18/06/2018, 15:49

Phân tích quân sự cuộc chiến Trung Quốc- Việt Nam 1979

Tác giả King C. Chen Ngô Bắc dịch và phụ chú Trước đây chưa hề có việc một nước anh em xã hội chủ nghĩa phóng ra một cuộc chiến tranh chống lại một nước anh em xã hội chủ nghĩa khác như Trung Quốc đã làm đối với Việt Nam hồi năm 1979. Sự can thiệp của Sô Viết tại Hung Gia ...

ChienTranh 1979 Map

Tác giả King C. Chen

Ngô Bắc dịch và phụ chú

Trước đây chưa hề có việc một nước anh em xã hội chủ nghĩa phóng ra một cuộc chiến tranh chống lại một nước anh em xã hội chủ nghĩa khác như Trung Quốc đã làm đối với Việt Nam hồi năm 1979.  Sự can thiệp của Sô Viết tại Hung Gia Lợi năm 1956 được thi hành dưới danh nghĩa các lực lượng của Thỏa Ước Warsaw Pact chiếu theo sự “chấp thuận” của các thành viên của Thỏa Ước trong đó Hung Gia Lợi đã (và hiện vẫn còn) là một thành viên.  Sư xâm lăng của Sô Viết vào Tiệp Khắc năm 1968 được thực hiện trong một cung cách tương tự.  Trung Quốc và Việt Nam không có ký kết hiệp ước quân sự nào tương tự như Thỏa Ước Warsaw, hay Việt Nam cũng không “chấp thuận” các cuộc tấn công quân sự của Trung Quốc.  Cuộc chiến tranh của Trung Quốc với Việt Nam thực sự một một sự khai triển bất thường trong thế giới cộng sản.

       Hồ Chí Minh đã nhiều lần phát biểu rằng Trung Quốc và Việt Nam vừa là đồng chí vừa là anh em.  Như các đồng chí theo chủ nghĩa Marx, cả hai bên được giả định sẽ giải quyết các sự tranh chấp của họ trong một thái độ tham khảo và thuyết phục đúng theo đường lối đảng và lý thuyết Mác-xít.  Như các anh em đông phương, họ sẽ giải quyết các vấn đề của họ trong tình anh em hay phù hợp với nguyên tắc thưởng và phạt để duy trì các quan hệ của gia đình.  Trong khung cảnh này, cuộc chiến “trừng phạt” đánh vào Việt Nam đã là một hành vi dựa trên tinh thần và các tiêu chuẩn đạo đức Trung Hoa cổ truyền hơn là trên học thuyết Mác Xít.

       Mục đích của bài viết này để phân tích khía cạnh quân sự của Trung Quốc trong cuộc chiến này: chiến lược, các mục tiêu, hệ thống chỉ huy, các tổn thất nhân mạng vì chiến tranh, và, đặc biệt, sự lượng giá và các hàm ý cho Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc, viết tắt: QĐGPNDTQ (tiêng Anh: People’s Liberation Army: PLA).

I. CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC MỤC TIÊU QUÂN SỰ

 Trong khi viết về chiến tranh vào năm 1938, Mao Trạch Đông đã giải thích các quan điểm của Lenin (thực sự của Clausewitz) về ý nghĩa của chiến tranh và chính trị. 1 Họ Mao đã viết, “Khi chính trị phát triển đến một giai đoạn nào đó mà xa hơn nữa nó không thể tiến hành được bằng các phương tiện bình thường, chiến tranh bùng nổ để quét sạch các chướng ngại vật trên đường đi”. 2 “Cuộc chiến tranh “giáo trừng” của Trung Quốc đánh Việt Nam, bất kể xưng danh là “hoàn kích tự vệ”, đã được phóng ra đích thực là dưới một sự cứu xét chính sách như thế.

       Nói một cách tổng quát, giới lãnh đạo Trung Quốc đã suy ngẫm về một hành vi “trừng phạt” trong gần hai năm (1977-1979). 3 Mục đích tổng quát của nó là “để quét sạch các chướng ngại vật” bằng phương tiện quân sự với hy vọng rằng các quan hệ Trung – Việt bình thường sẽ được tái lập.  Bất kể sự sử dụng các lực lượng quân sự để giải quyết các sự tranh chấp quốc tế sẽ phải bị bác khước và bị kết án, hành động mà Bắc Kinh đã thực hiện rõ ràng là một phương sách cuối cùng.

1. CHIẾN LƯỢC

 Kể từ khi thành lập vào năm 1927, QDGPNDTQ đã tồn tại và tăng trưởng dưới học thuyết và các sự vận hành của “chiến tranh nhân dân”. Ngay trong kỷ nguyên hạt nhân, Bắc Kinh vẫn ca ngợi, mới Tháng Bảy, 1977 đây thôi, uy lực của chiến tranh nhân dân trên chiến tranh của các vũ khí hạt nhân:

Uy lực của chiến tranh nhân dân mạnh gấp vạn lần các khí giới hạt nhân của đế quốc chủ nghĩa và đế quốc xã hội chủ nghĩa.  Chiến tranh nhân dân là vũ khi kỳ diệu hữu hiệu nhất để đối đầu với chúng5

       Nếu chúng ta sắp đi đên việc khai triển một công thức cho “chiến tranh nhân dân”, chúng ta có thể kết luận rằng nó phải chiến đấu một cách tổng quát trên sáu điều kiện hầu bảo đảm sự chiến thắng của nọ  Các điều kiện này là: 1) sự tổ chức một đảng, quân đội và mặt trận thống nhất với đảng ở vị thế chỉ huy; 2) sự ủng hộ từ quần chúng; 3) các nước kém phát triển; 4) sự can thiệp của nước ngoài; 5) khí giới quy ước và kỹ thuật lạc hậu; và 6) các chiến lược của trì cửu chiến (protracted war). Sự chiến thắng của cuộc chiến tranh cách mạng Trung Quốc bị điều kiện hóa bởi các yếu tố này; cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam cũng giống như thế.  Trong kinh nghiệm giao tranh của nó, QĐGPNDTQ đã đặt một sự nhấn mạnh đặc biệt trên chiến lược phòng thủ và trên yếu tố nhân lực có ưu thế trên vũ khí. Đây là một di sản của học thuyết quân sự của họ Mao, liên quan một cách đáng kể đên cuộc “giáo trừng” của Trung Quốc đánh Việt Nam.  Một sự thảo luận về nó là điều thích đáng.

       Bất kể các nỗ lực của họ có thể là gì, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh từ năm 1949 đã thường trực cảnh giác người dân Trung Hoa chống lại các đe dọa ngoại lai tiềm ẩn.  Các thí dụ kể sau sẽ chứng thực cho nhận xét này.  Sự can thiệp của Trung Quốc trong chiến tranh Triều Tiên được gán nhãn hiệu bởi các lãnh đạo của nó như một cuộc chiến tranh “kháng Mỹ và trợ giúp Hàn Quốc”.  Chính sách be bờ ngăn chặn của Hoa Kỳ tại Đông Á trong thập niên 1950 được giải thích như một “cuộc bao vây của đế quốc Mỹ” nhắm vào Trung Quốc.  Sau khi chiến tranh Việt Nam leo thang, họ Mao nhìn thấy trong năm 1965-1966 mối nguy hiểm của một cuộc “xâm lăng” của Mỹ vào Trung Quốc; việc này không hề hiện thực.  Như một hậu quả của cuộc xâm lăng của Sô Viết vào Tiệp Khắc (Czecgoslovakia) và các cuộc xung đột biên giới Nga – Hoa, họ Mao đã nhận thức sự củng cố quân sự của Sô Viết tại vùng biên giới Nga – Hoa như một mối đe đọa nghiêm trọng đến an ninh của Trung Quốc.  Trước khi có sự thừa nhận của Nhật Bản dành cho chính quyền Bắc Kinh năm 1972, Trung Quốc bày tỏ sự quan ngại của mình trên việc phục hồi chủ trương quân phiệt của Nhật Bản.  Trong năm 1973, Trung Quốc chấp nhận chính sách “chống bá quyền”, được nhắm vào hai siêu cường, đặc biệt là Liên Bang Sô Viết.  Trong hơn một thập niên, Trung Quốc đã phát động chiến dịch “đào đường hầm dưới sâu”, “chuẩn bịchống chiến tranh” và sự tổ chức một “mặt trận thống nhất quốc tế” chống lại “nguồn cội nguy hiểm nhất của chiến tranh thế giới” – đế quốc xã hội chủ nghĩa Sô Viết. 8 [các chữ in nghiêng để nhấn mạnh được bổ túc bởi tác giả bài viết, chứ không phải từ nguyên bản]

       Tất cả các thí dụ trên cho thấy một nhận thức đơn độc của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh, có nghĩa, Trung Quốc thường trực bị bao vây bởi các lực lượng thù nghịch có thực hay tiềm tàng, đe dọa nền an ninh của Trung Quốc.  Trong một nhận thức như thế, họ đã nhấn mạnh đến chiến lược quân sự phòng thủ mặc dù họ không hề sao lãng một chiến lược tấn công.  Được hướng dẫn bởi một chiến lược như thế, QĐGPNDTQ đã điều hướng sự huấn luyện của nó và đã phát triển các vũ khí của nó cho sự phòng thủ nền an ninh của Trung Quốc chống lại “sự xâm lăng” ngoại lai.  Ngay cả sau khi Trung Quốc đã phát triển các vũ khí hạt nhân, chiến lược của nó vẫn không thay đổi.  Như bài viết được trưng dẫn trước đây giải thích:

Nhằm đánh bại các vũ khí hạt nhân của đế quốc chủ nghĩa và đế quốc xã hội chủ nghĩa, chúng ta cũng phải phát triển các vũ khí hạt nhân cùng các vũ khi khác.  Chúng ta đã không sợ hãi các vũ khí hạt nhân khi chúng ta không có chúng.  Chúng ta cũng sẽ không quá tôn sùng chúng khi chính ta có được chúng.  Vũ khí đó thuần túy dành cho sự phòng thủ …” (chữ in nghiêng để nhấn mạnh được bổ túc bởi tác giả)

       Sự nhấn mạnh của Trung Quốc vào chiến lược phòng thủ trong thời điểm hiện tại được thúc đẩy bởi hai yếu tố: nó cần một thời kỳ hòa bình cho chương trình hiện đại hóa bị trì hoãn đã lâu của nó và năng lực quân sự bị hạn chế của nó.  Trong thực tế đúng là các nhà lãnh đạo quân sự của Bắc Kinh có thể có tham vọng để phát huy quyền lực và các vị thế của họ bằng việc phóng ra các cuộc tấn công vào các lân bang của Trung Quốc. 10 Song, các cuộc tấn công như thế trong quá khứ thì ngắn hạn và ít rủi ro ngoại trừ cuộc can thiệp vào chiến tranh Triều Tiên.

       Nhưng, chiến lược tấn công của nó cũng sẽ phải được thảo luận, đặc biệt với sự tham chiếu đến cuộc chiến tranh “giáo trừng” năm 1979.  Cho đến hiện thời, QĐGPNDTQ vẫn còn thừa hưởng tư tưởng quân sự của họ Mao về sự tấn công chiến lược dựa trên các kinh nghiệm của nó trong cuộc nội chiến.  Cũng đáng để trích dẫn nơi đây các điểm kể sau:

3. Lấy việc quét sạch sức mạnh hữu hiệu của địch làm mục tiêu chính của chúng ta; không lấy việc kiểm soát hay chiêm giữ một thành phố hay địa điểm làm mục tiêu chính của chúng ta …

4. Trong mọi trận đánh, tập trung một ưu thế tuyệt đối (gấp hai, ba, bốn và đôi khi còn gấp năm hay sáu lần sức mạnh của địch), bao vây các lực lượng của địch một cách hoàn toàn, gắng sức để quét sạch chúng một cách toàn triệt và đừng để bất kỳ ai trốn thoát khỏi mạng lưới…

5. Không giao tranh trong một trận đánh chưa chuẩn bị, không giao tranh vào trận đánh mà bạn không chắc thắng …” 11

       Với các nguyên tắc tấn công như thế, QĐGPNDTQ đã không chỉ giành thắng cuộc nội chiến, mà còn tạo được nhiều cuộc chiến thắng trong chiến tranh Triều Tiên và các cuộc xung đột biên giới với Ấn Độ và Liên Bang Sô Viết (LBSV).  Khỏi cần nói, các thắng lợi này đã không đạt được bằng khí giới tiên tiến, mà bằng nhân lực áp đảo.  Hậu quả, lý thuyết của họ Mao “nhân lực đứng trên khí giới’ trong việc quyết định kết quả của một cuộc chiến tranh đã được nhìn bởi CHNDTQ trong nhiều năm như một “luật bằng sắt” của “chiến tranh nhân dân”. Nó gọi bom nguyên tử là một “con hổ bằng giấy”.  Một lý thuyết như thế đã được duy trì cho đến giờ đây.  Một vài thí dụ được thảo luận nơi đây để giải thích.

       Trong các năm 1955-1956, khi các nhà lãnh đạo QĐGPNDTQ lần đầu tiên trải qua cuộc tranh luận về sự hiện đại hóa quân sự, kể cả một chương trình hạt nhân, yếu tố “nhân lực” được biện hộ như yếu tố quyết định cuộc chiến tranh.  Như Tan Zheng (T’an Cheng), khi đó là Thứ Trưởng Quốc Phòng, đã trình bày như sau:

… khi chúng ta nhấn mạnh đến tầm quan trọng của kỹ thuật, chúng ta không có nghĩa cho rằng vai trò của con người và vai trò của các yếu tố chính trị có thể bị sút giảm.  Ngược lại, yếu tố con người luôn luôn là một yếu tố quyết định trong một cuộc chiến tranh … Kỹ thuật được quản lý bởi con người và không có kỹ thuật mới nào có thể đóng vai trò của nó trừ khi nó được kết hợp với yếu tố con người”. 12 (phần in nghiêng để nhấn mạnh là của tác giả).

       Sự canh tân hóa quân sự hầu như không thực hiện được sự tiến bộ trong thời khoảng dài hơn hai thập niên sau khi Trung Quốc thăm dò lần đầu vấn đề này trong các năm 1955-56.  Ngay cả đến mười ba năm sau cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc (1964-77) , trong đó hơn 24 cuộc thử nghiệm tương tự đã được thực hiện một cách thành công, yếu tố nhân lực vẫn còn được xem như ưu tiên hàng đầu trong tư tưởng quân sự của Trung Quốc. 13 Thí dụ, tờ Renmin Ribao có đăng tải hai bài viết trong Tháng Năm và Tháng Sáu 1977, khẳng định rằng nhân lực, chứ không phải khí giới hạt nhân, là yếu tố quyết định trong chiến tranh. 14

       Chiến dịch “Tứ Hiện Đại Hóa” chắc chắn đã khích lệ người dân Trung Quốc đặt nhiều hy vọng của họ vào sự cải thiện tình trạng kinh tế cũng như vũ khí hiện đại.  Trong vài dấu hiệu chỉ dẫn, một bài viết từ Ủy Hội Kỹ Thuật và Khoa Học Quốc Phòng tiêu biểu cho sự kỳ vọng về quân sự:

Trong bất kỳ cuộc chiến tranh tương lai nào chống lại quân xâm lược, nếu bất kỳ người nào còn nghĩ rằng vẫn có thể dùng các ngôn từ dao to búa lớn chống lại các hỏa tiễn được hướng dẫn hay các vũ khí hạch nhân khác .. kẻ ấy như thế rõ ràng đã không chuẩn bị để sở đắc mọi vũ khí và phương tiện để giao tranh … Đây là một thái độ điên rồ và còn mang tính chất tội phạm … Các lực lượng vũ trang của chúng ta phải có một hệ thống chỉ huy, truyền tin, và bấm giờ chạy ngược được điện toán hóa tự động, và các phương tiện chuyển vận hiện đại động cơ hóa, nhanh nhẹn. 15

       Trong một thời gian ngắn, nỗ lực hiện đại hóa quân đội xem ra đã ủng hộ một tư tưởng chiến lược mới toan tính gạt sang một bên học thuyết “chiến tranh nhân dân” lỗi thời và còn là một chướng ngại vật cho sự hiện đại hóa.  (Ủy Hội này và các kẻ bênh vực khác cho sự hiện đại hóa quân đội có thể được đặt tên một cách độc đoán như “các kẻ hiện đại hóa quân đội: military modernizers”.) Nhưng sự kháng cự sớm được phát triển trong hầu hết giới “chiến sĩ lão thành: veteran fighters”.  Tại Hội Nghị Công Tác Chính Trị Toàn Quân” trong Tháng Tư-Tháng Sáu 1978, lực lượng kháng cự đã tái khẳng định lý thuyết và đường lối chiến lược cũ của nó.  Khi Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc điều chỉnh sự phát triển quân sự với “các điều kiện lịch sử mới”, phe đối kháng đã lập luận rằng “việc cách mạng hóa phải chỉ huy sự hiện đại hóa”.  Phe này đã đẩy Hoa Quốc Phong ra trình bày một lập luận như thế. 16  Không có gì còn nghi ngờ rằng Hội Nghị Công Tác Chính Trị kéo dài 41 ngày này hẳn phải là một kỳ họp quan trọng và gây tranh cãi.  Trong việc chấp nhận nguyên tắc mới của việc điều chỉnh chiều hướng phát triển quân sự cho phù hợp với “các điều kiện lịch sử mới”, Hội Nghị đã kết thúc với sự tái khẳng định việc tăng cường công tác ý thức hệ và hậu thuẫn cho khẩu hiệu mới “cách mạng hóa chỉ đạo hiện đại hóa”. 17  Có vẻ rằng hai lực lượng (“phe “hiện đại hóa quân sự” và phe đối kháng) đã đạt được một sự thỏa hiệp tạm thời nhưng còn gây tranh cãi.

       Một sự giải thích khác nữa đã xuất hiện hai tháng sau đó.  Trong dịp kỷ niệm Ngày Thành Lập QĐGPNDTQ 1 Tháng Tám, Bộ Trưởng Quốc Phòng Xu Xiangqian đã tranh luận một cách mạnh mẽ trong một bài viết quan trọng rằng lý thuyết của “chiến tranh nhân dân” phải tuân theo nguyên lý “tìm kiếm sự thật từ sự kiện” và phối hợp chặt chẽ lý thuyết với “các điều kiện hiện đại”.  Dưới các điều kiện lịch sử mới, họ Xu viết tiếp, chiến lược và các chiến thuật của “chiến tranh nhân dân” phải được áp dụng một cách linh động và “nền quốc phòng” phải được canh tân hóa cao độ cho phù hợp với chiến tranh hiện đại.  “Chỉ khi đó, việc cách mạng hóa mới có thể chỉ đạo sự hiện đại hóa”. 18 Rõ ràng, họ Xu đang nói về chính sách quân sự của CHNDTQ, ngả theo, một cách khéo léo, phe “hiện đại hóa”.

       Phe hiện đại hóa quân sự tiếp tục tranh đua với phe đối kháng.  Vào ngày 2 Tháng Mười Hai, 1978 (16 ngày trước khi Phiên Họp Khoáng Đại Thứ Ba quan trọng của ĐCSTQ khai mạc), Tao Hanzhang, Chỉ Huy Phó của Học Viện Quân Sự QĐGPNDTQ, có viết một bài văn tinh tế mạnh mẽ thúc dục sự hiện đại hóa quân sự.  Bài văn của ông được viết không lâu sau cuộc viếng thăm chính thức của ông ta tại Đại Anh Cát Lợi (Great Britain) hồi Tháng Mười 1978.  Ông đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc không chỉ phải bắt kịp kỹ thuật quân sự của Sô Viết và Mỹ, mà còn phải theo đuổi lý thuyết quân sự đúng đắn và thiết lập một hệ thống chỉ huy hiện đại. 19 Vào ngày khi Phiên Họp Khoáng Đại Thứ Ba khởi sự (18 Tháng Mười Hai, 1978), Ban Biên Tập của tờ Junshi Xueshu (Học Thuật  Quân Sự) có công bố một bài viết khẳng định quyết liệt trên cả tờ People’s Daily lẫnLiberation Army Daily, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự lĩnh hội toàn diện tư tưởng quân sự của họ Mao.  Bài báo bênh vực cho việc học tập và phát triển lý thuyết quân sự của họ Mao, kết án “chính sách đà điểu” đối với khí giới mới, và đòi hỏi một cuộc nghiên cứu không mệt mỏi trên các câu hỏi mới về chiến tranh hiện đại. 20 Tại Phiên Họp Khoáng Đại Thứ Ba, Thứ Trưởng Quốc Phòng Su Yu đã lập lại gần như cùng luận đề trong bài báo của Ban Biên Tập, bổ túc rằng ngay dù “khí giới là một yếu tố chính yếu của chính tranh, nhân lực cũng là một thành phần quyết định”. 21 Hơn nữa, Rao Shoukun, Tư Lệnh Hạm Đội Bắc Hải, đã nghiêm khắc phê bình “sự hóa đá của tư tưởng” của một số “các đồng chí lão thành” trong một phiên họp hôm 23 Tháng Một 1979, và đã thúc dục rằng các quân nhân phải “học tập lại, tìm hiểu từ các điều tân tiến trong các quân đội nước ngoài, và nghiên cứu các đặc tính và nhu cầu của chiến tranh hiện đại”. 22 Hơn thế, Zhang Tiungfa, Tư Lệnh Không Lực, đã lập lại một quan điểm tương tự hôm 11 Tháng hai, 1979 tại một phiên họp của các cán bộ ĐCSTQ trong Không Quân.  Từ tất cả các lời phát biểu này, người ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng rằng “phe hiện đại hóa quân sự” đã tham gia vào một cuộc vận động chống lại phe đối kháng và cổ vũ cho sự hiện đại hóa khí giới và tư tưởng quân sự.  Đi theo sự lãnh đạo và nỗ lực hiện đại hóa của Đặng Tiểu Bình, họ đã tìm cách bước trước một chút các kẻ cạnh tranh với họ.

       Trong bất kỳ trường hợp nào, trước khi “phe hiện đại hóa” và “các lý thuyết gia quan sự mới” có được một cơ hội giành thắng cuộc tranh đua và phát triển một lý thuyết quân sự mới, “cuộc chiến tranh giáo trừng” đã bùng nổ.  Nó là một cuộc chiến tranh được giao chiến theo chiến lược của chiến tranh nhân dân nhưng không xưng danh.  Yếu tố nhân lực vẫn còn áp đảo.  Song hệ thống chỉ huy , các chiến thuật hành quân, tiếp vận, và trên hết, khí giới của QĐGPNDTQ không ở trong “các điều kiện hiện đại”.  Chúng đi sau thời đại.

2. CÁC MỤC TIÊU

       Điều được tường thuật rằng một buổi thuyết trình quan trọng đã được tổ chức tại Bắc Kinh chiều ngày 16 Tháng Hai, khoảng 17 tiếng trước khi có sự bùng nổ cuộc chiến, dành cho các viên chức lãnh đạo Trung Quốc.  Mục đích của buổi thuyết trình là để thông báo một cách trực tiếp cho các tham dự viên về cuộc chiến tranh sắp xẩy ra và một cách gián tiếp cho các giới chức thẩm quyền cấp thành phố và tỉnh liên hệ xuyên qua cấp lãnh đạo này.

       Buổi họp được chủ tọa bởi Hoa Quốc Phong.  Họ Hoa tuyên bố ngắn gọn rằng sau nhiều sự cứu xét và thảo luận, giới lãnh đạo “Trung Ương” đã quyết định phóng ra một cuộc chiến tranh đánh Việt Nam vào ngày kế tiếp.  Sau đó Đăng Tiểu Bình đã giải thích bản chất và các mục tiêu của cuộc chiến. 23

       Bản chất của cuộc chiến tranh là một cuộc “hoàn kích tự vệ”.  Nó được “giới hạn về thời và không gian”, và cũng được giới hạn vào việc giao tranh trên đất liền – tương tự như cuộc chiến tranh biên giới Trung – Ấn năm 1962.  Sẽ không có việc sử dụng các lực lượng hải và không quân.  Nó cũng là một cuộc chiến tranh trắc nghiệm cho quân đội Trung Quốc vốn không có kinh nghiệm giao tranh thực sự trong gần hai mươi năm kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới Trung -Ấn.  Các cuộc xung đột biên giới Trung Quốc – Sô Viết là các cuộc chạm súng ở quy mô nhỏ và ngắn hạn.  Quân đội Trung Quốc sẽ thu được một số kinh nghiệm chiến tranh từ cuộc “hoàn kích” này.

       Mục tiêu chính, họ Đặng tiếp ytục, là dạy cho Việt Nam một “bài học”.  Việt Nam đã trở nên “cực kỳ ngạo mạn”, khoa trương là cường lực quân sự mạnh “thứ ba” trên thế giới.  Ngoài việc xâm lăng Căm Bốt và trục xuất các cư dân gốc Hoa, Việt Nam còn thực hiện nhiều lần các cuộc đột nhập biên giới vào Trung Quốc và giết hại các binh sĩ cũng như thường dân Trung Quốc.  Trung Quốc buộc phải đánh trả, để giáng cho Việt Nam một “sự trừng trị”.  Trung Quốc không muốn chiếm dù một tắc đất của lãnh thổ Việt Nam.  Ngay khi các lực lượng Trung Quốc đã đạt được các mục tiêu, chúng sẽ đơn phương triệt thoái.

       Đâu là các mục tiêu chính xác của sự “trừng phạt” – xóa sạch một ít sư đoàn trong các lực lượng.Việt Nam và các căn cứ quân sự, hay chiếm giữ một phần đất đai ở biên giới? Họ Đặng không công bố.  Lời phát biểu duy nhất được hay biết mà ông ta đưa ra là vào ngày 26 Tháng Hai (9 ngày sau khi chiến tranh bùng nổ).  Ông nói rằng Trung Quốc sẽ không bận tâm về các thành quả quân sự.  Rõ ràng, họ Đặng không muốn tuyên bố về các mục tiêu một cách minh bạch sao cho ông ta, hay giới lãnh đạo Bắc Kinh, sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ sự thất bại sau này nào nếu không đạt được chúng.

       Chúng ta có thể nhận thức rằng các mục tiêu của Bắc Kinh có thể là sự tiêu diệt một ít sư đoàn quân chính quy và nhiều trung tâm quân sự của Việt Nam.  Khi làm như thế, cuộc chiến sẽ phục vụ như một sự trả đũa cho sự trục xuất cư dân gốc Trung Hoa và các cuộc xung đột biên giới.  Nó cũng có thể làm giảm bớt một cách đáng kể áp lực quân sự liên tục của Việt Nam trên các lực lượng của Pol Pot.  Hơn nữa, nó sẽ phô bày quyết tâm của Trung Quốc trong việc đáp ứng thử thách trước sự bao vây của Sô Viết – Việt Nam, và có thể giành đoạt sự ủng hộ của khối ASEAN.  Trong một ý nghĩa truyền thống và xa xôi, nó cũng sẽ biểu lộ cho thế giới sự tái khẳng định của Trung Quốc vai trò khống chế tại Á Châu.

II. SỨC MẠNH QĐGPNDTQ VÀ SỰ SẮP XẾP HỆ THỐNG CHỈ HUY

Tổng số nhân lực của QĐGPNDTQ vào khoảng 4.3 triệu người trong lục, hải và không quân. 24 Lục quân, vẫn còn là lực lượng chính của QĐGPNDTQ có 3.8 triệu người thuộc 175 sư đoàn (121 sư đoàn bộ binh, 11 sư đoàn thiết giáp, 3 sư đoàn nhẩy dù, và 40 sư đoàn pháo binh).  Các lực lượng này đồn trú tại mười một quân khu hạng nhất, 25 với một sự bố trí dầy đặc tại các khu vực Bắc Kinh và Thẩm Dương (52-55 sư đoàn và 4,700 xe tăng).  Các Quân Khu Quảng Châu và Côn Minh có vào khoảng 12-16 sư đoàn.

1. NHÂN LỰC VÀ TRANG THIẾT BỊ

Trước cuộc chiến tranh “trừng phạt” 1979, lục quân có 9,000 – 10,000 xe tăng (T59), phần lớn lỗi thời.  Các vũ khí chống xe tăng của nó – các dàn phóng hỏa tiễn và súng chống xe tăng 100 mm thông thường đều đã cổ lỗ.  Nó không sở đắc các trang thiết bị và kỹ thuật khai hỏa tiên tiến, chẳng hạn như tia laser hay tia hồng ngoại.  Pháo binh của nó có 16,000-20,000 súng và dàn phóng hỏa tiễn dã chiến.  Hiệu năng của chúng bị giới hạn bởi tính lưu động thấp của chúng và sự thiếu sót các dụng cụ ngắm xa, bén nhậy, tinh vi.  Một số súng là di tích từ thời Thế Chiến II.  Chúng đã quá cũ đến nỗi nếu chúng không được dùng tại Việt Nam trong năm 1979, chúng sẽ phải bị vất bỏ như “các vật liệu phế thải”. 26 Các phương tiện vận chuyển phần lớn đều lạc hậu và tỷ số xe vận tải trên số binh sĩ thì thấp.  Trong cuộc chiến tranh “giáo trừng”, sự tiếp vận đã cho thấy sẽ là một vấn đề nghiêm trọng.

       Trước cuộc chiến hồi Tháng Hai 1979, hải quân Trung Quốc đã có một quân số 280,000 – 300,000 người.  Hạm đội Bắc Hải của nó có khoảng 300 chiếc tàu.  Hạm Đội Đông Hải, có vào khoảng 450 chiếc, và Hạm Đội Nam Hải, khoảng 300 chiếc.  Nó bao gồm 6-8 khu trục hạm (destroyers) hạng Luta-class, 16 hộ tống khu trục hạm, và 40 chiếc tàu săn bắt tàu ngầm.  Mặc dù các khu trục hạm được trang bị với các hỏa tiễn địa-địa, sự phát triển của nó thì chậm chạp, chủ yếu bởi sự lạc hậu về kỹ thuật quân sự và các khó khăn về tài chính.

       Trung Quốc có 73-75 tàu ngầm vào Tháng Hai 1979.  Hạm đội bao gồm 48-50 tàu hạng Romeo –(R)-class, 21 tàu hạng Whisky (W)-class, 1 tàu hạng Golf (G)-class, 2 tàu hạng Ming-class (do Trung Quốc chế tạo), và 1 tàu hạng Han-class (do Trung Quốc chế tạo).  Ngoại trừ các tàu do Trung Quốc chế tạo, phần lớn chúng là các sản phẩm của Sô Viết trong thời Thế Chiến II.  Chỉ có tàu ngầm hạng G-class là tương đối mới với một sự trang bị khả dĩ các hỏa tiễn đầu đạn phóng đi từ tàu ngầm (submarine-launched ballistic missiles: SLBM); các tàu khác đề kém xa các tàu thuộc hạng đối ứng của Mỹ và Sô Viết.

       Cho đến Tháng hai 1979, Trung Quốc đã thực hiện khá nhiều các sự cải tiến cho hạm đội tàu tuần cảnh chạy nhanh của nó.  Được trang bị với khoảng 400 hỏa tiễn được hướng dẫn (hỏa tiễn Styx SS-N-2), hạm đội có 141-160 tàu chạy nhanh đã mang lại cho Trung Quốc một lực lượng di chuyển mau lẹ và đáng nể sợ để tuần cảnh bờ biển Trung Quốc.  Ngoài ra, Trung Quốc có 440-500 tàu gắn súng không có hỏa tiễn được hướng dẫn có thể dùng làm một lực lượng phụ trợ cho hạm đội.

       Hai lãnh vực yếu kém phải được cải thiện.  Một là lực lượng thủy-bộ của nó, bao gồm đơn vị nhỏ thuyền đổ bộ; điều thứ nhì kia là năng lực chống tàu ngầm của nó.  Trung Quốc đã (và hiện) gần như không có lực lượng hữu hiệu để chống lại các tàu ngầm hạt nhân.

       Không lực vào đầu năm 1979 có khoảng 400,000 người.  Số 5,000 máy bay chiến đấu của nó nói chung từ lạc hậu hay cổ lỗ.  Thí dụ, 4,100 máy bay ngăn chặn hầu hết là MIG-15, MIG-17, và MIG-19, chỉ có 80 chiếc là MIG-21.  Một số máy bay được trang bị với các hỏa tiễn không-không Atoll, một số với súng đại bác. 27 Trung Quốc sản xuất máy bay Shenyang F6 (theo mẫu MIG-19), F8 (theo mẫu MIG-21) và F9 (theo mẫu F6), nhưng chúng đều yếu thế.  Chúng không có khả năng đối đầu với sự thách thức của MIG-23 hay MIG-25.  Ngay hỏa tiễn tốt nhất của chúng, theo một quan sát viên tháp tùng Bộ Trưởng Quốc Phòng [Hoa Kỳ], Harold Brown sang Trung Quốc hồi Tháng Một 1980, là một “vũ khi’ tụt hậu hai mươi năm” theo các tiêu chuẩn của Mỹ. 28

       Với một bối cảnh tổng quát về nhân lực và khí giới của các lực lượng vũ trang của Trung Quốc, chúng ta hãy hướng đến sự sắp xếp lực lượng và sự chỉ huy cụ thể cho cuộc chiến.

2. SỰ SẮP XẾP LỰC LƯỢNG VÀ SỰ CHỈ HUY

 Đặng Tiểu Bình được cử làm Tư Lệnh tối cao của cuộc chiến tranh “giáo trừng”.  Xu Xiangqian và Nie Rongzhen được cử làm Tư Lệnh Phó; Geng Biao, Tổng Tham Mưu Trưởng.  Điều rõ ràng là thẩm quyền chiến tranh đến trực tiếp từ “Trung Ương Đảng”.

       Dưới sự chỉ huy “Trung Ương”, hai mặt trận đã được thành lâp: phương bắc và phương nam.  Mặt Trận Phương Bắc, bao gồm các Quân Khu Thẩm Dương, Bắc Kinh, Tế Nam, Lan Châu, và Tân Cương, được đặt dưới sự chỉ huy của Li Desheng (Tư Lệnh Quân Khu Thẩm Dương).  Trước khi chiến tranh khởi phát, chính phủ Truung Quốc đã sẵn di tản 300,000 cư dân khỏi các khu vực biên giới bị ảnh hưởng tại Hắc Long Giang và Tân Cương, và đặt toàn thể Mặt Trận Phương Bắc vào tình trạng báo động cao nhất. 29 Đây là một biện pháp đề phòng chống lại một cuộc tấn công khả hữu của Sô Viết đánh tập hậu.  Sau một tuần giao tranh tại phương nam, sự căng thẳng tiềm ẩn tại phương bắc đã hạ xuống bởi một cuộc tấn công của Sô Viết rõ ràng không có mấy xác xuất.

       Bởi vì chiến tranh được giao đấu tại phương nam, sự sắp xếp cho Mặt Trận Phương Nam thì quan trọng và phức tạp hơn.  Xu Shiyou (Hứa Thế Hữu) (Tư Lệnh Quân Khu Quảng Châu) được cử làm Tư Lệnh; Yang Dezhi (Dương Đắc Chí) (Tư Lệnh mới của Quân Khu Côn Minh), làm Tư Lệnh Phó [Mặt Trận Phương Nam]; và Zhang Dinhfa (Tư Lệnh Không Quân), làm Tham Mưu Trưởng.  Tại Mặt Trận Phương Nam, họ được chia làm Cánh Phía Đông và Cánh Phía Tây.  Cánh Phía Đông bao gồm các tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông dưới quyền chỉ huy của Xu Shiyou.  Cánh Phía Tây dưới quyền của Yang Dezhi, bao gồm tỉnh Vân Nam.  Không Lực dưới quyền chỉ huy của Zhang Tingfa.  Hạm Đội Nam Hải được bố trí tại khu vực Zhanjiang-Hải Nam.

       Được rút ra từ nhiều quân khu, quân Trung Quốc tập hợp khoảng 31 sư đoàn (330,000 người, khoảng 10% tổng số lực lượng trên đất liền) và 1,200 xe tăng tại biên giới.  Tại Cánh Phía Đông dưới sự chỉ huy của Xu Shiyou, có 5 quân đoàn (armies: A), và 2 sư đoàn (divisions: D).  Các đoàn quân này là: 41A và 55A (Quảng Đông), 42A (Quảng Tây), 43A và 54A (Hà Nam), 1D Sư Đoàn Pháo Binh 1D (Quảng Đông), và Sư Đoàn Phòng Không 70D (Hồ Nam).  Trong Cánh Phía Tây dưới quyền chỉ huy của Yang Dezhi, có 3 quân đoàn và 4 sư đoàn: 11A và 14A (Vân Nam), 13A (Thành Đô), 43D, 49D, và Sư Đoàn Pháo Binh 4D (Vân Nam), Sư Đoàn Phòng Không 65-D (Phúc Kiến).  Nhiều sư đoàn từ Nam Kinh và Phúc Kiến (Phúc Châu) được giữ làm các đơn vị trừ bị.  Chúng có trang bị các xe tăng loại nhẹ T-62, các xe tăng T-59; các khẩu trọng pháo 152mm, 122mm; các dàn phóng hỏa tiễn nhiều loại 107mm và 140mm; súng phòng không 37mm; các hỏa tiễn SAM-2 (có lẽ chưa bao giờ được sử dụng); và các thiết bị khác.  948 máy bay (Tháng Hai – Tháng Ba, 1979) đồn trú tại 15 căn cứ không quân tại Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, và Hải Nam.  Hạm Đội Nam Hải có điều động 2 khu trục hạm (có trang bị hỏa tiễn), 4 hộ tống khu trục hạm (có trang bị hỏa tiễn), 27 tàu tuần cảnh chạy nhanh (có trang bị hỏa tiễn), 20 tàu ngầm, và 604 các tàu khác. 30

       Để minh họa sự sắp xếp lực lượng tại Mặt Trận Phương Nam, một đồ biểu được phác họa dưới đây từ các tin tức kể trên. [Xem Biểu Đồ 1]

       Ngoài các lực lượng chính quy, các đơn vị địa phương quân và dân quân cũng được sử dụng cho công việc tiếp vận và an ninh tại mặt trận và khu vực biên giới.  Trên quần đảo Xisha [Tây Sa, tên gọi của Trung Cộng cho Quần Đảo Hoàng Sa, Paracels, chú của người dịch], một số quân đồn trú 1,000 người đã gia tăng các vị trí đặt súng phòng không của họ.  Số tầu tuần cảnh quanh quần đảo cũng gia tăng như thế.  Không lực tại Quảng Đông và Hải Nam duy trì sự quan sát chặt chẽ khu vực từ Hải Nam đến Hoàng Sa.

       Về phía Việt Nam, Quân Đội Nhân Dân Việt Nam vào đầu năm 1979 có một nhân lực vào khoảng 600,000 người.  Khi chiến tranh bùng nổ, Hà Nội đã cho đóng khoảng 150,000-200,000 binh sĩ tại Kampuchea, 100,000 lính tại Lào, 100,000 tại miền nam, và 200,000-250,000 tại miền bắc.  Quanh khu vực Hà Nội, chỉ có năm sư đoàn chính quy (308D, 320D, 329D, 386D, và 431D) và bốn trung đoàn (45B pháo binh, 329B công binh, 202B thiết giáp, và 241B phòng không).  Nhưng tại khu vực biên giới Hoa – Việt, có 150,000 binh sĩ địa phương và dân quân, kể cả sáu sư đoàn trong địa hạt quân khu (325D, 332D, 334D, 337D, 338D, và 386D) và một lữ đoàn (regiment 241R).  Hai sư đoàn chính quy (3D và 346D) được biết ở gần khu vực Lạng Sơn. 31 Các lực lượng địa phương được huấn luyện và trang bị hoàn hảo.  Sức mạnh của chúng có thể vượt trội một số đơn vị chính quy của Trung Quốc.

       Việt Nam có khoảng 300 máy bay chiến đấu vào đầu năm 1979, gồm 70 MIG-19, 70 MIG-21, và một số máy bay F-5 do Mỹ chế tạo tịch thu được trong năm 1975.  Nhưng trong năm 1979 MIG-21 của Việt Nam tân tiến hơn máy bay của Trung Quốc bởi chúng có trang thiết bị điện tử tinh vi hơn.  Trong khi đó, các máy bay của Trung Quốc có thể bị xâm phạm trước sự bài trí rộng lớn của Hà Nội các hỏa tiễn địa không và các cỗ phòng không hướng dẫn bởi radar do Sô Viết chế tạo. 32 Đáp ứng sự củng cố của Trung Quốc tại biên giới, Hà Nội đã di chuyển một số máy bay MIG-21 của mình từ miền nam ra miền bắc.

       Trước Tháng Hai 1979, hải quân Việt Nam có 2 khu trục hạm PETYA do Sô Viết chế tạo (với hỏa tiễn chống tàu ngầm), 30 tàu tuần cảnh chạy nhanh (cung cấp bởi Trung Quốc), 32 tàu tuần cảnh khác, và một số tàu do Mỹ chế tạo.  Số lượng và hỏa lực của nó thì thấp hơn so với Trung Quốc.

BIỂU ĐỒ 1: SỰ SẮP XẾP LỰC LƯỢNG TẠI MẶT TRẬN PHƯƠNG NAM

                                                                                           Quân Đoàn 41                                                

                                                                                           Quân Đoàn 42

                                                       Cánh Đông                  Quân Đoàn 43

                                                       Xu Shiyou                   Quân Đoàn 54

                                                                                           Quân Đoàn 55

                                                                                           Sư Đoàn Pháo Binh, Thứ Nhất

                                                                                           Sư Đoàn Phòng Không 70 D.

Mặt Trận Phương Nam                               

Tư Lênh: Xu Shiyou                                                           Quân Đoàn 11

Tư Lệnh Phó: Yang Dezhi                                                   Quân Đoàn 13

Tham Mưu Trưởng                          Cánh Tây                     Quân Đoàn 14

Zhang Tingfa                                  Yang Dezhi                  Sư Đoàn 43

                                                                                           Sư Đoàn 49

                                                                                           Sư Đoàn Pháo Binh Thứ Tư

                                                                                           Sư Đoàn Phòng Không 65 D.

                                                                                           28 MIG-21

                                                       Không Lực                   560 MIG-19

                                                       Zhang Tingfa               98 MIG-17

                                                                                           120 F-9

                                                                                           142 máy bay khác

                                                                                           Khu trục hạm, 2 (hỏa tiễn)

                                                       Hải quân:                     Hộ tống khu trục hạm, 4 (hỏa tiễn)

                                                       Hạm Đội                      Tàu ngầm, 20

                                                       Nam Hải                     Tầu tuần cảnh, 27 (hỏa tiễn)

                                                                                           Các tàu khác, 604

So sánh, các con số cho thấy trước khi có chiến tranh các lực lượng Trung Quốc tại khu vực biên giới vượt trội về số lượng so với đối thủ Việt Nam của chúng với tỷ số 3 trên 1.  Chắc chắn, Trung Quốc đã áp dụng chiến lược của họ Mao rằng “tại mọi trận đánh, tập trung một lực lượng ưu thế tuyệt đối” đánh lại quân thù Việt Nam.  Nhân lực được chủ trương như yếu tố “quyết định”. Song, cả chiến lược lẫn nhân lực Trung Quốc sớm đụng phải một sự thử nghiệm nghiêm trọng.

III. HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ

  Vì mục đích đơn giản hóa, “cuộc hoàn kích tự vệ” của QĐGPNDTQ được chia làm hai thời kỳ: thời kỳ yhứ nhất bao gồm từ ngày17 đến ngày 26 Tháng Hai, thời kỳ thứ nhì kéo dài từ 27 Tháng Hai đến 5 Tháng Ba.  Cuộc triệt thoái của Trung Quốc bắt đầu vào ngày 5 Tháng Ba và được hoàn tất vào ngày 17 Tháng Ba.  Nhằm đặt tình trạng phức tạp này vào một tiêu điểm rõ nét hơn, phản ứng của Liên Bang Sô Viết và Hoa Kỳ trong thời kỳ chiến tranh mười sáu ngày cũng sẽ được thảo luận.

1. THỜI KỲ THỨ NHẤT: 17-26 THÁNG HAI

 Vào 5:00 giờ sáng ngày 17 Tháng Hai, 1979, một lực lượng Trung Quốc khoảng 100,000 người đã phát động cuộc “hoàn kích” của họ bằng việc phóng ra các vụ pháo kích cực kỳ mãnh liệt, được tiếp nối bởi các đơn vị thiết giáp và các làn sóng binh sĩ.  Tại Cánh Phía Đông với bộ chỉ huy mặt trận tại Nam Ninh, hai đội ngũ chính yếu của lực lượng đã tiến bước cùng lúc.  Mũi thứ nhất, hướng dẫn bởi Quân Đoàn 42, tiến từ Long Châu xuống Đồng Đăng, nhắm vào mục tiêu Lạng Sơn.  Mũi thứ nhì, hướng dẫn bởi Quân Đoàn 41, di chuyển từ Jingxi và Long Châu xuống Cao Bằng và Đồng Khê.  Ngoài ra, một sư đoàn (165D) của Quân Đoàn 55 đã tiến từ Fangcheng xuống Móng Cái (trên bờ biển). 33Mục tiêu chính là Lạng Sơn.

       Tại Cánh Phía Tây với bộ chỉ huy mặt trận đặt tại Mông Tự (Mengzi), ba mũi chính đã tấn công dữ dội.  Hướng dẫn bởi Quân Đoàn 13A và 11A, mũi thứ nhất tiến quân từ Hokou (Hà Khẩu?) xuống Lào Cai, một thành phố tỉnh lỵ nằm trên đường hỏa xa chạy xuống Hà Nội; mũi thứ nhì từ Wenshan (Văn Sơn?) xuống Hà Giang (phía đông của Lào Cai), và mũi thứ ba (hướng dẫn bởi Sư Đoàn 42D của Quân Đoàn 14A) từ Jinping xuống Lào Cai (phía tây Lào Cai). 34 Hiển nhiên, mục tiêu là Lào Cai.

       Một cách dễ hiểu, cuộc tấn công chớp nhoáng cxủa Trung Quốc được thiết kế cho một sự thắng lợi tối đa.  Nhưng các giới chức thẩm quyền ở Bắc Kinh không bao giờ nói trắng ra như thế.  Sự ức đoán từ phía Việt Nam tập trung quanh ba mục tiêu:

       1. Chiếm cứ mau chóng một dải đất dọc theo biên giới, sâu vào khoảng vài chục cây số, sẽ bao gồm các trị trấn Cao Bằng, Lạng Sơn và Lào Cai … Từ khu vực đầu cầu, nhiều cuộc tấn kích sẽ được phóng ra tùy thuộc vào tình hình.

       2. Triệt hủy các lực lượng quân sự Việt Nam và làm suy yếu khả năng quốc phòng của Việt Nam bằng việc thực hiện “cú quét sạch” các quân biên phòng, hủy hoại một phần lớn các binh sĩ tại địa phương, và gây thương tổn một số đơn vị chính quy.

       3. Hủy diệt các cơ sở kinh tế Việt Nam … 35

Việc tiến quan mau lẹ vào lúc khởi sự, các lực lượng Trung Quốc sớm gặp phải các sự khó khăn.  Địa hình gồ ghề của khu vực biên giới núi đồi bất tiện một cách lớn lao cho sự di chuyển các lực lượng cấp sư đoàn, các xe vận tải và các loại xe gắn động cơ khác.  Phiá Trung Quốc, không có các trang thiết bị tiếp vận hiện đại và bị kềm chế không được sử dụng sự chuyên chở bằng máy bay, 36 bị buộc phải dưa vào các xe vận tải cũ kỹ, con con ngựa, lừa và nhân công cho việc tiếp vận.  Họ cũng bị buộc phải phân tán rồi tái phân tán các lực lượng của họ từ sư đoàn xuống tới mức đại đội và ngay cả tới mức trung đội.  Tốc độ tiến quân của họ bị giảm thiểu rất nhiều.  Nguồn tin Việt Nam trích dẫn trước đây, mặc dù c

0