04/06/2017, 00:34
Cảnh thu qua bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến.
Nguyễn Khuyến - một ông cụ Tam nguyên Yên Đổ đỗ đầu trong các kì thi chữ Hán nhưng ông lại có rất nhiều sáng tác bằng chữ Nôm. Khó có nhà thơ nào như ông để lại hơn 800 tác phẩm gồm thơ, câu đối. Và khi nói về đề tài mùa thu riêng Nguyễn Khuyến đã có chùm thơ ba bài: Thu vịnh, Thu ẩm và Thu điếu. ...
Nguyễn Khuyến - một ông cụ Tam nguyên Yên Đổ đỗ đầu trong các kì thi chữ Hán nhưng ông lại có rất nhiều sáng tác bằng chữ Nôm. Khó có nhà thơ nào như ông để lại hơn 800 tác phẩm gồm thơ, câu đối. Và khi nói về đề tài mùa thu riêng Nguyễn Khuyến đã có chùm thơ ba bài: Thu vịnh, Thu ẩm và Thu điếu.
Bài thơ nào cũng hay cũng đẹp cho thấy tình yêu quê dạt dào. Trong đó Thu điếu, nhà thơ Xuân Diệu khẳng định là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam, là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc: cảnh đẹp mùa thu quê hương, tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu đẹp gắn liền với tình yêu quê hương tha thiết. Nếu ở Thu vịnh, cảnh thu được đón nhận từ cao xa tới gần rồi từ gần tới cao xa thì ở Thu điếu, cảnh được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần. Từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Vần eo ở hai câu đầu thể hiện sự co lại, đọng lại không nhúc nhích cho ta cảm giác lạnh lẽo, yên tĩnh một cách lạ thường. Khung ao tuy hẹp nhưng tác giả lại không bị giới hạn mà mở rộng ra nhiều chiều, trong cái se lạnh đó dường như làm cho làn nước ao độ giữa thu, cuối thu như trong trẻo hơn. Những tưởng trong ao thu lạnh lẽo ấy mọi vật sẽ không xuất hiện, thế nhưng thật bất ngờ: Khung ao không trống vắng mà có một chiếc thuyền câu bé tẻo teo khiến cho cảnh thu phần nào thêm ấm cúng. Chiếc thuyền tẻo teo trông thật xinh xắn. Câu thơ đọc lên làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, thân mật biết bao! Với hai câu mở đầu, tác giả sử dụng những từ ngữ gợi hình ảnh, tạo độ gợi cao: lẽo, veo, tẻo teo mang đến cho người đọc nỗi buồn man mác, cảnh vắng vẻ, ít người qua lại. Và rồi hình ảnh:
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
Nghệ thuật đối ở hai câu thực đặc tả về một không gian tĩnh lặng đến tuyệt đối. Mặt nước ao thu trong vắt và phẳng lặng được làn gió thu nhẹ lướt gợn lên những làn sóng nhỏ lăn tăn. Lá vàng là hình ảnh ước lệ nhưng bằng cảm giác tinh tế Nguyễn Khuyến như đo được tốc độ rơi của chiếc lá thu rơi vèo. ở đây tác giả đã quan sát kĩ theo chiếc lá bay trong gió, chiếc lá rất nhẹ và thon thon hình thuyền, chao đảo liệng đi trong không gian rơi xuống mặt ao yên tĩnh. Quả là một người có tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thật sâu sắc mới có thể cảm nhận được những âm thanh tinh tế. Hình ảnh lá rơi làm ta liên tưởng đến hai câu thơ của Trần Đăng Khoa:
Ngoài thềm rơi cái lá đa,
Tiếng rơi rất nhẹ như là rơi nghiêng
Vần eo đã được tác giả mở rộng không gian theo chiều cao, tạo nên sự khoáng đạt, rộng rãi cho cảnh vật:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Từ ao thu tác giả đã cùng ta ngước nhìn lên bầu trời thu với những áng mây không trôi nổi giữa bầu trời mà lơ lửng điểm tô cho trời thu thêm xanh ngắt.
Cảm hứng Nguyễn Khuyến lại trở về với khung cảnh làng quê quen thuộc cũng vẫn hình ảnh tre trúc, vẫn bầu trời thu ngày nào, vẫn ngõ xóm quanh co... tất cả đều thân thương và nhuốm màu sắc thôn quê Việt Nam. Trời sang thu, không khí giá lạnh, đường làng cũng vắng vẻ. Ngõ trúc quanh co cũng vắng teo không bóng người qua lại. Một bức tranh thu đẹp nhưng đượm nỗi buồn.
Thế rồi trong cái không khí se lạnh đó của thôn quê, những tưởng sẽ không có bóng dáng của con người, ấy vậy mà thật bất ngờ đối với người đọc:
Tựa gối ôm cần, lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Nguyễn Khuyến cũng có tâm trạng giống Nguyễn Trãi khi về ở ẩn. Ông cũng thích câu quanh cày nhàn. Tuy lánh trốn quan trường nhưng vẫn chờ thời để mong có cơ hội ra giúp dân, giúp nước. Như Bạch Cư Dị trong Đi câu để chờ thời.
Câu người không câu cá Nguyễn Khuyến lấy cớ bị đau mắt và cáo quan về ở tại quê nhà từ năm 49 tuổi nhưng nỗi niềm thương dân nhớ nước không lúc nào nguôi.
Đó là nỗi niềm ông nhằm dành cho hai câu thơ cuối. Ông đã miêu tả mình như một ngư ông.
Hai câu kết không có chủ ngữ nhưng người đọc vẫn nhận thấy nhân vật trữ tình hiện lên rõ mồn một và không ai khác chính là cụ Tam nguyên Yên Đổ. Mùa thu ở chốn làng quê vốn rất đẹp và yên tĩnh khiến cho tác giả như muốn hòa tan mình vào không gian trong trẻo thanh cao của mùa thu.
Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi cái điệu xanh trong Thu điếu. Có xanh ao, xanh trời, xanh bèo, xanh bờ... và một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu đưa vèo. Cảnh đẹp êm đềm, tĩnh lặng mà man mác buồn. Mùa thu ở thôn quê chẳng có gì xa lạ, nó chính là cái hồn của cuộc sống, cái duyên của nông thôn, vần thơ: veo-tẻo-vèo-teo-bèo, phép đối tạo nên sự hài hòa cân xứng, điệu thơ nhẹ nhàng, bâng khuâng... cho thấy bút pháp nghệ thuật vô cùng điêu luyện, hồn nhiên - đúng là xuất khẩu thành chương. Thu điếu là một bài thơ thu, tả cảnh ngụ tình tuyệt bút, đã đọc qua một lần thì khó mà quên được.
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Vần eo ở hai câu đầu thể hiện sự co lại, đọng lại không nhúc nhích cho ta cảm giác lạnh lẽo, yên tĩnh một cách lạ thường. Khung ao tuy hẹp nhưng tác giả lại không bị giới hạn mà mở rộng ra nhiều chiều, trong cái se lạnh đó dường như làm cho làn nước ao độ giữa thu, cuối thu như trong trẻo hơn. Những tưởng trong ao thu lạnh lẽo ấy mọi vật sẽ không xuất hiện, thế nhưng thật bất ngờ: Khung ao không trống vắng mà có một chiếc thuyền câu bé tẻo teo khiến cho cảnh thu phần nào thêm ấm cúng. Chiếc thuyền tẻo teo trông thật xinh xắn. Câu thơ đọc lên làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, thân mật biết bao! Với hai câu mở đầu, tác giả sử dụng những từ ngữ gợi hình ảnh, tạo độ gợi cao: lẽo, veo, tẻo teo mang đến cho người đọc nỗi buồn man mác, cảnh vắng vẻ, ít người qua lại. Và rồi hình ảnh:
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
Nghệ thuật đối ở hai câu thực đặc tả về một không gian tĩnh lặng đến tuyệt đối. Mặt nước ao thu trong vắt và phẳng lặng được làn gió thu nhẹ lướt gợn lên những làn sóng nhỏ lăn tăn. Lá vàng là hình ảnh ước lệ nhưng bằng cảm giác tinh tế Nguyễn Khuyến như đo được tốc độ rơi của chiếc lá thu rơi vèo. ở đây tác giả đã quan sát kĩ theo chiếc lá bay trong gió, chiếc lá rất nhẹ và thon thon hình thuyền, chao đảo liệng đi trong không gian rơi xuống mặt ao yên tĩnh. Quả là một người có tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thật sâu sắc mới có thể cảm nhận được những âm thanh tinh tế. Hình ảnh lá rơi làm ta liên tưởng đến hai câu thơ của Trần Đăng Khoa:
Ngoài thềm rơi cái lá đa,
Tiếng rơi rất nhẹ như là rơi nghiêng
Vần eo đã được tác giả mở rộng không gian theo chiều cao, tạo nên sự khoáng đạt, rộng rãi cho cảnh vật:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Từ ao thu tác giả đã cùng ta ngước nhìn lên bầu trời thu với những áng mây không trôi nổi giữa bầu trời mà lơ lửng điểm tô cho trời thu thêm xanh ngắt.
Cảm hứng Nguyễn Khuyến lại trở về với khung cảnh làng quê quen thuộc cũng vẫn hình ảnh tre trúc, vẫn bầu trời thu ngày nào, vẫn ngõ xóm quanh co... tất cả đều thân thương và nhuốm màu sắc thôn quê Việt Nam. Trời sang thu, không khí giá lạnh, đường làng cũng vắng vẻ. Ngõ trúc quanh co cũng vắng teo không bóng người qua lại. Một bức tranh thu đẹp nhưng đượm nỗi buồn.
Thế rồi trong cái không khí se lạnh đó của thôn quê, những tưởng sẽ không có bóng dáng của con người, ấy vậy mà thật bất ngờ đối với người đọc:
Tựa gối ôm cần, lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Nguyễn Khuyến cũng có tâm trạng giống Nguyễn Trãi khi về ở ẩn. Ông cũng thích câu quanh cày nhàn. Tuy lánh trốn quan trường nhưng vẫn chờ thời để mong có cơ hội ra giúp dân, giúp nước. Như Bạch Cư Dị trong Đi câu để chờ thời.
Câu người không câu cá Nguyễn Khuyến lấy cớ bị đau mắt và cáo quan về ở tại quê nhà từ năm 49 tuổi nhưng nỗi niềm thương dân nhớ nước không lúc nào nguôi.
Đó là nỗi niềm ông nhằm dành cho hai câu thơ cuối. Ông đã miêu tả mình như một ngư ông.
Hai câu kết không có chủ ngữ nhưng người đọc vẫn nhận thấy nhân vật trữ tình hiện lên rõ mồn một và không ai khác chính là cụ Tam nguyên Yên Đổ. Mùa thu ở chốn làng quê vốn rất đẹp và yên tĩnh khiến cho tác giả như muốn hòa tan mình vào không gian trong trẻo thanh cao của mùa thu.
Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi cái điệu xanh trong Thu điếu. Có xanh ao, xanh trời, xanh bèo, xanh bờ... và một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu đưa vèo. Cảnh đẹp êm đềm, tĩnh lặng mà man mác buồn. Mùa thu ở thôn quê chẳng có gì xa lạ, nó chính là cái hồn của cuộc sống, cái duyên của nông thôn, vần thơ: veo-tẻo-vèo-teo-bèo, phép đối tạo nên sự hài hòa cân xứng, điệu thơ nhẹ nhàng, bâng khuâng... cho thấy bút pháp nghệ thuật vô cùng điêu luyện, hồn nhiên - đúng là xuất khẩu thành chương. Thu điếu là một bài thơ thu, tả cảnh ngụ tình tuyệt bút, đã đọc qua một lần thì khó mà quên được.