Qua tác phẩm “Chữ người tử tù” hãy làm sáng tỏ nhận định: “Yêu cái đẹp là thường thức. Tạo ra cái đẹp là nghệ thuật. Nhưng biết trân trọng cái đẹp mới là người nghệ sĩ chân chính”
Ralph Waldo Emerson đã từng nói: “Yêu cái đẹp là thường thức. Tạo ra cái đẹp là nghệ thuật. Nhưng biết trân trọng cái đẹp mới là người nghệ sĩ chân chính”. Nhà văn Nguyễn Tuân đã làm cho ta hiểu rõ câu nói trên qua các tác phẩm của ông, “Chữ người tử tù” cũng là một trong ...
Ralph Waldo Emerson đã từng nói: “Yêu cái đẹp là thường thức. Tạo ra cái đẹp là nghệ thuật. Nhưng biết trân trọng cái đẹp mới là người nghệ sĩ chân chính”. Nhà văn Nguyễn Tuân đã làm cho ta hiểu rõ câu nói trên qua các tác phẩm của ông, “Chữ người tử tù” cũng là một trong những tác phẩm chỉ ra được sự trân trọng cái đẹp đáng quý như thế nào.
“Chữ người tử tù” dựng lên một thế giới tăm tối tù ngục, trong đó tác giả đã xây dựng nên hình ảnh hai nhân vật thật sự đối lập nhau, loại người thứ nhất, theo Nguyễn Tuân thường là những linh hồn đẹp còn sót lại của một thời dĩ vãng, loại người ấy hiển nhiên là hiếm hoi, còn lại là kẻ tiểu nhân phàm tục đầy rẫy thù hằn.
Trong cái tăm tối ấy, hiện lên ba đốm sáng lẻ loi, cô đơn: Huấn Cao, người quản ngục, viên thơ lại. Đây là những con người tài hoa, biết trân trọng cái đẹp nhưng lại ở trong những nơi không phát triển tốt cho cái đẹp đó. Họ tình cờ gặp nhau từ kẻ thù thành tri kỉ. Ba đốm sáng cô đơn đó đã tạo nên một ngọn lửa, ngọn lửa thắp sáng chốn tù ngục tăm tối ấy. Cái đẹp như được sống dậy giữa cái nhơ nhớp ngục tù. Các nhân vật trong truyện của Nguyễn Tuân đã cho ta thấy rõ cái tài, cái đẹp, cái thiên lương. Khi Huấn Cao coi viên quản ngục là một con người hiếm thấy ở nơi tăm tối này, mà ban đầu ông nhìn bằng con mắt khinh bỉ nhưng sau khi biết được viên quan ngục thật sự là một con người biết trân trọng cái đẹp, biết giá trị đích thực và nâng niu cái đẹp. Hành động của viên quản ngục đã thể hiện rõ mình là một người nghệ sĩ chân chính. Có những cái cúi đầu, quỳ lạy khiến ta trở nên hèn hạ, nhưng có những cái cúi đầu làm cho ta trở nên cao cả hơn, đó là cái cúi đầu trước cái đẹp, trước cái thiền lương. Cái đẹp càng sống dậy ở những chỗ tưởng chừng như tăm tối nhất nó sẽ càng trở nên hoàn hảo và tỏa sáng. Nhân cách của con người cũng như vậy, dù trong hoàn cảnh nào chăng nữa, nhưng nếu tâm hồn lương thiện thì dù có ở nơi tù ngục thì vẫn mãi thanh tao.
Qua tác phẩm của Nguyễn Tuân đã cho ta thấy rằng dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào, có khắc nghiệt đến đâu đi chăng nữa thì cái đẹp vẫn luôn bất tử và tồn tại muôn đời. Biết thưởng thức và tạo ra cái đẹp, trân trọng nó, yêu nó thì mới có thể trở thành một người nghệ sĩ chân chính. Cái đẹp ngày nay không còn như cái đẹp ngày xưa nữa. Con người thường chạy đua theo những mốt mới, đua đòi theo phong cách nước ngoài, lãng quên đi những cái đẹp đáng được chân trọng. Hình ảnh những ông đồ ngồi cho chữ Nho vào ngày Tết, hình ảnh những trò chơi dân gian, những ngày hội dân tộc, tuy còn đó, nhưng đã không còn được trân trọng nữa. Chúng ta đang dần quên lãng đi những giá trị nhân văn trong đó. Dù biết rằng, đất nước cần đổi mới, cần hội nhập, nhưng chúng ta đừng hòa tan, hãy gìn giữ những giá trị tinh thần đó. Giới trẻ ngày nay chính là tương lai của đất nước mai sau, vì vậy, chúng ta nên cố gắng học tập những cái mới nhưng phải có chọn lọc. Đừng biến chúng ta thành một bản sao của một nước nào đó, hãy đưa và nâng những cái đẹp quê hương để nó xứng tầm với thế giới. Biến chúng ta thành những người nghệ sĩ chân chính nhất.
Vì vậy, hãy để cái đẹp luôn tồn tại theo thời gian, hãy trân trọng gìn giữ nó, và hãy quý mến những người biết trân trọng cái đẹp, cái thiền lương.
Từ khóa tìm kiếm
- bang nhung hieu biet cua em ve cuoc songve tac pham chu nguoi tu tucua nhuyen tuan em hay chung monh ve nhan dinh sau yeu cai dep la su thuong thuc tao ra cai dep la mot ngje thuat chan trong cai dep la ́ mot nghe si cham chinh
- qua tác phẩm chữ người tử tù chúng minh nhaajn định yêu cái đẹp là suự thưởng thức tạo ra cái đẹp à nghệ sĩ
- trân trọng cái đẹp mới là người nghệ sĩ