04/06/2017, 00:34
Phân tích tính cách điển hình của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.
Tồn tại và phát triển chỉ trên dưới mười lăm năm, trào lưu văn học hiện thực phê phán đã sáng tạo ra nhiều hình tượng điển hình giàu sức sống. Trong cái gia đình đầy những nhân vật điển hình này, Chí Phèo xuất hiện như một gương mặt nổi bật. Truyện ngắn Chí Phèo ghi nhận thành công xuất sắc nhất ...
Tồn tại và phát triển chỉ trên dưới mười lăm năm, trào lưu văn học hiện thực phê phán đã sáng tạo ra nhiều hình tượng điển hình giàu sức sống. Trong cái gia đình đầy những nhân vật điển hình này, Chí Phèo xuất hiện như một gương mặt nổi bật.
Truyện ngắn Chí Phèo ghi nhận thành công xuất sắc nhất của Nam Cao ở đề tài người nông dân, cũng là một trong những đỉnh cao nhất của trào lưu hiện thực phê phán. Thành công của hình tượng nhân vật Chí Phèo chứng tỏ tài năng nghệ thuật độc đáo của Nam Cao, kết tinh giá trị hiện thực lớn lao và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm này.
Bối cảnh hiện thực truyện ngắn Chí Phèo là xã hội nông thôn Việt Nam xác xơ nghèo đói những năm 1940. Trong không khí tối sầm này, không ít người bị đẩy xô vào con đường bần cùng lưu manh, không ít người phải điên khùng, liều lĩnh để tồn tại. Tính cách Chí Phèo mang ý nghĩa điển hình cho lớp người ấy trong thời buổi xã hội ấy.
Bước vào tác phẩm ta bắt gặp ngay Chí Phèo vừa đi vừa chửi: bao giờ cũng thế, cứ rượu vừa xong là hắn lại chửi... Không phải ngẫu nhiên mà Nam Cao để Chí Phèo xuất hiện đầu tiên với tiếng chửi và hắn thường xuyên xuất hiện với tiếng chửi. Chí Phèo chửi ai? Chí Phèo chửi trời, chửi đời, nghĩa là y đối lập với tạo hóa, với xã hội. Chí Phèo chửi cả làng Vũ Đại nghĩa là y đối lập với quê hương. Chí Phèo chửi nhau với cha đứa nào không chửi nhau với hắn nghĩa là y đối lập với tất cả (vì có đứa nào chửi nhau với hắn đâu). Chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn để hắn phải khổ sở đến nông nỗi này nghĩa là Chí Phèo tự đối lập với nguồn gốc, sự tồn tại của mình. Những mong tìm mối dây liên hệ với xã hội chỉ bằng tiếng chửi mà không thể có. Chí Phèo tồn tại như một con vật. Ấy là một kẻ lưu manh, liều lĩnh trong tình cảnh cô độc tuyệt đối. Ngay từ khi được sinh ra, Chí Phèo đã bị ném khỏi lề cuộc sống, chỉ trông mong vào lòng trắc ẩn của kẻ qua đường. Trong làng Vũ Đại, Chí Phèo là một thằng cùng hơn cả dân cùng: không cha không mẹ, không thân thích họ hàng, không nhà không cửa, không tấc đất cắm dùi. Cả đời Chí Phèo chưa bao giờ được chăm sóc bởi một bàn tay đàn bà đến nỗi ước mơ được sống chung với người phụ nữ xấu đến ma chê quỷ hờn cũng không đạt được. Chí Phèo tồn tại trong sự khinh rẻ và ghê sợ của mọi người. Và Chí Phèo chết đi cũng trong sự cô độc. Bởi không gì cô độc, tủi nhục hơn khi chết mà không ai rỏ một giọt nước mắt, chết mà người ta mừng. Mong ước trở lại làm người của Chí Phèo đã bị cự tuyệt, bị xã hội từ chối phũ phàng. Số phận khốn khổ ấy của Chí Phèo tiêu biểu cho số phận của cả một lớp người cố cùng dưới đáy xã hội cũ.
Hiện tượng Chí Phèo vô cùng độc đáo nhưng không phải là ngẫu nhiên, cá biệt. Thông qua tính cách điên khùng, số phận bi thảm của Chí Phèo, tác phẩm đã khái quát lên quy luật tha hóa con người nghiệt ngã của xã hội thực dân nửa phong kiến. Cái gì đã đẩy Chí Phèo vào con đường tội lỗi? Ai đã biến Chí Phèo trở thành con quỷ của làng Vũ Đại?.
Cái con quỷ ấy đã từng có một thời làm người hiền lành, lương thiện. Từ tuổi thơ bơ vơ đi ở hết cho nhà này lại đi ở cho nhà khác đến tuổi thanh niên làm canh điền cho ông lí Kiến, Chí Phèo sống cuộc đời lao động cực khổ của người cố nông ở nông thôn. Anh nông dân hiền lành ấy đã từng mơ ước một cuộc sống hạnh phúc, giản dị trong lao dộng. Tuy còn trẻ trung, anh cũng phân biệt được tình yêu chân chính với thói dâm dục xấu xa: bị bà Ba gọi lên bóp chân, anh chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì. Nhưng bản chất trong trắng, lương thiện của người nông dân trong Chí Phèo đã bị bọn cường hào và nhà tù thực dân ra sức bóp chết.
Chí Phèo vô cớ bị đẩy đi tù ở bảy tám năm sau về làng, hắn thành người khác hẳn.
Về giữa cái làng Vũ Đại chật chội mà bao thế lực xâu xé nhau, một thước đất cắm dùi không có, Chí Phèo biết làm gì để sống. Không thể hiền lành mà muốn sống - oái oăm thay - phải cướp giật, ăn vạ, đâm chém. Muốn thế phải liều lĩnh, gan góc.
Những thứ ấy Chí Phèo tìm ở rượu. Và Chí Phèo luôn luôn say, say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm. Người ta đây chính là Bá Kiến - kẻ ăn tiên chỉ làng Vũ Đại, kẻ lọc lõi, gian ngoan vô cùng trong nghề bóc lột. Chúng ta còn nhớ lần thứ nhất Chí Phèo đến nhà Bá Kiến sau hôm đi ở tù về. Dẫu bằng tiếng chửi, bằng vỏ chai rạch mặt ăn vạ, dù sao lần này Chí Phèo còn đến để trả thù, còn mường tượng ra kẻ thù. Nhưng đến khi từ nhà cụ Bá ra về với tâm trạng thỏa thuê, với đồng bạc trong tay, đặc biệt từ lần đòi được nợ ở nhà đội Tảo (nhờ sự may mắn tình cờ) thì Chí Phèo đã trở thành công cụ mù quáng trong tay nhà Bá Kiến. Chí Phèo đã bán đi cả nhân phẩm lẫn nhân hình để tồn tại và tồn tại như một con vật.
Hiện tượng Chí Phèo tiêu biểu cho sự tha hóa phổ biến trong cái xã hội tàn phá ghê gớm con người. Khi những người nông dân vốn lương thiện mà dốt nát, tăm tối bị rơi vào tình trạng bần cùng hóa thì dễ uất ức mà trở thành những kẻ cố cùng liều thân. Gặp kẻ thống trị xảo quyệt, sự liều thân cô độc này rất dễ bị lợi dụng, mua chuộc để biến thành sự phá hoại mù quáng. Rốt cuộc, họ lại trở thành chỗ đầy tớ tay chân cho kẻ tử thù. Đó là quy luật đầy mỉa mai chua xót trong xã hội cũ. Sức mạnh phê phán, ý nghĩa điển hình của hình tượng Chí Phèo chính là ở chỗ đó.
Một hình tượng điển hình đầy sức sống bao giờ cũng là một con người này (theo cách nói của Heghen). Ấy là một cá tính độc đáo, rõ nét, một gương mặt không thể lẫn. Hình tượng Chí Phèo vừa mang tính khái quát cao, tính phổ biến sâu rộng vừa mang những nét riêng độc đáo. Mấy ai có lai lịch lạ lùng như Chí Phèo. Mấy ai lớn lên với cảnh đời tội nghiệp như con người này. Chí Phèo là một cuộc đời rất riêng ngay từ khi sinh ra và lớn lên cho đến lúc chết đi. Chí Phèo độc đáo từ ngoại hình đến tiếng chửi, đến cách hành động. Một bộ mặt không hẳn ra con người, không hẳn ra con vật, đầy những vằn ngang vạch dọc do những lần đâm chém, cào rạch ăn vạ. Một lối chửi rủa điên khùng, uất ức thật... Chí Phèo. Cũng thật Chí Phèo từ cách uống rượu đến lối toan đốt quán khi không được uống chịu, thậm chí đến ướm lời với Thị Nở và cách đâm chém kẻ thù rồi tự kết liễu đời mình. Hình tượng Chí Phèo gây ấn tượng thật sâu đậm đối với người đọc. Mặt tiêu biểu, khái quát của số phận Chí Phèo bộc lộ qua những nét cụ thể, độc đáo của y: ngược lại, những nét riêng, độc đáo trong tính cách Chí Phèo phản ánh sinh động cảnh ngộ, số phận của một lớp người.
Nhưng sự kết hợp biện chứng, hài hòa giữa hai mặt tính chung và riêng ở hình tượng Chí Phèo không chỉ có thế. Xây dựng hình tượng Chí Phèo, Nam Cao đã phát hiện và hết sức trân trọng bản chất lương thiện ở người nông dân nghèo khổ.
Phần sau tác phẩm, nhân vật này được thể hiện như một tính cách người đang hồi sinh. Trên phương diện này, Chí Phèo điển hình cho số phận bi thảm và sự vùng dậy phản kháng quyết liệt, tuyệt vọng nhưng rất quý trọng ở người lao động bị áp bức.
Năm ngày chung sống cùng Thị Nở như tia sáng lóe lên trong cuộc đời tối tăm dằng dặc của Chí Phèo để rồi vụt tắt, đưa anh ta vào cõi chết. Cuộc gặp gờ tình cờ với Thị Nở (hay duyên số kì lạ dưới bàn tay sắp đặt khéo léo của ông mối Nam Cao) không chỉ khơi dậy bản năng sinh lí ở gã đàn ông mà quan trọng hơn đã đánh thức người cố nông lương thiện bấy lâu nay bị vùi lấp sâu trong con quỷ dữ Chí Phèo. Phần viết về quá trình hồi sinh cảm động của Chí Phèo và bi kịch đau đớn trong cõi tinh thần sau đó ở anh ta trở thành những trang hay nhất của kiệt tác Chí Phèo. Nó là bài ca sức mạnh kì diệu của tình người, của tình yêu. Sự chăm sóc ân cần và bát cháo hành nóng hổi của Thị Nở thật sự đã mang hương vị ngọt ngào của tình yêu khiến cho Chí Phèo lại biết khóc, biết cười như một con người. Thị Nở đâu chỉ là người yêu mà chính là con đường sống, là chiếc cầu dẫn Chí Phèo trở lại cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của loài người. Có hiểu hết niềm vui hồi sinh của Chí Phèo, có hiểu hết vai trò quan trọng của Thị Nở như thế ta mới càng thấm thía nỗi cô đơn đến tuyệt vọng của Chí Phèo khi chiếc cầu kia đột ngột bị rút ván. Khi bị Thị Nở đột ngột trở mặt, Chí Phèo ban đầu chưa thể hiểu bởi anh ta đang say với nguyện ước trở lại làm người. Khi chợt hiểu ra, Chí Phèo lại vơ lấy rượu uống.
Nhưng thật lạ, lúc này càng uống lại càng tỉnh. Tỉnh ra, chao ôi buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành! Hắn ôm mặt khóc rưng rức... Có lẽ, trong cuộc đời hơn bốn mươi năm của Chí Phèo chỉ có một lần khóc như thế! Người đàn ông khốn khổ đến lúc này mới được hưởng hương vị cháo hành thì chẳng thể nào quên... Không thể quay lại làm quỷ dữ nữa, Chí Phèo đành đi đến cái chết. Nhưng trước khi chết, phải trả thù kẻ thù đích thực của đời mình. Rốt cuộc một Chí Phèo tỉnh đã giết chết một Chí Phèo say. Chí Phèo bằng xương bằng thịt đã chết nhưng còn lại trong lòng người đọc là một Chí Phèo đang lớn tiếng đòi quyền sống, đang dõng dạc đòi quyền lương thiện. Diễn tả qua trình hồi sinh rồi bị cự tuyệt quyền làm người để đi đến hành động trả thù, tự sát quyết liệt ở nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã thể hiện một cái nhìn nhân đạo sâu sắc về con người.
Trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, Chí Phèo là một hình tượng vô cùng độc đáo. Cuộc đời đầy đau thương, tủi hận của Chí Phèo điển hình cho số phận bi thảm của tầng lớp nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa không lối thoát trong xã hội cũ, của những người khổ nghèo, tăm tối dưới ách áp bức tàn bạo, xảo quyệt của giai cấp thống trị. Với hình tượng văn học điển hình bất hủ này, Nam Cao đã lớn tiếng vạch trần bản chất tàn bạo của thứ guồng máy xã hội đè nghiến, hủy hoại con người, đồng thời thể hiện một niềm tin sâu sắc vào bản tính tốt đẹp ở con người.
Bối cảnh hiện thực truyện ngắn Chí Phèo là xã hội nông thôn Việt Nam xác xơ nghèo đói những năm 1940. Trong không khí tối sầm này, không ít người bị đẩy xô vào con đường bần cùng lưu manh, không ít người phải điên khùng, liều lĩnh để tồn tại. Tính cách Chí Phèo mang ý nghĩa điển hình cho lớp người ấy trong thời buổi xã hội ấy.
Bước vào tác phẩm ta bắt gặp ngay Chí Phèo vừa đi vừa chửi: bao giờ cũng thế, cứ rượu vừa xong là hắn lại chửi... Không phải ngẫu nhiên mà Nam Cao để Chí Phèo xuất hiện đầu tiên với tiếng chửi và hắn thường xuyên xuất hiện với tiếng chửi. Chí Phèo chửi ai? Chí Phèo chửi trời, chửi đời, nghĩa là y đối lập với tạo hóa, với xã hội. Chí Phèo chửi cả làng Vũ Đại nghĩa là y đối lập với quê hương. Chí Phèo chửi nhau với cha đứa nào không chửi nhau với hắn nghĩa là y đối lập với tất cả (vì có đứa nào chửi nhau với hắn đâu). Chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn để hắn phải khổ sở đến nông nỗi này nghĩa là Chí Phèo tự đối lập với nguồn gốc, sự tồn tại của mình. Những mong tìm mối dây liên hệ với xã hội chỉ bằng tiếng chửi mà không thể có. Chí Phèo tồn tại như một con vật. Ấy là một kẻ lưu manh, liều lĩnh trong tình cảnh cô độc tuyệt đối. Ngay từ khi được sinh ra, Chí Phèo đã bị ném khỏi lề cuộc sống, chỉ trông mong vào lòng trắc ẩn của kẻ qua đường. Trong làng Vũ Đại, Chí Phèo là một thằng cùng hơn cả dân cùng: không cha không mẹ, không thân thích họ hàng, không nhà không cửa, không tấc đất cắm dùi. Cả đời Chí Phèo chưa bao giờ được chăm sóc bởi một bàn tay đàn bà đến nỗi ước mơ được sống chung với người phụ nữ xấu đến ma chê quỷ hờn cũng không đạt được. Chí Phèo tồn tại trong sự khinh rẻ và ghê sợ của mọi người. Và Chí Phèo chết đi cũng trong sự cô độc. Bởi không gì cô độc, tủi nhục hơn khi chết mà không ai rỏ một giọt nước mắt, chết mà người ta mừng. Mong ước trở lại làm người của Chí Phèo đã bị cự tuyệt, bị xã hội từ chối phũ phàng. Số phận khốn khổ ấy của Chí Phèo tiêu biểu cho số phận của cả một lớp người cố cùng dưới đáy xã hội cũ.
Hiện tượng Chí Phèo vô cùng độc đáo nhưng không phải là ngẫu nhiên, cá biệt. Thông qua tính cách điên khùng, số phận bi thảm của Chí Phèo, tác phẩm đã khái quát lên quy luật tha hóa con người nghiệt ngã của xã hội thực dân nửa phong kiến. Cái gì đã đẩy Chí Phèo vào con đường tội lỗi? Ai đã biến Chí Phèo trở thành con quỷ của làng Vũ Đại?.
Cái con quỷ ấy đã từng có một thời làm người hiền lành, lương thiện. Từ tuổi thơ bơ vơ đi ở hết cho nhà này lại đi ở cho nhà khác đến tuổi thanh niên làm canh điền cho ông lí Kiến, Chí Phèo sống cuộc đời lao động cực khổ của người cố nông ở nông thôn. Anh nông dân hiền lành ấy đã từng mơ ước một cuộc sống hạnh phúc, giản dị trong lao dộng. Tuy còn trẻ trung, anh cũng phân biệt được tình yêu chân chính với thói dâm dục xấu xa: bị bà Ba gọi lên bóp chân, anh chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì. Nhưng bản chất trong trắng, lương thiện của người nông dân trong Chí Phèo đã bị bọn cường hào và nhà tù thực dân ra sức bóp chết.
Chí Phèo vô cớ bị đẩy đi tù ở bảy tám năm sau về làng, hắn thành người khác hẳn.
Về giữa cái làng Vũ Đại chật chội mà bao thế lực xâu xé nhau, một thước đất cắm dùi không có, Chí Phèo biết làm gì để sống. Không thể hiền lành mà muốn sống - oái oăm thay - phải cướp giật, ăn vạ, đâm chém. Muốn thế phải liều lĩnh, gan góc.
Hiện tượng Chí Phèo tiêu biểu cho sự tha hóa phổ biến trong cái xã hội tàn phá ghê gớm con người. Khi những người nông dân vốn lương thiện mà dốt nát, tăm tối bị rơi vào tình trạng bần cùng hóa thì dễ uất ức mà trở thành những kẻ cố cùng liều thân. Gặp kẻ thống trị xảo quyệt, sự liều thân cô độc này rất dễ bị lợi dụng, mua chuộc để biến thành sự phá hoại mù quáng. Rốt cuộc, họ lại trở thành chỗ đầy tớ tay chân cho kẻ tử thù. Đó là quy luật đầy mỉa mai chua xót trong xã hội cũ. Sức mạnh phê phán, ý nghĩa điển hình của hình tượng Chí Phèo chính là ở chỗ đó.
Một hình tượng điển hình đầy sức sống bao giờ cũng là một con người này (theo cách nói của Heghen). Ấy là một cá tính độc đáo, rõ nét, một gương mặt không thể lẫn. Hình tượng Chí Phèo vừa mang tính khái quát cao, tính phổ biến sâu rộng vừa mang những nét riêng độc đáo. Mấy ai có lai lịch lạ lùng như Chí Phèo. Mấy ai lớn lên với cảnh đời tội nghiệp như con người này. Chí Phèo là một cuộc đời rất riêng ngay từ khi sinh ra và lớn lên cho đến lúc chết đi. Chí Phèo độc đáo từ ngoại hình đến tiếng chửi, đến cách hành động. Một bộ mặt không hẳn ra con người, không hẳn ra con vật, đầy những vằn ngang vạch dọc do những lần đâm chém, cào rạch ăn vạ. Một lối chửi rủa điên khùng, uất ức thật... Chí Phèo. Cũng thật Chí Phèo từ cách uống rượu đến lối toan đốt quán khi không được uống chịu, thậm chí đến ướm lời với Thị Nở và cách đâm chém kẻ thù rồi tự kết liễu đời mình. Hình tượng Chí Phèo gây ấn tượng thật sâu đậm đối với người đọc. Mặt tiêu biểu, khái quát của số phận Chí Phèo bộc lộ qua những nét cụ thể, độc đáo của y: ngược lại, những nét riêng, độc đáo trong tính cách Chí Phèo phản ánh sinh động cảnh ngộ, số phận của một lớp người.
Nhưng sự kết hợp biện chứng, hài hòa giữa hai mặt tính chung và riêng ở hình tượng Chí Phèo không chỉ có thế. Xây dựng hình tượng Chí Phèo, Nam Cao đã phát hiện và hết sức trân trọng bản chất lương thiện ở người nông dân nghèo khổ.
Phần sau tác phẩm, nhân vật này được thể hiện như một tính cách người đang hồi sinh. Trên phương diện này, Chí Phèo điển hình cho số phận bi thảm và sự vùng dậy phản kháng quyết liệt, tuyệt vọng nhưng rất quý trọng ở người lao động bị áp bức.
Năm ngày chung sống cùng Thị Nở như tia sáng lóe lên trong cuộc đời tối tăm dằng dặc của Chí Phèo để rồi vụt tắt, đưa anh ta vào cõi chết. Cuộc gặp gờ tình cờ với Thị Nở (hay duyên số kì lạ dưới bàn tay sắp đặt khéo léo của ông mối Nam Cao) không chỉ khơi dậy bản năng sinh lí ở gã đàn ông mà quan trọng hơn đã đánh thức người cố nông lương thiện bấy lâu nay bị vùi lấp sâu trong con quỷ dữ Chí Phèo. Phần viết về quá trình hồi sinh cảm động của Chí Phèo và bi kịch đau đớn trong cõi tinh thần sau đó ở anh ta trở thành những trang hay nhất của kiệt tác Chí Phèo. Nó là bài ca sức mạnh kì diệu của tình người, của tình yêu. Sự chăm sóc ân cần và bát cháo hành nóng hổi của Thị Nở thật sự đã mang hương vị ngọt ngào của tình yêu khiến cho Chí Phèo lại biết khóc, biết cười như một con người. Thị Nở đâu chỉ là người yêu mà chính là con đường sống, là chiếc cầu dẫn Chí Phèo trở lại cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của loài người. Có hiểu hết niềm vui hồi sinh của Chí Phèo, có hiểu hết vai trò quan trọng của Thị Nở như thế ta mới càng thấm thía nỗi cô đơn đến tuyệt vọng của Chí Phèo khi chiếc cầu kia đột ngột bị rút ván. Khi bị Thị Nở đột ngột trở mặt, Chí Phèo ban đầu chưa thể hiểu bởi anh ta đang say với nguyện ước trở lại làm người. Khi chợt hiểu ra, Chí Phèo lại vơ lấy rượu uống.
Nhưng thật lạ, lúc này càng uống lại càng tỉnh. Tỉnh ra, chao ôi buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành! Hắn ôm mặt khóc rưng rức... Có lẽ, trong cuộc đời hơn bốn mươi năm của Chí Phèo chỉ có một lần khóc như thế! Người đàn ông khốn khổ đến lúc này mới được hưởng hương vị cháo hành thì chẳng thể nào quên... Không thể quay lại làm quỷ dữ nữa, Chí Phèo đành đi đến cái chết. Nhưng trước khi chết, phải trả thù kẻ thù đích thực của đời mình. Rốt cuộc một Chí Phèo tỉnh đã giết chết một Chí Phèo say. Chí Phèo bằng xương bằng thịt đã chết nhưng còn lại trong lòng người đọc là một Chí Phèo đang lớn tiếng đòi quyền sống, đang dõng dạc đòi quyền lương thiện. Diễn tả qua trình hồi sinh rồi bị cự tuyệt quyền làm người để đi đến hành động trả thù, tự sát quyết liệt ở nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã thể hiện một cái nhìn nhân đạo sâu sắc về con người.
Trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, Chí Phèo là một hình tượng vô cùng độc đáo. Cuộc đời đầy đau thương, tủi hận của Chí Phèo điển hình cho số phận bi thảm của tầng lớp nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa không lối thoát trong xã hội cũ, của những người khổ nghèo, tăm tối dưới ách áp bức tàn bạo, xảo quyệt của giai cấp thống trị. Với hình tượng văn học điển hình bất hủ này, Nam Cao đã lớn tiếng vạch trần bản chất tàn bạo của thứ guồng máy xã hội đè nghiến, hủy hoại con người, đồng thời thể hiện một niềm tin sâu sắc vào bản tính tốt đẹp ở con người.