Phân tích tác phẩm Rừng xà nu để thấy được khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
Nguyễn Trung Thành – một trong những nhà văn có duyên nợ với mảnh đất Tây Nguyên- một dải núi non hùng vĩ của Tổ quốc, mảnh đất nhiều cảm xúc. Ông là nhà văn trưởng thành trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Truyện ngắn “Rừng xà nu” là một thành tựu của ông. Truyện mang đậm ...
Nguyễn Trung Thành – một trong những nhà văn có duyên nợ với mảnh đất Tây Nguyên- một dải núi non hùng vĩ của Tổ quốc, mảnh đất nhiều cảm xúc. Ông là nhà văn trưởng thành trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Truyện ngắn “Rừng xà nu” là một thành tựu của ông. Truyện mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Thật vậy, trong bối cảnh Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc. Trong khi miền Bắc chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa thì miền Nam lại phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chống lại chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mĩ. Cách mạng rơi vào thời kì đen tối. Năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền
Nam và tiến hành đánh phá ác liệt miền Bắc. Rừng xà nu được viết trong bối cảnh không khí sục sôi chống Mĩ. Thông qua hình tượng những người anh hùng ở một buôn làng hẻo lánh bên cạnh sức sống cánh rừng xà nu bạt ngàn, Nguyễn Trung Thành đã đặt ra một vấn đề mang tầm vóc lịch sử lớn lao: Cầm vũ khí tiêu diệt kẻ thù để mang lại tự do cho đất nước, sự sống cho dân tộc.
Để làm rõ vấn đề trên, đọc truyện ngắn Rừng xà nu, ta phải hiểu khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn bộc lộ rất rõ. Khuynh hướng sử thi được hiểu là những áng văn tự sự có quy mô lớn, miêu tả và ca ngợi những sự kiện mang tính chất toàn dân, có ý nghĩa trọng đại. Con người như một bức tượng đài lí tưởng luôn làm tròn bổn phận, trách nhiệm phục sự đồng bào, phục sự tổ quốc. Lời văn sử thi cũng mang giọng điệu ngợi ca, trịnh trọng. Sử thi luôn đi kèm với cảm hứng lãng mạn. Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, giàu cảm xúc. Nó ca ngợi vẻ đẹp của con người, ca ngợi chủ nghxia anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
Ở trong truyện ngắn này, tính sử thi được biểu lộ trước hết ở sự kiện có tính chất toàn dân được nhắc tới. Đó chính là vận mệnh của làng Xô Man. Họ phải đứng lên chống đế quốc Mĩ. Đó cũng là câu chuyện chung của cả Tấy Nguyên, cả miền Nam, cả đất nước trong những ngày chiến đấu chống đế quốc Mĩ. Tình thế bị o ép của làng Xô Man trước ngày đồng khởi là bức tranh sinh động về cuộc sống đau thương của đồng bào miền Nam trong những ngày Mĩ thi hành luật 10-59, khủng bố những người yêu nước, yêu dân tộc. Khi làng Xô Man đứng dậy đại diện cho bộ mặt của cả nước quyết tâm đánh thắng Mĩ.
Tính sử thi trong truyện ngắn Rừng xà nu còn thể hiện ở khía cạnh Nguyễn Trung Thành đã xây dựng hình tượng tập thể anh hùng. Những anh hùng này đại diện cho làng Xô Man. Mỗi một người đều có những nét riêng nhưng chung quy lại họ có chung bản lĩnh gan gạ, trung thực, ý chí kiên cường bất khuất. chiến công mà họ lập được có nhỏ, có lớn nhưng đều rất vẻ vang. Trong đó, tiêu biểu là anh Quyết, cụ Mết, anh Tnu, chị Mai, co Dít, bé Heng. Họ đều lập công góp sức mình vào sự nghiệp đấu tranh vĩ đại trường tồn của dân tộc. Lí tưởng của họ gắn với cả vận mệnh của dân tộc. Nếu như cụ Mết được coi là trưởng già lão luyện kinh nghiệm đầy mình, là cây xà nu già cỗi, là linh hồn của làng xô Man, là người lưu giữ truyền thống của làng. Cụ Mết được nhà văn miêu tả: “ quắc thước như xưa, râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bong, mắt vẫn sáng và xếch ngược”, “ sáu mươi tuổi mà tiếng nói vẫn ồ ồ dội vang trong lồng ngực”. Khi ở ranh giới giữa sự sống và cái chết, tiếng hô của cụ vẫn vang lên: “Chém! Chém hết. Những cây rựa sang loáng vung lên. Dưới lưỡi mác của cụ Mết, thằng Dục chỉ huy nằm gục trên vũng máu..”. Trong đêm định mệnh ấy, cụ Mết trong tư thế lẫm liệt của người chiến thắng đã sang sảng kêu gọi dân làng vùng lên cầm vũ khí giết giặc. Cụ Mết được tác giả miêu tả như một người anh hùng của buôn làng, là người thắp sáng ngọn lửa nhiệt huyết cho thế hệ trẻ tiếp nối.
Tiếp đến là T.nú. Anh là chàng trai gan dạ, dũng cảm, là niềm tự hào của làng xô Man. Cuộc đời anh đầy nước mắt và đau thương song với phẩm chất anh hùng của T.nú được tôn luyện trong mưa bom bão đạn nơi chiến tranh khốc liệt. Thuở nhỏ anh được anh Quyết – một cán bộ hoạt động cách mạng dạy chữ, truyền nhiệt huyết. Hình ảnh t.nú bị giặc bắt, tra tấn với mười ngón tay bốc cháy đã để lại trong lòng người đọc biết bao mất mát, đau thương. Ngọn lửa xà nu cháy rừng rực trên mười đầu ngón tay của anh đã làm sang bừng lên dũng khí và tinh thần bất khuất của T.nú.
Mai, Dít, bé Heng là hiện thân của cây xà nu mới lớn. Ở Dít đó là một cô gái với lòng dũng cảm, sự thông minh với “đôi mắt mở to và bình thản” hay bé Heng với hình ảnh “đội cái mũ sụp xin được của một anh giải phóng, mặc chiếc áo bà ba dài phết đít, vẫn đóng khố, sung đeo chéo ngang lưng”…
Có thể thấy, chất anh hùng tự ngàn đời chảy vào huyết quản, thấm nhuần vào trong máu từ già làng Mết chảy qua T.nú, chảy qua Mai tới Dít, truyền tiếp qua Heng và Heng chảy vào những cây xà nu mới mọc. Dân tộc Việt Nam dù có hi sinh nhưng vẫn không bao giờ lùi bước trước quân thù:
“Nước Việt Nam từ trong máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sang lòa”
(Nguyễn Đình Thi)
Chất sử thi còn được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. Mở đầu truyện ngắn là hình ảnh “cả rừng xà nu hàng vạn cây” thì kết thúc truyện cũng là hình ảnh rừng xà nu “nối tiếp nhau chạy đến chân trời”. Truyện mở ra một cuộc đụng độ quyết liệt giữa làng Xô Man với bọn Mĩ-Diệm. Rừng xà nu cũng là nạn nhân, là chứng nhân lịch sử trong cuộc đụng độ ấy.Nhà văn cũng đã chứng kiến cảnh “có những cây bị chặt đứt ngang nửa than mình đổ ào ào như một trận bão” hay “có những cây con vừa mới lớn ngang tầm ngực người bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn lóng, vết thương không lành được cứ loét mãi ra, năm mười hôm sau thì cây chết”. Mặc dù trong bom đạn chiến tranh, thương tích đầy mình nhưng cây xà nu vẫn vươn lên mạnh mẽ như người dân Tây Nguyên kiên cường, bất khuất rắn rỏi trước kẻ thù. Cây xà nu ham ánh sang, yêu tự do, luôn vươn lên đón ánh nắng và khí trời. Cây xà nu vững chãi với thế đứng “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho cả dân làng”. Đó là biểu tượng của làng Xô Man.
Tính sử thi còn được thể hiện ở chất giọng văn tha thiết, truyền cảm trang trọng khi kể về sự tích của làng Xô Man. Giọng văn vừa hào hùng, vừa bi tráng khi miêu tả vẻ dẹp thiên nhiên Tây Nguyên thong qua cánh rừng xà nu bạt ngàn. Theo lời kể của cụ Mết, ta như chìm đóng trong dòng chảy của thời gian, không gian và kí ức. Kết cấu kể chuyện theo lối vòng tròn tạo nên dư âm hùng tráng kết hợp với biện pháp nhân hóa, liên tưởng tưởng tượng phong phú cây xà nu như con người Xô Man.
Khuynh hướng sử thi trong truyện ngắn rừng xà nu còn kết hợp chặt chẽ với cảm hứng lãng mạn, tạo nên chất trữ tình đắm say lòng người. Hình tuwojng cây xà nu và hình tượng nhân vật T.nú là một sang tạo nghệ thuật đặc sắc của tác giả, góp phần làm nên vẻ đẹp sử thi và tô đậm cảm hứng lãng mạn của tác phẩm. Rừng xà nu không chỉ tiêu biểu cho sáng tác của Nguyễn Trung Thành mà còn tiêu biểu cho khuynh hướng thẩm mĩ của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975.
Tóm lại, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là truyện ngắn không chỉ miêu tả về thiên nhiên mà nó còn là biểu tượng của làng Xô Man. Nó ẩn dụ cho hình tượng người dân làng Xô man gan dạ, kiên cường, sẵn sàng hi sinh tính mạng mình để bảo vệ làng, bảo vệ đất nước. Qua truyện ngắn, tài năng, tình cảm của nhà văn về thiên nhiên, con người Tây Nguyên càng được bộc lộ rõ rệt. Dù rằng cuộc chiến tranh khốc liệt đó đã đi qua song hình tượng về những người anh hùng ấy luôn còn mãi trong tâm trí người đọc.
Từ khóa tìm kiếm
- khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong rừng xà nu
- phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong Rừng xà nu
- phân tích tác phẩm rừng xa nu
- khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong rừng xà
- tính sử thi và cảm hứng lãng mạn trong tác phẩm rừn xà nu
- cảm nhận về nhân vật tnu và việt de tu do thay duoc but phap su thi va cam hung lang man
- phân tích rừng xà nu
- cảm nhận về nhân vật tnu và việt de thay duoc but phap su thi va cam hung lang man
- tính sử thi trong rừng xà nu
- cảm hứng lãng mạn trong rừng xà nu