07/02/2018, 22:55

Phân tích bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Nhạc sĩ Trần Hòan đã từng nói về ông: “Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn đạt được 7 chữ “ T” – thứ nhất là có Tâm, rồi có Tình, có Tài,có Thực Tiễn, và Trung Thực”. Ông là một trong những cây bút tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Nhắc tới ông, người đọc không thể ...

Nhạc sĩ Trần Hòan đã từng nói về ông: “Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn đạt được 7 chữ “ T” – thứ nhất là có Tâm, rồi có Tình, có Tài,có Thực Tiễn, và Trung Thực”. Ông là một trong những cây bút tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Nhắc tới ông, người đọc không thể không bỏ qua bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” được xuất bản năm 1984. Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của con sông Hương qua đó bộc lộ tình yêu quê hương xứ Huế mộng mơ và niềm tự hào về con sông đẹp đẽ ấy trên những trang văn giàu chất trí tuệ của Hòang Phủ Ngọc Tường.

 Thật vậy, ngay ở nhan đề, sông Hương đã được tác giả đặt một câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông” như gợi sự tò mò của người đọc. Ban đầu, nhan đề xuất phát từ: “Hương ơi em phải mày không” nhưng về sau đổi thành Ai đã đặt tên cho dòng sông. Nó vừa kích thích giác quan của mọi người, vừa khơi dậy hứng thú muốn đào bới câu trả lời mà tác giả đặt ra. Sông Hương là tổng hợp của tất cả các vẻ đẹp dưới góc nhìn uyên bác của nhà văn về địa lí, lịch sử văn hóa, thiên nhiên con người.

 Cùng miêu tả một con sông nhưng trái ngược hẳn với con sông Đà trong bài “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuần, con sông Hương của Hòang Phủ Ngọc Tường hiện lên một cách mới mẻ. Trước hết, mở đầu bài bút kí, dưới góc độ địa lí, Hòang Phủ Ngọc Tường đã giới thiệu một cách độc đáo về dòng sông Hương. Nó là con sông duy nhất của thành phố Huế. Nó gắn liền với Huế. Nhà văn đã lia ống kính quan sát tỉ mỉ để miểu tả về con sông ấy. Sông Hương ở thượng ngùôn. Nó mang sức sống hoang dại, mãnh liệt. Nó chảy “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, khi lại “mãnh liệt qua những ghềnh thác”, “cuộn xóay như con lốc vào những đáy vực bí ẩn”, nhưng cũng có lúc con sông ấy trở nên dịu dàng, say đắm ngọt ngào khiến tác giả liên tuworng tới cô gái Di-gan tự do, phóng khóang. Một sự so sánh ví von rất táo bạo. Hòang Phủ Ngọc Tường đã xem con sông như một người con gái có sức sống mãnh liệt, phóng khóang, man dại nhưng cũng rất dịu dàng. Thóat khỏi rừng già, chảy về đồng bằng, nó được thay đổi về tính cách “Sông như chế ngự được bản năng của người con gái” để mang một vẻ đẹp dịu dàng, trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của của một vùng văn hóa, xứ sở.

Dòng sông ấy tiếp tục chảy từ thượng ngùôn về tới Huế giống như cuộc “tìm kiếm có ý thức”. Nhà văn đã dùng hàng lọat động từ kết hợp với biện pháp nhân hóa để biến sông Hương hiện ra như một “cô gái đẹp mơ màng” nằm giữa cánh đồng Châu Hóa đầy cỏ dại. Sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục khi ra khỏi rừng. Nó như nôn nóng khi muốn gặp người tình của nó – một thành phố Huế hứa hẹn. Nó đã vòng những khúc đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm mại. Dòng chảy sông Hương đi qua nhữn gđịa danh nổi tiếng như Chùa Thiên Mụ, địen Hòn Chén, bãi Lương Biểu.. Dòng chảy của con sông ở cuộc hành trình không kém phần kì bí, nó mang vẻ đẹp trầm mặc chảy dưới chân rừng thông u tịch với những lăng mộ âm u đầy kiêu hãnh của các vua chúa triều Nguyễn oai hùng. Đó là một vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm.

 Sông Hương khi tới thành phố Huế không giấu được sung sướng, hân hoan. Nó hiện ra với hình ảnh chiếc cầu bắc qua dòng sông Hương: “ Chiếc cầu trắng in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non”. Tác giả như thổi linh hồn vào mọi cảnh vật “đường cong ấy như làm cho dòng sông mềm hẳn đi”. Và dường như ta thấy, con sông ấy không muốn xa thành phố Huế mộng mơ, huyền ảo. Rồi như sực nhớ ra điều gì đó, nó “đột ngột đổi dòng rẽ ngoặt sang hướng Đông Tây để gặp lại thành phố”. Nhằn văn đã dùng biện pháp nhân hóa dòng sông ấy giống như một con người mang trong mình nhiều cảm xúc: “ Đó là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”. Sông hương giống như một người dân yêu quê hương không muốn xa rời mảnh đất này. Nó bịn rịn, đau khổ và đầy tiếc nuối. Ta có thể thấy được tình cảm giữa con sông và con người, mảnh đất Huế nó có sự gắn kết không thể tách rời.

 Hòang Phủ Ngọc Tường để miêu tả được hết thảy vẻ đẹp của sông Hương dưới góc độ địa lí đã phải có một vốn kiến thức tổng hợp phong phú, cách sử dụng ngôn ngữ hết sức đa dạng kết hợp với một thứ tình cảm yêu thiên nhiên, yêu dòng sông ấy đến nhường nào để viết nên vẻ đẹp sông Hương nhiều cảm xúc đến vậy.

 Sông Hương dưới ngòi bút của Hòang Phủ Ngọc Tường hiện ra một vẻ đẹp huyền ảo. Sông Hương phản quang vẻ đẹp biến ảo của Huế: “ sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Nó mang vẻ đẹp kì bí đến bất ngờ thay đổi liên tục màu sắc dòng sông trong ngày. Sông Hương như cô gái hấp dẫn đầy vẻ quyến rũ. Nó tôn tạo cho cảnh sắc thiên nhiên Huế.

 Nhà văn lại chuyển mình lia ống kính đưa sông Hương tới góc độ lịch sử oai hùng. Sông Hương như một chứng nhân lịch sử, trải qua nhiều thời đại. Nó có tên là “linh giang” trong “ Dư địa chí” của Nguyễn Trãi. Nó gắn liền với thời kì Đại Việt, gắn liền với tên tuổi anh hùng Nguyễn Huệ thế kỉ 18. Dòng sông ấy tham gia vào Cách mạng tháng 8 lẫy lừng, nó chứng kiến cuộc nổi dậy tổng tiến công Mậu Thân năm 1968. Có thể thấy, sông Hương gắn liền với lịch sử Huế, lịch sử dân tộc. Nó như một tượng đài sừng sững vượt qua mưa bom bão đạn để vẫn hiên ngang đứng đó đối đầu, bảo vệ Huế, bảo vệ đất nước. Sông Hương còn gắn với một huyền thọai: “Người làng Thành Chung có nghề trồng rau thơm. Ở đây kể lại rằng vì yêu quí con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi.” Huyền thoại ấy đã trả lời câu hỏi: ai đã đặt tên cho dòng sông? Bằng vốn kiến thức phong phú cả về lịch sử, Hòang Phủ Ngọc Tường đã phác họa một con sông đậm chất bi tráng, đầy hào hùng. Ở phần này, chất trữ tình của tùy bút giảm đi, nhường chỗ cho chất phóng sự với những sự kiện lịch sử cụ thể.

 Vẻ đẹp của sông Hương dưới góc nhìn văn hóa cũng hiện lên rất đẹp. Nó là dòng sông của âm nhạc, là dòng sông thi ca. Hòang Phủ Ngọc Tường đã miêu tả dòng sông ấy “không lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Ông đã viện dẫn các bài thơ của Tản Đà, Cao Bá Quát, Huyện Thanh Quan, Tố Hữu. Mỗi nhà thơ đều có khám phá riêng về nó. Từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ “dòng sông trắng – lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế ngưỡng mộ của Tản Đà, từ tha thiết, mơ màng đến tráng lệ “như kiếm dựng trừoi xanh” trong thơ Cao Bá Quát rồi lại hòai niệm trong thơ bà huyện Thanh Quan rồi nói đột ngột chuyển mình trở thành sức mạnh trong thơ Tố Hữu. Tác giả còn gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế, nó như một “ người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Ông còn tưởng tượng ra “trong một khoang thuỳên nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya”. Chắc tác giả phải có một sự nhạy cảm về âm nhạc tuyệt vời đến nhường nào thì mới có sự liên tưởng phong phú như vậy? Viết về sông Hương, ông cũng liên tưởng tới truyện Kiều của Nguyễn Du. Ông so sánh nàng Kiều với dòng sông Hương để rồi chợt thốt lên: “Đó chính là Tứ đại cảnh”. Đó cũng là một sự đồng điệu đến khó tin của tác giả.

 Hòang Phủ Ngọc Tường quả là một cây bút kí xuất sắc với một vốn kiến thức uyên thâm, ngôn từ phong phú với cái nhìn tòan diện đa chiều, sông Hương dưới cái nhìn của ông hiện lên vừa hào hùng lại vừa thơ mộng trữ tình.

 Tóm lại, bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một trong những bài bút kí xuất sắc của ông để lại trong lòng người đọc biết bao dư âm còn đọng lại. Đọc xong bài bút kí ấy, ta thêm hiểu và yêu quý dòng sông Hương ấy hơn. Nó mang vẻ đẹp huyền ảo, bí mật nhưng rất chân thực. Người đọc như lạc vào mê cung trong văn phong của Hòang Phủ Ngọc Tường, thêm yêu thiên nhiên, con người xứ Huế.

Từ khóa tìm kiếm

  • Kí của hoàng phủ ngọc tường vừa giàu chất trí tuệ vừa giàu chất thơ nội dung thông tin về văn hóa lịch sử phong phú
  • mở bài ai đã đặt tên cho dòng sông
  • đọc ai đã đặt tên cho dòng sông
  • những bài viêt hay vè ai đã đặt tên cho dòng ông
  • nghị luận bài ai đã đặt tên
  • mở bài hay về bài ai đã đặt tên cho dòng sông
  • mở bài hay về ai đặt tên cho dòng sông
  • mở bài hay cho bài ai đã đặt tên cho dòng sông
  • mở bài ai đã đặt tên cho dòng sông ở góc nhìn địa lí
  • Có ý kiến cho rằng: ai đã đặt tên cho dòng sông là lời ngợi ca vẻ đep thiên nhiên xứ huế nhưng lại có người cho rằng tác phẩm là lời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn con người xứ huế
0