Soạn bài Ánh Trăng của Nguyễn Duy
I.Tìm hiểu chung 1. Tác giả Nguyễn Duy sinh năm 1948, ông sinh ra tại vùng đất Thanh Hóa, ông thuốc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Thơ Nguyễn Duy đậm chất dân ca, chất trữ tình và triết lý, ngôn ngữ thơ vô cùng bình dị. Những tác ...
I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Nguyễn Duy sinh năm 1948, ông sinh ra tại vùng đất Thanh Hóa, ông thuốc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Thơ Nguyễn Duy đậm chất dân ca, chất trữ tình và triết lý, ngôn ngữ thơ vô cùng bình dị.
Những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Duy như: Ánh trăng, Tre Việt Nam, Đò lên, Ngồi buồn nhớ mẹ,…
Từ năm 1977, Nguyễn Duy làm đại diện thường trú cho báo văn nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2.Tác phẩm.
a) Nội dung:
Ánh Trăng chính là lời nhắc nhở, lời tâm tình của những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gian khổ, luôn gắn bó với thiên nhiên, đất nước. Bài thơ là lời gợi nhớ, củng cố người đọc luôn nhớ đến công lao cũng như cội nguồn, quá khứ hào hùng dân tộc.
b) Bố cục: bài thơ được chia làm bố cục 3 phần
Phần 1: 2 đoạn đầu: thời quá khứ gắn bó của trăng và người
Phần 2: 2 đoạn tiếp theo: hiện tại con người lại bội bạc vầng trăng
Phần 3: 2 khổ cuối: đây là sự ăn năn của con người với vầng trăng
II. Tìm hiểu tác phẩm
1. Vầng trăng quá khứ
-Hồi nhỏ, khi sống với đồng, với sông với núi, vầng trăng như người người bạn gần gũi, thân thiết. Con người lúc nào cũng sống gắn bó với thiên nhiên.
– Khi đi chiến trường, vầng trăng lại là tri kỉ, tình nghĩa.
à Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như tương phản, nhân hóa, so sánh, ẩn dụ biến vầng trăng thành những thứ có hồn, như con người, là một tấm chân tình.
2. Vầng trăng ở hiện tại
-Khi điều kiện cuộc sống thay đổi, con người sống tiện nghi, trong như bưu đinh đẹp đẽ, vầng trăng trở thành vô hình, bị lãng quên giữa những ánh đèn xa hoa đô thị và Vầng trăng như người dưng.
3. Tình huống bất ngờ xảy ra.
– Đèn tắt, phòng trở nên tối om–> mở cửa sổ ra ánh trăng tràn vào phòng, trăng vẫn đẹp, vẫn tròn và sáng, vẫn dõi theo dù người đã dửng dưng–> bao kỉ niệm quá khứ như sống lại trong lòng.
4. Suy ngẫm của nhà thơ và hình tượng của ánh trăng
-Sự xuất hiện đột ngột và bất ngờ của ánh trăng đã làm thức tỉnh những hình ảnh gian khổ vất vả của ngày xưa. Tác giả như thấy những cánh đồng,bờ sông,..những cảnh thiên nhiên ngày xưa như đang hiện ra trước mắt mình, vô cùng bình dị và gần gũi khiến cho lòng cảm thấy rưng rưng
– Còn ánh trăng chính là quá khứ nghĩa tình, thủy chung, luôn khoan dung nhưng vẫn nghiêm khắc nhắc nhở con người đừng vội quên đi quá khứ.
5. Nghệ thuật
Nguyễn Duy đã có sư kết hợp tài tình giữa tự sự và trữ tình. Qua đó làm chất trữ tình được bộc lộ một cách tự nhiên nhất. Biện pháp nghệ thuật tương phản, nhân hóa, so sánh, ẩn dụ đã khiến cho hình tượng ánh trăng trở nên có hồn hơn bao giờ hết.
Từ khóa tìm kiếm
- www soan anh trang