Cảm nhận của em về đoạn trích “Hai cây phong”
Đề bài: Đoạn trích “Hai cây phong”, có rất nhiều những chi tiết cảm động và đặc sắc, em hãy viết đoạn văn cảm nghĩ về tác phẩm này. Đoạn trích “Hai cây phong” trong tác phẩm “ Người thầy đầu tiên” của Ai- ma- tốp là đoạn trích thể hiện được tình cảm chân thực, gần gũi, gắn bó của chính nhà thơ ...
Đề bài: Đoạn trích “Hai cây phong”, có rất nhiều những chi tiết cảm động và đặc sắc, em hãy viết đoạn văn cảm nghĩ về tác phẩm này. Đoạn trích “Hai cây phong” trong tác phẩm “ Người thầy đầu tiên” của Ai- ma- tốp là đoạn trích thể hiện được tình cảm chân thực, gần gũi, gắn bó của chính nhà thơ với quê hương của mình, mà biểu tượng nổi bật lên trong đoạn trích chính là hình ảnh của hai cây phong. Mở đầu đoạn trích, nhà văn Ai- ma- tốp đã xác định cho người đọc thấy được vị ...
Đề bài: Đoạn trích “Hai cây phong”, có rất nhiều những chi tiết cảm động và đặc sắc, em hãy viết đoạn văn cảm nghĩ về tác phẩm này.
Đoạn trích “Hai cây phong” trong tác phẩm “ Người thầy đầu tiên” của Ai- ma- tốp là đoạn trích thể hiện được tình cảm chân thực, gần gũi, gắn bó của chính nhà thơ với quê hương của mình, mà biểu tượng nổi bật lên trong đoạn trích chính là hình ảnh của hai cây phong.
Mở đầu đoạn trích, nhà văn Ai- ma- tốp đã xác định cho người đọc thấy được vị trí ngôi làng thân thương của nhà văn giữa cao nguyên rộng lớn. Lời giới thiệu này không giấu nổi sự hồ hởi, tự hào và những tình cảm đầy gắn bó : “Làng ku- ru- rêu chúng tôi nằm ở ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là một thung lũng đất Vàng, là cánh thào nguyên Ca- dắc-xtan mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng, chạy tít đến tận chân trời phía Tây”. Qua sự miêu tả của nhà thơ, ta có thể liên tưởng đến một khung cảnh rộng lớn, mênh mông mà không kém phần thi vị, tươi đẹp. Cũng có lẽ vậy mà hình ảnh quê hương luôn in đậm trong tâm trí của nhà thơ.
Một trong những hình ảnh gắn liền với tuổi thơ, với ngôi làng Ku- ru- rêu, đó chính là hình ảnh của hai cây phong, chúng nằm giữa một ngọn đồi. Nhà văn chỉ biết nó gắn liền với tuổi thơ, quá trình khôn lớn của mình chứ cũng không xác định được cây phong có từ khi nào, chỉ biết là từ rất lâu, hai cây phong này đã trở thành một biểu tượng của ngôi làng: “Tôi biết chúng từ thở biết mình. Dù ai đi từ phía nào đến làng cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi”. Hình ảnh hai cây phong đã trở nên quen thuộc, thân thương đến nỗi, nó trở thành một biểu tượng in sâu trong tâm thức không của chỉ nhà văn mà của cả người dân làng Ku- ru- rêu.
Để mỗi khi về làng, hành động đầu tiên của nhà văn là ngước nhìn hai cây phong “…cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy”. Như vậy, cây phong không chỉ là một vật vô tri, vô giác mà nó như một người bạn, một người cố nhân để mỗi khi đi xa nhà văn sẽ luôn nhớ về, rồi khi trở về quê hương thì nó cũng là thứ đầu tiên mà tác giả ngước nhìn: “ Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về tới làng, chóng lên ngọn đồi mà đến với hai cây phong. Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa, ngây ngất”.
Tuổi thơ của nhà văn gắn liền với những kỉ niệm thân thương với hai cây phong ấy, trong cảm nhận của tuổi thơ, nhà văn đã thấy hai cây phong như một sinh thể, có linh hồn, có cảm xúc và có những trạng thái như của một con người, khi thì “thì thầm”, “im bặt”, “thở dài một lượt”. Những chuyển động, những âm thanh dù nhẹ nhàng hay mạnh mẽ, da diết thì cũng đã trở thành một phần của kí ức tuổi thơ. Để dù khi lớn rồi, đã “hiểu được những điều bí ẩn” của hai cây phong : “Chẳng qua chúng đứng trên đồi cao lộng gió nên đáp lại bất kì chuyển động khe khẽ nào của không khí, mỗi chiếc lá nhỏ đều nhạy bén đón lấy mọi làn gió thoảng qua”. Nhưng, dù có biết được sự thật, được chân lí ấy thì cảm nhận của nhà thơ không hề thay đổi. Hai cây phong trong cảm nhận của nhà thơ luôn sinh động, luôn thân thiết như vậy.
Những kỉ niệm của tuổi thơ vẫn luôn da diết, dạt dào trong tâm hồn nhà thơ, dù đã trưởng thành thì những hồi ức tươi đẹp đó vẫn luôn khắc khoải. Đó chính là những kỉ niệm mà nhà thơ cùng những đứa bạn phá tổ chim, rồi trèo lên cây cao làm chấn động cả vương quốc loài chim. Trong sự nghịch ngợm, phá phách của những đứa trẻ hiếu động, hai cây phong “nghiêng ngả, đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền” . Sự thân thuộc, gắn bó khiến nhà văn coi sự xuất hiện của hai cây phong là hiển nhiên. Tuy nhiên, khi đã trưởng thành, thì lại không thôi trăn trở về người đã trồng ra hai cây phong này, và “người ấy đã ấp ủ niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này?”.
Trong đoạn trích “người thầy đầu tiên”, nhà văn Ai- ma- tốp đã khắc họa một cách sinh động hình ảnh hai cây phong cũng như những gắn bó, những hồi ức của tuổi thơ bên hai cây phong quen thuộc, thân thương này. Với nhà thơ, hai cây phong không chỉ là biểu tượng của quê hương, biểu tượng của tình yêu, sự gắn bó với quê nhà mà nó còn là một người bạn gắn liền với tuổi thơ.