04/06/2017, 00:34
Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
Nam Cao (1915- 1951) là đại diện xuất sắc nhất trong dòng văn học hiện thực trước Cách mạng. Sáng tác của Nam Cao thời kỳ này hướng vào hai đề tài chính là nông dân và tiểu tư sản trí thức nghèo. Trong số các tác phẩm viết về đề tài nông dân thì Chí Phèo được coi là kiệt tác (trong ba kiệt tác thời ...
Nam Cao (1915- 1951) là đại diện xuất sắc nhất trong dòng văn học hiện thực trước Cách mạng. Sáng tác của Nam Cao thời kỳ này hướng vào hai đề tài chính là nông dân và tiểu tư sản trí thức nghèo. Trong số các tác phẩm viết về đề tài nông dân thì Chí Phèo được coi là kiệt tác (trong ba kiệt tác thời kỳ 30-45 là: Tràng giang - Huy Cận, Số đỏ - Vũ Trọng Phụng, Chí Phèo — Nam Cao).
Toàn bộ tác phẩm xoay quanh cái bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo: Chí Phèo muốn sống một cuộc đời lương thiện cũng không được. Phản ánh bi kịch này, tác phẩm của Nam Cao vừa có ý nghĩa xã hội rộng lớn vừa mang tính triết lý, luận lý sâu sắc. Chí Phèo cũng là nhân vật kết tinh ngòi bút nghệ thuật của Nam Cao.
Trước tiên, chúng ta cần hiểu Chí Phèo là nhân vật trung tâm trong tác phẩm của Nam Cao. Nhân vật này được nhà văn thể hiện trong mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Chí Phèo xuất hiện trước mắt mọi người ở thời điểm hiện tại với cơn say rượu, với tiếng chửi độc địa: Hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đã để ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Nhưng ai đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết, hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không biết. Đó là cách xây dựng nhân vật rất độc đáo về lai lịch của Nam Cao. Để trả lời cho câu hỏi trên, nhà văn đã đưa người đọc ngược thời gian, trở về quá khứ để tìm hiểu lí lịch của Chí Phèo: Chí Phèo là một đứa con hoang bị vứt bỏ bên một cái lò gạch cũ. Người ta nhặt hắn đem về trao qua, đổi lại. 20 tuổi, hắn trở thành một canh điền khỏe mạnh, hiền như đất, làm thuê cho nhà Bá Kiến. Đây là hình ảnh của người bần cố nông trước Cách mạng khổ từ trong trứng khổ ra và tứ cố vô thân. Ấy vậy mà, Bá Kiến còn ghen với Chí Phèo một cách vô lý để rồi cố tình đẩy Chí Phèo vào tù một cách oan uống đến bảy, tám năm sau. Ở tù về, Chí Phèo không còn hiền lành như anh canh điền ngày nào. Hắn trở thành một kẻ lưu manh. Thân phận của Chí Phèo là con ong cái kiến kêu gì được oan (Nguyễn Du), là con giun xéo lắm cũng quằn và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo bắt đầu từ đây - khi hắn bị tách khỏi cuộc đời của những người lương thiện. Đến đây, ta đã trả lời được câu hỏi: Ai đã đẻ ra Chí Phèo?
Chính là xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời, chính bọn cường hào địa chủ đã trực tiếp xô đẩy Chí Phèo vào con đường lưu manh, tội lỗi. Dụng ý của Nam Cao thật sâu sắc khi ông trình bày cái gọi là lí lịch của Chí Phèo, khi ông tạo dựng màn đầu cái bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo.
Từ lúc ở tù về, Chí Phèo phải sống một chuỗi dài đau khổ nhất cuộc đời. Hắn đã trở thành một kẻ lưu manh từ đầu đến chân để kiếm ăn. Hình dáng hắn vô cùng dị dạng so với những người lương thiện: Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết, quần thì quần nái đen, áo lại là áo tây vàng, cái ngực thì phanh ra, có hình xăm trổ của ông tướng cầm chùy,... Hành động của Chí Phèo thì bê tha, bạo ngược: Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở quán uống rượu với thịt chó suốt từ trưa cho tới xế chiều rồi say khướt, rồi quỵt nợ, rồi đòi đốt quán của người bán hàng, rồi cầm vỏ chai đến nhà Bá Kiến (Lý Kiến xưa), rồi tự rạch mặt, ăn vạ,...
Từ một nông dân hiền lành, lương thiện, bây giờ, Chí Phèo đã bị tha hóa cả về nhân hình lần nhân tính. Nam Cao đã lựa ra hai chi tiết rất đắt để thể hiện triệt để tính cách lưu manh của Chí Phèo: Những cơn say và những tiếng chửi. Đây là cái bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo bị đẩy tới mức độ cao mà không trào, tức mà uất nghẹn. Chí Phèo đã trở thành kẻ đối lập, khác biệt hoàn toàn với xã hội lương thiện. Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành tay chân, tôi tớ, thành công cụ làm giàu cho hắn, thành kẻ gây đau khổ cho những con người của xã hội lương thiện và đau khổ: Hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập phá bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện. Đau khổ hơn nữa là Chí Phèo đã bị xã hội lương thiện bỏ rơi. Xã hội của những người lương thiện không còn chấp nhận hắn nữa: Tất cả dân làng đều sợ hắn và tránh mặt hắn mỗi lần hắn đi qua. Chí Phèo trở thành kẻ đau khổ nhất trong xã hội của những người nông dân thời kì tiền khởi nghĩa. Khi Tắt đèn của Ngô Tất Tố và Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan ra đời, tôi chắc ít ai nghĩ rằng thân phận người nông dân lại có những nỗi khổ nào hơn những nỗi khổ của chị Dậu, anh Pha. Nhưng khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ những trang văn của Nam Cao thì người ta liền nhận ngay ra rằng: Đây mới là hiện thân đầy đủ nhất những gì khốn cùng của người dân ở nước thuộc địa, bị chà đạp, bị cào xé, bị hủy hoại từ nhân hình đến nhân tính. Chị Dậu phải bán con, bán chó, bán sữa nhưng chị còn được là Người. Chí Phèo phải bán cả linh hồn, bán cả diện mạo của mình để trở thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại (Nguyễn Đăng Mạnh - Nhớ Nam Cao, nghĩ về mấy bài học sáng tác của anh).
Nhưng có một sự việc xảy ra đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời Chí Phèo - đó là cuộc gặp gỡ Chí Phèo - Thị Nở. Đây không phải là chuyện Đôi lứa xứng đôi để câu khách. Đây là những trang viết đầy tính nhân đạo: Hai con người đau khổ nhất hi vọng nương tựa vào nhau để sống một cuộc đời lương thiện. Thị Nở - người đàn bà xấu xí, bất hạnh ấy đã thức tỉnh niềm khát khao được sống lương thiện trong Chí Phèo. Gặp Thị Nở rồi, Chí Phèo ăn năn với quá khứ tội lỗi, buồn với cảnh già, cảnh nghèo của hiện tại và mong manh hy vọng vào tương lai. Bát cháo hành là tình người mà Thị Nở mang đến cho Chí Phèo, làm cho Chí Phèo cảm động. Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng, mắt hình như ươn ướt. Nam Cao như đã nhập thân vào nhân vật Chí Phèo để thể hiện đúng được tâm trạng Chí Phèo lúc đó: Trời ơi, hắn thèm lương thiện! Hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao. Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Và đồng thời, một buổi sáng tỉnh rượu, khi đón nhận những âm thanh vang động của cuộc đời, như tiếng chim hót, tiếng người đi chợ lao xao trao đổi về giá cả, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá,... thì ước mơ về cuộc sống lương thiện đã thức dậy trong Chí Phèo - ước mơ mà Chí đã xây dựng từ những ngày còn trẻ, những ngày chưa đi ở tù. Hình như, có một thời, hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Nam Cao đã phát hiện, chỉ ra được bản chất của người cố nông lương thiện trong con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chính điều này đã dẫn đến cái bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo ở cuối tác phẩm.
Nhưng Chí Phèo không thể quay trở về cuộc sống lương thiện được nữa. Nguyên nhân trực tiếp là bà cô của Thị Nở ngăn cản. Nguyên nhân sâu xa là do Chí Phèo đã bị đẩy quá sâu vào con đường tội lỗi. Nam Cao đã miêu tả chân thực và sinh động những diễn biến tâm lý của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở tuyệt tình. Lúc đầu, Chí Phèo nuối tiếc những ngày được sống cùng Thị Nở, được sống trong tình thương con người:
Hắn bỗng nhiên ngẩn người, thoáng một cái, hắn lại như thấy hơi cháo hành. Khi Thị Nở bỏ về thì Chí Phèo hốt hoảng vì thấy mình bị bỏ rơi thực sự. Hắn sửng sốt đứng lên gọi lại (...) hắn đuổi theo thị, nắm lấy tay.... Nhưng Thị Nở đã đẩy ngã Chí Phèo và bỏ về, bỏ mặc Chí sống trong đau khổ, tuyệt vọng: Hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành, hắn ôm mặt khóc rưng rức. Bị đẩy tới đường cùng, Chí Phèo đã phản ứng liều lĩnh và quyết liệt. Hắn uống rượu say, mang theo dao nhọn, định đến nhà Thị Nở để đâm chết bà cô của thị, trả thù. Nhưng vì quen chân, lại đi trong lúc say nên Chí Phèo đã đến nhà Bá Kiến. Đến đây thì bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo đi đến đĩnh điểm. Chí Phèo đã ý thức được quyền sống, quyền làm người, đòi Bá Kiến trả lại cho Chí Phèo quyền làm người lương thiện: Tao muốn làm người lương thiện. Nhưng Chí Phèo không thể quay trở lại cuộc đời lương thiện được nữa vì dù chủ quan hay khách quan thì Chí Phèo cũng đã gây ra quá nhiều tội ác. Trong những phút cuối cùng của cuộc đời mình, Chí Phèo đã có đủ tỉnh táo để nhận ra điều đó? Hay Nam Cao cố tình viết thế để người đọc tự trả lời? Đó cũng là một sự khéo léo của nhà văn. Chỉ biết, Hắn lắc đầu: Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho hết những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện được nữa!. Và Chí Phèo đã đâm chết Bá Kiến rồi tự kết liễu đời mình. Tiếng nói cuối đời trên đây của Chí Phèo là tiếng kêu tuyệt vọng. Hành động cuối đời của Chí là hành động của một kẻ cùng đường. Sau khi Chí Phèo chết, Thị Nở thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ hoang và vắng người qua lại. Rất có thể, một Chí Phèo con sẽ ra đời và nỗi khổ của người nông dân là tuyệt đối, truyền kiếp. Mà cũng vì thế, cái bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo càng trở nên bi đát hơn, bế tắc hơn. Gấp lại trang sách cuối cùng của tác phẩm Chí Phèo, người đọc vẫn còn cảm nhận được dư âm quằn quại của nó - cái tiếng vọng vang dội từ tác phẩm của Nam Cao.
Đó là tiếng kêu cứu: Hãy cứu lấy con người! Hãy để cho con người được quyền sống làm người lương thiện! Hãy ngăn chặn cái xấu, cái ác, đừng để nó chà đạp lên nhân phẩm, giá trị của con người và cướp đi cả sinh mệnh của họ! Trong tác phẩm Đời thừa, Nam Cao cũng từng suy nghĩ: Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có. Và trong thực tế sáng tác, Nam Cao đã làm được điều đó qua Chí Phèo. Nếu như trong Tắt đèn, Ngô Tất Tố viết về nỗi khổ của người nông dân do sưu thuế, nếu như trong Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan viết về nỗi khổ của người nông dân bị địa chủ, cường hào cướp đoạt ruộng đất thì trong tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao lại viết về tình trạng một bộ phận nông dân bị tha hóa, bị đẩy vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Nhân vật Chí Phèo của Nam Cao muốn sống lương thiện cũng không được. Nhà văn không đao to búa lớn nhưng cách mà ông xây dựng ngoại hình, hành động, cách mà ông phân tích tâm lý (nội tâm), cách mà ông sử dụng ngôn ngữ đa thanh cho nhận vật đã làm nên một Chí Phèo đầy giá trị nhân văn, triết lý, một Chí Phèo kiệt tác của văn học hiện thực phê phán Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Trước tiên, chúng ta cần hiểu Chí Phèo là nhân vật trung tâm trong tác phẩm của Nam Cao. Nhân vật này được nhà văn thể hiện trong mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Chí Phèo xuất hiện trước mắt mọi người ở thời điểm hiện tại với cơn say rượu, với tiếng chửi độc địa: Hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đã để ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Nhưng ai đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết, hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không biết. Đó là cách xây dựng nhân vật rất độc đáo về lai lịch của Nam Cao. Để trả lời cho câu hỏi trên, nhà văn đã đưa người đọc ngược thời gian, trở về quá khứ để tìm hiểu lí lịch của Chí Phèo: Chí Phèo là một đứa con hoang bị vứt bỏ bên một cái lò gạch cũ. Người ta nhặt hắn đem về trao qua, đổi lại. 20 tuổi, hắn trở thành một canh điền khỏe mạnh, hiền như đất, làm thuê cho nhà Bá Kiến. Đây là hình ảnh của người bần cố nông trước Cách mạng khổ từ trong trứng khổ ra và tứ cố vô thân. Ấy vậy mà, Bá Kiến còn ghen với Chí Phèo một cách vô lý để rồi cố tình đẩy Chí Phèo vào tù một cách oan uống đến bảy, tám năm sau. Ở tù về, Chí Phèo không còn hiền lành như anh canh điền ngày nào. Hắn trở thành một kẻ lưu manh. Thân phận của Chí Phèo là con ong cái kiến kêu gì được oan (Nguyễn Du), là con giun xéo lắm cũng quằn và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo bắt đầu từ đây - khi hắn bị tách khỏi cuộc đời của những người lương thiện. Đến đây, ta đã trả lời được câu hỏi: Ai đã đẻ ra Chí Phèo?
Chính là xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời, chính bọn cường hào địa chủ đã trực tiếp xô đẩy Chí Phèo vào con đường lưu manh, tội lỗi. Dụng ý của Nam Cao thật sâu sắc khi ông trình bày cái gọi là lí lịch của Chí Phèo, khi ông tạo dựng màn đầu cái bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo.
Từ lúc ở tù về, Chí Phèo phải sống một chuỗi dài đau khổ nhất cuộc đời. Hắn đã trở thành một kẻ lưu manh từ đầu đến chân để kiếm ăn. Hình dáng hắn vô cùng dị dạng so với những người lương thiện: Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết, quần thì quần nái đen, áo lại là áo tây vàng, cái ngực thì phanh ra, có hình xăm trổ của ông tướng cầm chùy,... Hành động của Chí Phèo thì bê tha, bạo ngược: Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở quán uống rượu với thịt chó suốt từ trưa cho tới xế chiều rồi say khướt, rồi quỵt nợ, rồi đòi đốt quán của người bán hàng, rồi cầm vỏ chai đến nhà Bá Kiến (Lý Kiến xưa), rồi tự rạch mặt, ăn vạ,...
Nhưng có một sự việc xảy ra đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời Chí Phèo - đó là cuộc gặp gỡ Chí Phèo - Thị Nở. Đây không phải là chuyện Đôi lứa xứng đôi để câu khách. Đây là những trang viết đầy tính nhân đạo: Hai con người đau khổ nhất hi vọng nương tựa vào nhau để sống một cuộc đời lương thiện. Thị Nở - người đàn bà xấu xí, bất hạnh ấy đã thức tỉnh niềm khát khao được sống lương thiện trong Chí Phèo. Gặp Thị Nở rồi, Chí Phèo ăn năn với quá khứ tội lỗi, buồn với cảnh già, cảnh nghèo của hiện tại và mong manh hy vọng vào tương lai. Bát cháo hành là tình người mà Thị Nở mang đến cho Chí Phèo, làm cho Chí Phèo cảm động. Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng, mắt hình như ươn ướt. Nam Cao như đã nhập thân vào nhân vật Chí Phèo để thể hiện đúng được tâm trạng Chí Phèo lúc đó: Trời ơi, hắn thèm lương thiện! Hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao. Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Và đồng thời, một buổi sáng tỉnh rượu, khi đón nhận những âm thanh vang động của cuộc đời, như tiếng chim hót, tiếng người đi chợ lao xao trao đổi về giá cả, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá,... thì ước mơ về cuộc sống lương thiện đã thức dậy trong Chí Phèo - ước mơ mà Chí đã xây dựng từ những ngày còn trẻ, những ngày chưa đi ở tù. Hình như, có một thời, hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Nam Cao đã phát hiện, chỉ ra được bản chất của người cố nông lương thiện trong con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chính điều này đã dẫn đến cái bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo ở cuối tác phẩm.
Nhưng Chí Phèo không thể quay trở về cuộc sống lương thiện được nữa. Nguyên nhân trực tiếp là bà cô của Thị Nở ngăn cản. Nguyên nhân sâu xa là do Chí Phèo đã bị đẩy quá sâu vào con đường tội lỗi. Nam Cao đã miêu tả chân thực và sinh động những diễn biến tâm lý của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở tuyệt tình. Lúc đầu, Chí Phèo nuối tiếc những ngày được sống cùng Thị Nở, được sống trong tình thương con người:
Hắn bỗng nhiên ngẩn người, thoáng một cái, hắn lại như thấy hơi cháo hành. Khi Thị Nở bỏ về thì Chí Phèo hốt hoảng vì thấy mình bị bỏ rơi thực sự. Hắn sửng sốt đứng lên gọi lại (...) hắn đuổi theo thị, nắm lấy tay.... Nhưng Thị Nở đã đẩy ngã Chí Phèo và bỏ về, bỏ mặc Chí sống trong đau khổ, tuyệt vọng: Hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành, hắn ôm mặt khóc rưng rức. Bị đẩy tới đường cùng, Chí Phèo đã phản ứng liều lĩnh và quyết liệt. Hắn uống rượu say, mang theo dao nhọn, định đến nhà Thị Nở để đâm chết bà cô của thị, trả thù. Nhưng vì quen chân, lại đi trong lúc say nên Chí Phèo đã đến nhà Bá Kiến. Đến đây thì bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo đi đến đĩnh điểm. Chí Phèo đã ý thức được quyền sống, quyền làm người, đòi Bá Kiến trả lại cho Chí Phèo quyền làm người lương thiện: Tao muốn làm người lương thiện. Nhưng Chí Phèo không thể quay trở lại cuộc đời lương thiện được nữa vì dù chủ quan hay khách quan thì Chí Phèo cũng đã gây ra quá nhiều tội ác. Trong những phút cuối cùng của cuộc đời mình, Chí Phèo đã có đủ tỉnh táo để nhận ra điều đó? Hay Nam Cao cố tình viết thế để người đọc tự trả lời? Đó cũng là một sự khéo léo của nhà văn. Chỉ biết, Hắn lắc đầu: Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho hết những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện được nữa!. Và Chí Phèo đã đâm chết Bá Kiến rồi tự kết liễu đời mình. Tiếng nói cuối đời trên đây của Chí Phèo là tiếng kêu tuyệt vọng. Hành động cuối đời của Chí là hành động của một kẻ cùng đường. Sau khi Chí Phèo chết, Thị Nở thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ hoang và vắng người qua lại. Rất có thể, một Chí Phèo con sẽ ra đời và nỗi khổ của người nông dân là tuyệt đối, truyền kiếp. Mà cũng vì thế, cái bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo càng trở nên bi đát hơn, bế tắc hơn. Gấp lại trang sách cuối cùng của tác phẩm Chí Phèo, người đọc vẫn còn cảm nhận được dư âm quằn quại của nó - cái tiếng vọng vang dội từ tác phẩm của Nam Cao.
Đó là tiếng kêu cứu: Hãy cứu lấy con người! Hãy để cho con người được quyền sống làm người lương thiện! Hãy ngăn chặn cái xấu, cái ác, đừng để nó chà đạp lên nhân phẩm, giá trị của con người và cướp đi cả sinh mệnh của họ! Trong tác phẩm Đời thừa, Nam Cao cũng từng suy nghĩ: Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có. Và trong thực tế sáng tác, Nam Cao đã làm được điều đó qua Chí Phèo. Nếu như trong Tắt đèn, Ngô Tất Tố viết về nỗi khổ của người nông dân do sưu thuế, nếu như trong Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan viết về nỗi khổ của người nông dân bị địa chủ, cường hào cướp đoạt ruộng đất thì trong tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao lại viết về tình trạng một bộ phận nông dân bị tha hóa, bị đẩy vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Nhân vật Chí Phèo của Nam Cao muốn sống lương thiện cũng không được. Nhà văn không đao to búa lớn nhưng cách mà ông xây dựng ngoại hình, hành động, cách mà ông phân tích tâm lý (nội tâm), cách mà ông sử dụng ngôn ngữ đa thanh cho nhận vật đã làm nên một Chí Phèo đầy giá trị nhân văn, triết lý, một Chí Phèo kiệt tác của văn học hiện thực phê phán Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.