu tiên là nỗi nhớ về chàng Kim: Nỗi xót thương vô hạn khi nghĩ về Kim Trọng, tưởng tượng đến cảnh chàng phải chờ đợi mỏi mòn, vô vọng khi trông ngóng tin tức về mình

“ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những dày trông mai chờ”

Xót xa về thân phận mình khi đã bị nhúng “bụi trần”, mặc cảm về tình cảnh và con người của mình.

“Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

Bốn câu thơ sau hướng về bố mẹ: Thương bố mẹ đã tuổi “chiều tà” nhưng lại không thể ở bên chăm sóc, phụng dưỡng. Và cả nối trông ngóng đứa con xa nơi đất khách quê người.

“Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ”

Nhớ về Kim Trọng trước, nhớ về bố mẹ sau là một dụng ý nghệ thuật độc đáo của ngòi bút Nguyễn Du, bởi:

* Với chàng Kim: Mối tình còn đang dang dở, Thúy Kiều chưa kịp nói lời li biệt nên chàng Kim vẫn trông ngóng, chờ đợi. Điều này làm Kiều day dứt khôn nguôi.

* Với cha mẹ, nàng đã kịp phần nào báo hiếu. Mặt khác, bên cạnh cha mẹ còn có Thúy Vân và Vương Quan nên phần nào có thể yên tâm.

3.Tám câu thơ cuối: Khung cảnh hòa quyện với tâm trạng của con người

   Bức tranh thiên nhiên nhúng màu tâm trạng của Kiều. Góp phần thể hiện được từng sắc thái tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình.

+ Nỗi nhớ thương đến cha mẹ

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa”

+ Buồn về tình cảnh éo le, nổi trôi của chính mình.

“Buồn trông ngọn nước mới xa

Hoa trôi man mác biết là về đâu”

+ Dự cảm bất an về tươi lai, về quãng đường đầy biến cố sắp tới “

“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Nghệ thuật được sử dụng: bút pháp “ước lệ tượng trưng”, “ngụ cảnh tả tình”

Tổng kết

Về nội dung:+ Khắc họa tình cảnh đầy éo le, bế tắc của Thúy Kiều nơi lầu Ngưng Bích.

+ Nỗi nhớ thương hướng về chàng Kim, người thân

+ Dự cảm về những biến cố trong tương lai

Về nghệ thuật: + Bút pháp “ngụ cảnh tả tình”

  1. Luyện tập
0