Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan
Có thể nói, bạn đọc đã rất quen thuộc với những tác phẩm của Nguyễn Công Hoan. Có nhận xét rằng: ông là một người khai mở và phát triển một thể loại truyện ngắn hiện đại, đặc biệt là truyện ngắn trào phúng mà cho đến nay, chưa có một cây bút nào kế thừa. Dù sáng tác rất nhiều với hơn 200 truyện ...
Có thể nói, bạn đọc đã rất quen thuộc với những tác phẩm của Nguyễn Công Hoan. Có nhận xét rằng: ông là một người khai mở và phát triển một thể loại truyện ngắn hiện đại, đặc biệt là truyện ngắn trào phúng mà cho đến nay, chưa có một cây bút nào kế thừa. Dù sáng tác rất nhiều với hơn 200 truyện ngắn, 30 truyện dài và nhiều bài báo khác. Nhưng ở các tác phẩm của ông, đều hiện lên một phong cách rất riêng, rất Nguyễn Công Hoan. Chính ông cũng là một trong những bậc thầy trong thể loại viết truyện ngắn châm biếm. Điều này được thể hiện rõ qua bài Tinh thần thể dục.
Tinh thần thể dục là một truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan. Tác phẩm phê phán thói giả dối, chính sách lừa bịp mị dân của bọn cầm quyền thực dân phong kiến. Quan trên sức giấy xuống bắt người dân xã Ngũ Vọng phải tập trung để lên sân vận động để xem bóng đá. Nhân dân trong xã không ai muốn đi. Người trốn chạy, người lo lót, người van xin để không phải đi xem bóng đá. Lý trưởng phải đe dọa, bắt bớ, lùng sục nhưng cuối cùng vẫn không đủ số người đi xem theo lệnh quan trên. Cuộc dẫn người đi xem bóng đá diễn ra giống như một cuộc bắt phu phen vậy. Câu chuyện được chia thành 6 đoạn. Mỗi đoạn thể hiện một nội dung. Sáu nội dung ấy tạo thành một cốt truyện chặt chẽ, được phát triển theo trình tự logic trước sau của việc bắt người đi xem đá bóng.
Cũng như thế, truyện ngắn Tinh thần thể dục không có cấu trúc như một câu chuyện có tình huống, chi tiết trong quan hệ một vài nhân vật chính như những truyện ngắn khác mà Nguyễn Công Hoan xây dựng bằng những chuỗi sự việc liên tiếp được sâu chuỗi lại quanh chính những mâu thuẫn ấy. Đó chính là những mâu thuẫn trào phúng: mâu thuẫn giữa bề ngoài là rất tốt đẹp vì “sức khỏe là niềm vui của con người, tập thể dục để rèn luyện sức khỏe là một việc làm vô cùng cần thiết”. Với những thực chất bịp bợm: là tai họa, là điêu đứng, đói khát, thậm chí là bị ốm, chết của chính những chính sách thể dục thể thao của chính quyền thực dân. Ở các nhà văn khác, người ta thường thấy, tính cách, tâm trạng của nhân vật là trung tâm, chi phối cốt truyện. Thì ở truyện ngắn này của Nguyễn Công Hoan ta lại thấy tập trung xoay quanh hành động, việc làm của các nhân vật mà ta gọi là kiểu truyện ngắn có tình huống nghiêng về hành động.
Tác phẩm giống như một kịch bản nhiều nhân vật, với những lời lẽ, giọng điệu khác nhau. Ở đoạn một là sự nhận lệnh từ cấp trên. Đây là một mệnh lệnh khá đặc biệt, độc đáo, không giống với các mệnh lệnh thông thường khác. Phải đi xem đá bóng. Nhưng ở đoạn hai lại có tình tiết van xin của anh Mịch xin ông Lí cho miễn cho việc đi xem bóng đá vì anh còn phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị. Những lời van xin thống thiết của anh không làm ông Lí động lòng. Hết người van xin lại đến nài nỉ: Bác Phô gái xin ông Lí cho chồng mình không phải đi xem bóng đá với lí do ốm đau. Bác Phô còn mang theo cả cành cau biếu ông Lí. Lời van xin cũng không kém phần thống thiết những ông Lí cũng rất kiên quyết “Ốm gần chết cũng phải đi. Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi, thì người ta đá bóng cho chó xem à?”. Rồi lại đến đút lót để không phải đi…Như vậy, tác giả đã tạo nên một mâu thuẫn trào phúng rất đặc sắc. Đi xem bóng đá là một hoạt để thao nhưng trong câu chuyện này, xem bóng đá lại trở thành một tai họa với người dân. Mỗi đoạn là một mâu thuẫn hỗ trợ làm nổi bật mâu thuẫn chính của toàn bộ tác phẩm.
Bằng cách lối viết trào phúng đó là sự tô đậm thêm mâu thuẫn trào phúng gây cười, mặt khác tạo cảm giác chân thật từ những lời van xin của bác Phô gái, cử chỉ hối lộ của bà phó Bính, lời chửi đổng của ông Lí…Có thể thấy, câu chuyện diễn ra trong một không gian hẹp với ít thời gian sống nhà văn đã xây dựng lên các tình huống truyện mâu thuẫn sắc nét, thể hiện thành công của chủ đề truyện. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến cách sử dụng nghệ thuật của tác giả, ngôn ngữ, giọng điều lúc thì sử dụng lời nói giễu nhại tức là giọng bắt chước, châm biếm,lúc lại như một bản trần thuật, câu văn ngắn gọn, độc đáo, mà hấp dẫn.
Nhưng đằng sau đó, người đọc lại cảm nhận được tình cảm xót thương, thấm thía nỗi đau của chính tác giả. Chính tác giả viết truyện với thiên hương bênh vực cho những người dân cày, họ là những nạn nhân của bộ máy thống trị quan liêu máy móc. Trong tình huống: việc đi xem đá bóng với người dân là một tai họa khủng khiếp. Đó là một thứ giặc mà họ phải tìm cách chạy trốn. thì tác giả rất đồng cảm với những số phận này. Từ đó có thể thấy được, truyện vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị chiến đấu nhưng cũng thấm thía giá trị nhân đạo.
Không ngẫu nhiên mà tác giả lại xây dựng tình huống truyện với những tình tiết trào phúng thành công như vậy được. Mà đây là sự quan sát tỉ mỉ cuộc sống con người nơi đây qua lăng kính đầy lòng nhân đạo, nhưng cũng chính là sự nhạy bén, óc quan sát, trí tưởng tượng tinh thông của tác giả mới làm nên sự thành công của truyện ngắn Tinh thần thể dục. Và như vậy, ông đã thành công với việc xây dựng tình huống cho nhân vật. Cũng chính vì thế, đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trong giai đoạn 1936-1939 về cả hai phương diện tư tưởng và nghệ thuật.
Từ khóa tìm kiếm
- https://blogvanmau com/phan-tich-tinh-huong-truyen-trong-truyen-ngan-tinh-duc-cua-nguyen-cong-hoan
- huong dan hoc bai tinh than the duc
- tình huống truyện tinh thần thể dục
- Phân tích tình huống truyện tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan
- tình huống truyện bài tinh thần thể dục
- phân tích tình huống trong truyện ngắn vi hành
- tóm tắt cốt chuyệntinh thần thể dục
- Noi dung va nghe thuat tinh than the duc
- noi dung chinh cua bai tinh than the duc
- nghệ thuật dựng truyện trong tinh thần thể dục