18/06/2018, 15:49

Huyền thoại Do Thái trở về lập quốc

Sáng Ánh 1. Huyền thoại Do Thái trở về nhà: Đố ai dám cãi nào Có lẽ mọi người đều đồng ý là Trung Đông là một nơi bất ổn thường xuyên và kinh niên như bệnh suyễn, thỉnh thoảng lại sù sụ, có khi ho ra máu, và dễ trở thành ngòi nổ, đám cháy… tại một khu vực nhạy cảm ...

Jerusalemites-watch-an-evangelical-Christian-parade

Sáng Ánh

1. Huyền thoại Do Thái trở về nhà: Đố ai dám cãi nào

Có lẽ mọi người đều đồng ý là Trung Đông là một nơi bất ổn thường xuyên và kinh niên như bệnh suyễn, thỉnh thoảng lại sù sụ, có khi ho ra máu, và dễ trở thành ngòi nổ, đám cháy… tại một khu vực nhạy cảm của thế giới, với vị trí chiến lược lưu thông giữa Âu-Á, cùng thứ tài nguyên mà bất cứ ai ra đường uống miếng café, ăn quà hay đón con, chở mẹ cũng phải dùng đến, chưa nói tới những chuyện khác. Đó là dầu hỏa.

Có lẽ mọi người cũng đều đồng ý là một trong những nguồn bất an lớn tại Trung Đông, nếu không nói là nguồn bất an lớn nhất, là từ mâu thuẫn giữa Israel với các quốc gia Ả Rập, và sẽ chỉ có hòa bình lâu dài trong khu vực nếu vấn đề Palestine được giải quyết.

Palestine (giờ vẫn chưa là một quốc gia, chỉ là một “nhà chức trách” và không có quân đội) với hai phần đất “còn lại”: Dải Gaza bên ngoài, sát biển, và khu bờ tây sông Jordan, trong đất liền, có thành Bethlehem, nơi Chúa sinh ra đời. Thành Jerusalem tại đây – nơi Chúa Jesus bị đóng đinh, cũng chia hai: nửa Tây thuộc Israel, nửa Đông thuộc Palestine.

Palestine (giờ vẫn chưa là một quốc gia, chỉ là một “nhà chức trách” và không có quân đội) với hai phần đất “còn lại”: Dải Gaza bên ngoài, sát biển, và khu bờ tây sông Jordan, trong đất liền, có thành Bethlehem, nơi Chúa sinh ra đời. Thành Jerusalem tại đây – nơi Chúa Jesus bị đóng đinh, cũng chia hai: nửa Tây thuộc Israel, nửa Đông thuộc Palestine.

Đến đây thì chúng ta bắt đầu bất đồng vì mới xuất hiện một từ húy đối với dư luận Tây phương, tức là truyền thông quốc tế dòng chính hay lề phải, đó là từ “Palestine”.

Palestine là cái gì?

Không có quốc gia nào là Palestine cả!

Chỉ có một quốc gia là Israel. Nói thêm, không có dân tộc nào là Palestine cả, mà chỉ có một dân tộc Do thái. Hình ảnh thông dụng trong quần chúng (Tây phương) của Israel là sau đây: một nước nhỏ bé bị vây quanh bởi một khối khổng lồ hung hăng đe dọa sự sinh tồn của hiệp sĩ đơn thương và Đương Dương Trường Bản này, lâu lâu “chúng” lại đòi đẩy dân tộc này xuống biển hay là xóa tên quốc gia này trên bản đồ.

Xin nhắc lại rất rõ và mọi người hô to cùng:

Không có quốc gia nào là Palestine!

Không có dân tộc nào là Palestine!

Đây là một điều kiện tất yếu cho kịch bản vừa mới nói được suôn sẻ. Vì nếu có một quốc gia Palestine thì ai đã xóa tên quốc gia này trên bản đồ đây? Và nếu có một dân tộc Palestine thì hóa ra dân tộc này đã bị ai ở đâu ra đẩy xuống biển?

Bản đồ về tiến trình mất đất của Palestine, từ 1946 đến 2000, cuối cùng gần như bị… văng ra biển. Ai chiếm? Dĩ nhiên là “thằng bé tội nghiệp Israel” rồi

Bản đồ về tiến trình mất đất của Palestine, từ 1946 đến 2000, cuối cùng gần như bị… văng ra biển. Ai chiếm? Dĩ nhiên là “thằng bé tội nghiệp Israel” rồi

Trong kịch bản này, chỉ có một dân tộc là Do thái và một quốc gia là Israel, nhỏ bé và kiên cường trước nghịch cảnh là bè lũ du côn Ả Rập trùng điệp vây quanh hằm hè, người nách thước, kẻ tay dao, đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi. Thằng Palestine vào đây làm gì, đi ra khỏi trường quay! Nào, tiếp tục bấm máy!

Do Thái là một “Dân tộc chọn lọc”, một dân tộc bị lưu vong ở đầu Công nguyên, họ phân tán khắp nơi trên thế giới và 2000 (hai ngàn) năm sau trở về “Miền Đất Hứa”, “Đất của Israel” (Eretz Israel), họ trở về nhà. Mà ai chọn lọc họ chứ, ai hứa đất và ai dành đất cho họ? Đức Chúa Trời chứ còn ai nữa, thế mới kinh! Có viết trong sách được gọi là Kinh Thánh rành rành thì còn cãi vào đâu! Thằng nào định cãi với Đức Chúa Trời đây? Mười điều răn là Ngài giao cho họ, rẽ biển Hồng Hải cho họ sang Ai cập (lưu vong thứ nhất thời khai thiên lập địa nào đó), rồi đến công nguyên là lưu vong thứ nhì. Ngài còn bảo, các con phải trở về nhà.

“Exodus” (Trở về Đất Hứa) – Tranh của Richard Mcbee – Moses rẽ nước Hồng Hải để từ bờ Ai Cập trở về Đất (được) Hứa

“Exodus” (Trở về Đất Hứa) – Tranh của Richard Mcbee – Moses rẽ nước Hồng Hải để từ bờ Ai Cập trở về Đất (được) Hứa

Đó là chuyện nhà thờ và ở trong Kinh Thánh, tức là sách trong phòng ngủ khách sạn nào ở Tây phương cũng có một cuốn do hội Giddeon thân tặng đặt ở trong ngăn kéo đầu giường. Vào cuối thế kỉ 19, chủ nghĩa Zion, cũng như với các phong trào quốc gia chủ nghĩa ở Âu châu lúc đó (thí dụ Ireland, Bosnia v.v. và vô khối) ra đời và đòi thành lập một quốc gia riêng cho người Do đang sinh sống tại đây. Nhưng nếu chủ nghĩa quốc gia Ireland có đất để mà đòi Đế quốc Anh trả lại hay Bosnia đòi Đế quốc Áo thì người Do phải đòi ai đây? Căn bản tôn giáo trên được Zion chủ nghĩa nhanh trí “cướp” lấy và thế tục hóa. Trời đã trao đất Israel cho họ.

Nói là “cướp”vì phong trào Zion là một phong trào thế tục và XHCN chứ không phải là một phong trào tôn giáo. Họ phải giả tin thôi vì cộng đồng người Do trước hết là một cộng động được định nghĩa bằng tôn giáo là Do thái giáo. Nhưng nếu tin hẳn vào Kinh Thánh thì cũng có vấn đề. Chúa Trời bảo đây là phận phải lưu vong của dân tộc này, chuyện trở về là trước ngày tận thế nhé, không phải là lúc nào muốn về thì về (kiểu bố hấp hối mới được chia đất, không phải chia ngay bây giờ, đuổi em ra đường). Cho nên thành phần Do Thái giáo bảo thủ và tuyệt đối ngoan đạo chống lại việc trở về này. Đến ngày nay và nhân danh Do Thái giáo chính thống, họ vẫn biểu tình chống lại sự hiện hữu trái với luật trời quốc gia Israel. 

Những người theo Do Thái giáo bảo thủ chống lại chủ nghĩa Zion và nhà nước Israel

Những người theo Do Thái giáo bảo thủ chống lại chủ nghĩa Zion và nhà nước Israel

Ngược lại, gần đây thì Israel lại được sự ủng hộ của số giáo dân Ki tô cực đoan (Evangelicals) tại Mỹ. Đối với phong trào này, sự hiện hữu của quốc gia này (người Do trở lại miền đất Hứa) là dấu hiệu “tận thế gần kề” khiến họ rất hân hoan. Tại sao tận thế mà lại hân hoan? Bởi vì nếu tin vào sách Thánh thì tận thế là ngày người ngoan đạo sẽ được lên thiên đàng! Nhắc lại, là trong nhiều thế kỉ dài, sự đàn áp và kỳ thị người Do là bởi người Ki tô tại Âu châu nhé chứ không phải bởi người Hồi tại Trung Đông và cho đến giờ, trong khi chờ đợi Iran có bom nguyên tử (?) thì ngược đãi, tàn sát hay tận diệt người Do là bởi bàn tay nguời Âu và Ki tô.

Từ mái một tòa nhà, những người dân (Israel) ở Jerusalem đứng theo dõi một cuộc diễu hành của phe Ki-tô cực đoan ủng hộ Israel; Một người tuần hành mang một lá cờ có hình ngôi sao David và một con sư tử Ảnh: AP/Kevin Frayer, 2006

Từ mái một tòa nhà, những người dân (Israel) ở Jerusalem đứng theo dõi một cuộc diễu hành của phe Ki-tô cực đoan ủng hộ Israel; Một người tuần hành mang một lá cờ có hình ngôi sao David và một con sư tử Ảnh: AP/Kevin Frayer, 2006

Phong trào Zion có lúc còn định “lập quốc”tại Brazil hay là Uganda (may là chưa có nghĩ đến 6 tỉnh Nam Kỳ). Sau đó, họ thấy khả thi nhất là trở về “Đất Hứa” và khả thi về mặt thực tế chứ không phải là vì Trời đã cho họ đất này. Người cho họ đất này là ngoại trưởng Anh quốc Balfour (sau làm Thủ tướng), và lý do ông đồng ý là vì nước Anh không muốn phải nhận di dân Do thái bị ngược đãi và kỳ thị tại Đông Âu. Mày gặp khó thì tao cũng giúp, nhưng đến ở Scotland nhà tao thì bất tiện lắm, tao có thuộc địa đô hộ ở Trung Đông, nghe đâu 20 thế kỉ trước là nhà mày, mày dọn về đấy mà ở.

Lúc đầu, ngay cả tổ sư của phong trào là Theodor Herzl cũng chỉ muốn sống chung với người Palestine. Lý do: từ 1924, vì Hoa Kỳ siết chặt chính sách di dân sang Mỹ, và người Do bị kỳ thị ở Âu châu khó mà sang Mỹ được. Như đã thấy, Anh quốc cũng không muốn nhận họ. Palestine lúc đó là phần đất dưới bảo hộ (mandate) của Anh. Thôi thì, Anh tặc lưỡi: “Chúng mày sang đó chẳng tốn kém gì của tao, lại còn giúp tao quản được bọn Ả Rập tao đang đô hộ”. Việc Đức Quốc Xã thảm sát người Do trong Thế chiến 2 lại khiến chủ nghĩa Zion thêm mồi, di dân ồ ạt và vấn đề quốc gia trở nên cấp bách và Israel năm 1948 oanh liệt ra đời. Sự thành lập của Israel là thành tích muộn màng của chủ nghĩa thực dân trong một thế giới đang trên đà giải thực.

Theodor Herzl – ông tổ của phong trào Zion – trên một áp phích kỷ niệm 50 năm ngày tổ chức ra đời (1897 – 1947)

Theodor Herzl – ông tổ của phong trào Zion – trên một áp phích kỷ niệm 50 năm ngày tổ chức ra đời (1897 – 1947)

Trang nhất của tờ The Palestine Post ra ngày Chủ nhật, 14. 5. 1948 với thông báo nhà nước Israel ra đời

Trang nhất của tờ The Palestine Post ra ngày Chủ nhật, 14. 5. 1948 với thông báo nhà nước Israel ra đời

Truman, tổng thống Hoa Kỳ lúc ấy, ký một tài liệu công nhận Israel như một quốc gia mới, nhưng lại từ chối công nhận đây là một nhà nước Do Thái.

Truman, tổng thống Hoa Kỳ lúc ấy, ký một tài liệu công nhận Israel như một quốc gia mới, nhưng lại từ chối công nhận đây là một nhà nước Do Thái.

Năm 1945, khi gặp vua Ibn Seoud của Saudi, Tổng thống Franklin D Roosevelt có giải thích về hoàn cảnh khó khăn của người Do Thái bị Đức tận diệt. Ông Ibn Seoud bèn hỏi, thế sao Đồng Minh không lấy luôn vùng đất màu mỡ nhất của nước Đức mà bồi thường cho người Do lập quốc?

Câu trả lời của Zion chủ nghĩa đã có sẵn: nếu không phải Trời cho thì cũng bởi vì 2000 năm trước, đất Israel là của dân tộc Do Thái. Huyền thoại quốc gia Israel thế là trở thành “Một miền đất không dân tộc cho một dân tộc không miền đất”, nghe thì rất du dương hợp nhĩ nhưng phải chấp nhận ba tiền đề.

Tiền đề thứ nhất là có một dân tộc Do thái, đặc biệt không giống ai (“chọn lọc”) và muôn đời.

Tiền đề thứ nhì là dân tộc này trước đây sinh sống tại miền đất đó và còn giữ Sổ đỏ cho đến giờ (có con dấu của cục Nhà đất Thượng đế).

Tiền đề thứ ba là trong 20 thế kỉ qua, miền đất đó ngoài ra không có dân tộc nào khác, là sa mạc đìu hiu bỏ hoang và người Do “trở về nhà” (Aliyah) từ đầu thế kỉ 20 đến trồng hoa trên cát và vun bồi rực rỡ xanh tươi.

Tranh diễn tả người Israel thấy Thượng Đế hiện ra. Trong Exodus 33:1-3 viết: “Thế rồi Thượng Đế nói với Moses, ‘Hãy rời nơi này, mi và những người mà mi đã nuôi dưỡng, ra khỏi Ai Cập, đến vùng đất mà ta đã hứa với Abraham, Isaac và Jacob ; ta đã nói, ‘Ta sẽ cho con cháu ngươi vùng đất ấy.’ Ta sẽ cử một thiên sứ đi trước ngươi, dẫn các ngươi ra khỏi Canaanites, Amorites, Hittites, Perizzites, Hivites và Jebusites. Hãy đi thẳng tới vùng đất, mang sữa và mật ong. Ta sẽ không đi cùng các ngươi, vì các ngươi là những bọn cứng đầu, và ta có thể hủy diệt các ngươi trên đường đi.’” Và cứ thế mà trở về nhà thôi. Đường thì xa và trắc trở, nhưng đã được Thượng Đế dặn thế rồi!

Tranh diễn tả người Israel thấy Thượng Đế hiện ra. Trong Exodus 33:1-3 viết: “Thế rồi Thượng Đế nói với Moses, ‘Hãy rời nơi này, mi và những người mà mi đã nuôi dưỡng, ra khỏi Ai Cập, đến vùng đất mà ta đã hứa với Abraham, Isaac và Jacob ; ta đã nói, ‘Ta sẽ cho con cháu ngươi vùng đất ấy.’ Ta sẽ cử một thiên sứ đi trước ngươi, dẫn các ngươi ra khỏi Canaanites, Amorites, Hittites, Perizzites, Hivites và Jebusites. Hãy đi thẳng tới vùng đất, mang sữa và mật ong. Ta sẽ không đi cùng các ngươi, vì các ngươi là những bọn cứng đầu, và ta có thể hủy diệt các ngươi trên đường đi.’” Và cứ thế mà trở về nhà thôi. Đường thì xa và trắc trở, nhưng đã được Thượng Đế dặn thế rồi!

Những nữ binh Israeli đứng chào trước mộ chiến sĩ trận vong, tại một nghĩa trang quân đội trên Đồi Olive, nhìn xuống thành cổ Jerusalem. Ảnh chụp hôm 14, 4. 2013 của AP/Sebastian Scheiner

Những nữ binh Israeli đứng chào trước mộ chiến sĩ trận vong, tại một nghĩa trang quân đội trên Đồi Olive, nhìn xuống thành cổ Jerusalem. Ảnh chụp hôm 14, 4. 2013 của AP/Sebastian Scheiner

Việc phê bình hay xét lại huyền thoại Do Thái này thì hiếm thấy và chẳng ai dám ở phương Tây, phần vì thương, hay phần vì sợ. Đứng đầu phong trào xét lại huyền thoại này chỉ có thể là chính những người gốc Do, hay chính là những người Israel trong nước vì họ tiếp cận với thực tế của chiếm đóng đất người và chiến tranh, đối kháng chứ không có ngồi đàn huyền thoại về Do Thái ở những nhà hát New York hay là London.

2. Ai mới là người Do Thái chính hiệu?

Nên hồi hương hay hoài hương?

Israel thường được đồng nghĩa với Do Thái, nhưng không hẳn là vậy. Thứ nhất, số người Do tại nước ngoài (12 triệu) cao gấp hai số người Do tại Israel (là 6 triệu) và số người Do tại Mỹ cao bằng (hay cao hơn chút đỉnh) số người Do tại Israel. Và theo đà tăng trưởng, số người Do tại Mỹ thể nào cũng sẽ đông hơn. Thí dụ, năm 2006, khi Thủ tướng (Israel) Olmert bình Đông phạt Bắc tại láng giềng Lebanon thì các con ông đều ở mặt trận… Mỹ. Giờ nếu đánh luôn Iran thì con số người Do tại Israel sẽ bớt hẳn, và con số người Do tại Mỹ sẽ gia tăng, đây là nói thật chẳng phải đùa.

Poster truy nã Ehud Olmert (có hai poster riêng) và Ehud Barak (cả hai đều từng là cựu Thủ tướng Israel) tại Jerusalem, tháng Tư 2010. Olmert và Barak bị cáo buộc ăn hối lộ và tham nhũng. Theo Văn phòng Tổng chưởng lý Israel, trong thời gian trước khi được bầu làm Thủ tướng Israel năm 2006, ông Olmert nhận hàng trăm nghìn USD bất hợp pháp của doanh nhân người Mỹ gốc Do Thái Morris Talansky

Poster truy nã Ehud Olmert (có hai poster riêng) và Ehud Barak (cả hai đều từng là cựu Thủ tướng Israel) tại Jerusalem, tháng Tư 2010. Olmert và Barak bị cáo buộc ăn hối lộ và tham nhũng. Theo Văn phòng Tổng chưởng lý Israel, trong thời gian trước khi được bầu làm Thủ tướng Israel năm 2006, ông Olmert nhận hàng trăm nghìn USD bất hợp pháp của doanh nhân người Mỹ gốc Do Thái Morris Talansky

Theo thống kê Hoa Kỳ, trong thập niên 2000-2010, số người sinh ra tại Israel và định cư tại Mỹ tăng 30%. “Yerida” (bỏ Israel ra nước ngoài) là một vấn đề nghiêm trọng vì nó đi ngược lại vớihuyền thoại trở về (Aliyah) dựng nước của Israel. Trong thập niên 80, khi chính quyền Reagan tại Mỹ sẵn sàng đón nhận 1 triệu di dân Do Thái từ Liên xô và Đông Âu thì chính quyền Israel hoảng hốt (hoảng hốt chứ không phải là hoan hô), và tìm đủ cách, áp lực với Hoa Kỳ, thông đồng với cả an ninh Romania, Hungary để ngăn chặn người Do di dân sang Mỹ.

Sao lại thế? Lẽ sống của Israel và Zion chủ nghĩa là người Do trở về “cố quốc” trồng cây chứ không phải là họ sang Mỹ mở tiệm vàng. Người Do được phép rời Đông Âu thì rất tốt, nhưng phải ngăn họ sang New York hay London và buộc họ “trở về” Israel. Như đã nói đến, ngay cả trước Thế chiến 2 cũng đã thế. Người Do bị ngược đãi tại Đông Âu sang Palestine bảo hộ bởi Anh quốc, không phải vì đó là Đất Hứa gì hết của Chúa Trời mà bởi vì họ không đi Anh Mỹ định cư được. Đất hứa là Golders Green ở London và Brooklyn ở New York, không phải là trồng rau tưới nước ở Đất Thánh nào đó Palestine. Nói thế dễ hiểu, ai cũng vậy hết, con người khi có lựa chọn thì tìm nơi dễ sống và cơ hội tốt, có ai đâm đầu vào chỗ chết tiệt nhọc nhằn vì những câu chuyện 3000 hay 7000 năm.

Một chuyện cười Yiddish (Do thái Đông Âu) trước thế chiến kể: Thế nào là một người (Do) theo Zion chủ nghĩa? Đó là một nguời đi quyên tiền của một người Do thứ nhì để giúp một người Do thứ ba thực hiện Aliyah, tức là trở về sinh sống tại “Eretz Israel”.

Golders Green, trung tâm của người Do trung lưu tại London

Golders Green, trung tâm của người Do trung lưu tại London

Khăng khăng một dân tộc Do

Nhưng thế nào là một người Do? Đó là một người theo Do Thái giáo. Thế còn (rất nhiều) những người Do thế tục (trước hết là trong phong trào Zion) hay vô thần thì sao? Vậy người Do không theo đạo nhưng theo truyền thống văn hóa Do Thái giáo cũng là người Do. Theo giáo luật, thì người Do phải có mẹ là người Do (và bà ngoại, bà cố ngoại v.v. trở lại mấy ngàn năm trước hay trở lại thời khai thiên lập địa). Ở trong trường hợp này, bạn có quyền sang Israel mà nhận Đất Hứa, hay thực tế là được sang đó sinh sống, nhập tịch và có một nhà nước che chở, không trục xuất bạn đi bất cứ nước nào khác dù bạn có tội tình hay bị quốc tế truy nã.

(Nói qua cho vui, đây là trường hợp nhà độc tài Gaddafi. Mẹ của ông này người Do và ông có bà bác, cô cháu người Israel đang sinh sống tại đó. Lúc chính biến tại Lybia, lỡ ông đòi quyền Aliyah (trở về cố quốc) thì sao? Chẳng những ông sẽ phải được chấp nhận tỵ nạn và chứa chấp mà sẽ là công dân đương nhiên của quốc gia theo cái quyền bất biến mà thượng đế đã ban cho dân tộc này trên mảnh đất đó!)

rên 1 triệu người Do ngụ tại thành phố New York là thành phố Do Thái thứ nhì trên thế giới (chỉ kém có Tel Aviv). Riêng tại quận Brooklyn, con số này là 600.000, tức ¼ dân số.

rên 1 triệu người Do ngụ tại thành phố New York là thành phố Do Thái thứ nhì trên thế giới (chỉ kém có Tel Aviv). Riêng tại quận Brooklyn, con số này là 600.000, tức ¼ dân số.

Nhưng thế nào là một dân tộc? Một dân tộc có bất biến và muôn đời không? Một dân tộc sống liên tục 2000 năm trên một mảnh đất đã khó định nghĩa được chính xác. Thí dụ, người “Pháp” thời La mã có phải là người Pháp của ngày nay không? Hay ngay nguời Ý, có phải hẳn là từ thành Roma mà ra? Một “dân tộc” nếu có, 2000 năm phân tán khắp nơi lại càng khó, cái này trẻ con cũng hiểu, nhưng đó là không biết đến “tính cách độc đáo” của dân tộc được “chọn lựa” này. Đặc điểm của dân tộc Do Thái là không có ai giống họ hết nhé. Những nhận xét thông thường như mới kể không áp dụng với dân tộc này được. Pháp không phải là Do Thái, Ý không phải là Do Thái, đừng có ví! Pháp, Ý, Đức gì đó không có được chọn lựa bởi Chúa Trời, có cần phải nhắc lại nữa hay không?

Môsê nhận “Mười điều răn” khắc trên hai phiến đá, của Đức Chúa Trời trao riêng cho dân Do Thái. Kinh Thánh, Xh 19, 3-6, chép: “Ông Môsê lên gặp Thiên Chúa. Từ trên núi, Đức Chúa gọi ông và phán: ‘Ngươi sẽ nói với nhà Giacóp, sẽ thông báo cho con cái Israel thế này: …giờ đây, nếu các ngươi thực sự nghe tiếng Ta và giữ giao ước của Ta, thì giữa hết mọi dân, các ngươi sẽ là sở hữu riêng của Ta. Vì toàn cõi đất đều là của Ta. Ta sẽ coi các ngươi là một vương quốc tư tế, một dân thánh. Đó là những lời ngươi sẽ nói với con cái Israel”.

Môsê nhận “Mười điều răn” khắc trên hai phiến đá, của Đức Chúa Trời trao riêng cho dân Do Thái. Kinh Thánh, Xh 19, 3-6, chép: “Ông Môsê lên gặp Thiên Chúa. Từ trên núi, Đức Chúa gọi ông và phán: ‘Ngươi sẽ nói với nhà Giacóp, sẽ thông báo cho con cái Israel thế này: …giờ đây, nếu các ngươi thực sự nghe tiếng Ta và giữ giao ước của Ta, thì giữa hết mọi dân, các ngươi sẽ là sở hữu riêng của Ta. Vì toàn cõi đất đều là của Ta. Ta sẽ coi các ngươi là một vương quốc tư tế, một dân thánh. Đó là những lời ngươi sẽ nói với con cái Israel”.

Nếu định nghĩa một dân tộc là một nhóm người tin chung vào một huyền thoại thì hẳn có một dân tộc Do thái.  Dân tộc này nhiều ngôn ngữ (tiếng Hebrew ngày nay là một phát minh mới của thế kỉ 20), nguồn gốc từ Âu, từ Á, từ Phi, sắc da đen da trắng da nhôm nhôm và đâu có cả da vàng. Họ khả dĩ có cùng một tôn giáo. Dân tộc Do, như vậy cũng như là “dân tộc Phật”, “dân tộc Khổng” hay “dân tộc Lão”, “dân tộc Bah’ai” hay “dân tộc Hồi”. Có dân tộc nào gọi là “dân tộc Phật” hay không? Nhưng lại có một dân tộc gọi là dân tộc Do, thì đã nói, đây là một dân tộc ngoại lệ mà. Nhưng một phần lớn người Do lại là thế tục tức là không có tôn giáo, kiểu, thì tôi dân tộc (đạo) Dừa nhưng tôi không tin chút nào và thoải mái nước mãng cầu. Nhưng tôi đòi phải trả cho tôi miền đất hứa Bến Tre!

Vậy có dân tộc nào là dân tộc Do hay không? Trớ trêu là đầu thế kỉ 20 tại Âu châu, thành phần kỳ thị người Do (như Đức Quốc Xã) đã gắng sức chứng minh một cách “khoa học” là có hẳn, để mà phân biệt và tận diệt. Nó có đi đâu 2000 năm thì nó vẫn là dân tộc Do! Nó không theo đạo hay đã cải đạo Ki tô thì vẫn là người Do! Nó có ở đây 30 đời hay năm bảy thế kỉ thì nó vẫn không phải là người Đức, cho nó vào trại tập trung mà giết hết! Lập luận “dân tộc Do” này cũng lại là lập luận của chủ nghĩa Zion để biện minh cho một quốc gia và nhà nước Israel.

Những tù nhân Do Thái bị bỏ đói trong trại tập trung Mauthausen, được giải thoát hôm 5. 5. 1945

Những tù nhân Do Thái bị bỏ đói trong trại tập trung Mauthausen, được giải thoát hôm 5. 5. 1945

Một giả thiết bất ngờ về người Do chính hiệu

Vào đầu Công nguyên, người Do tại Palestine nổi loạn và bị Đế quốc La Mã đàn áp dã man, kẻ bị giết, người ra đi. Truyền thuyết cho rằng ai không bị giết thì ra đi hết. Cho là như vậy, và họ bỏ đi hết thì trên đường bôn ba của họ, cũng có nhiều nơi các dân tộc khác, Berber ở Bắc Phi, hay Khazar ở Tây Á cải đạo theo Do.

Vương quốc Khazar, kẹp giữa gọng kìm Ki-tô và Hồi giáo, vào thế kỉ 7-10 đã chọn Do Thái làm quốc giáo nhưng sau đó bị người Nga xâm lăng và Mông cổ phân tán. Dân tộc Khazar mang Do Thái giáo lưu vong sang Đông Âu. Phần này, nếu quả là như vậy,không thấy (chưa thấy, chắc phải đợi 10 thế kỉ nữa) về đòi lại và lập nước tại Nga-Ukraine-Kazakstan ngày nay.

Vương quốc Khazar, kẹp giữa gọng kìm Ki-tô và Hồi giáo, vào thế kỉ 7-10 đã chọn Do Thái làm quốc giáo nhưng sau đó bị người Nga xâm lăng và Mông cổ phân tán. Dân tộc Khazar mang Do Thái giáo lưu vong sang Đông Âu. Phần này, nếu quả là như vậy,không thấy (chưa thấy, chắc phải đợi 10 thế kỉ nữa) về đòi lại và lập nước tại Nga-Ukraine-Kazakstan ngày nay.

Khazar là một vương quốc hùng cứ phía Đông Ukraine và phía Bắc Georgia, Armenia ngày nay và tan rã vào thế kỉ 13 khi Mông cổ tràn qua. Do Thái giáo được vương triều tôn lên làm quốc giáo và cả nước (tức là dân tộc Khazar này) theo. Lý do họ theo Do Thái giáo, ngoài việc “bởi vì tôi thích thế”, là các bộ lạc Khazar lắm đạo và đa thần lúc đó cần một ý thức hệ độc thần thống nhất lúc họ đang bị vây hãm hai bên bởi Ki tô giáo của Đế quốc La Mã phương Đông (Bizantium) đồng thời bởi Đế quốc Hồi giáo.

Sau khi Khazar tan rã, người Khazar đi Tây hay đi Đông, bảo tồn tôn giáo Do thái của họ trong những cộng đồng cá biệt. Xin nhắc lại, đây là tôn giáo, không phải là dân tộc.

Người Do ở Khai Phong, Trung Quốc, khoảng 1900

Người Do ở Khai Phong, Trung Quốc, khoảng 1900

Còn những người Do ở lại nôi Palestine của thời La Mã thì sao? Họ chuyển đạo theo Ki tô giáo (ngày nay Ki-tô vẫn là một thiểu số 8-10% của người Palestine). Đa số lớn sau đó theo đạo Hồi.

Tại sao người Do mà lại cải đạo theo Hồi? Khó tin quá. Tại sao người Âu, người Hy Lạp, La Mã lại bỏ đạo mà theo một tôn giáo Trung Đông là Ki-tô? Tại sao có người Ấn giáo lại bỏ đạo theo Hồi? Tại sao người Việt mà lại cải đạo theo Phật giáo? Khó tin thật, nhưng chắc là “tại vì họ thích thế”. Nếu tin được, thì có người Do ở lại miền đất ấy, theo Ki-tô hay theo Hồi về sau. Nói cách khác, thì “dân tộc” Do Thái chính gốc theo giả thiết này chính là… những người Palestine ngày nay! Họ là hậu duệ của một số lớn người Do Thái không lưu vong và không đi đâu hết. Đạo gì thì đạo, tôi đây mới là chính hiệu Do Thái Bảo Hiên Rồng Vàng. Tại tỉnh Hải Dương này, tôi đã ở đây làm bánh đậu xanh chí ít là 1500 năm rồi, còn anh từ Cần Giuộc hay là Cà Mau đến, anh bảo anh mới là chính hiệu Con Nai thì tôi không biết. Nói thế thì nghe cũng được chứ, ta nên tin vào người nào?

Giải thiết trên (của sử gia Schlomo Sand, Abraham Poliak, hay phần nhà văn Arthur Koestler) là một giải thiết đáng được đào sâu thêm. Cuốn sách “Sự phát minh ra dân tộc Do thái” của Sand là một sách bán chạy hàng đầu tại Israel năm 2009 nhưng cũng chẳng vì thế là đã đúng. Tuy nhiên nó chứng tỏ sự quan tâm mới của quần chúng tại đây với việc bắt đầu công việc giải hoặc nguồn gốc Do Thái một cách nghiêm chỉnh.

Người Falasha, Do Thái tại Ethiopia, đang theo lớp về quốc gia họ sắp sửa sang định cư là Israel, tức là sắp sửa “trở về Đất Hứa”.

Người Falasha, Do Thái tại Ethiopia, đang theo lớp về quốc gia họ sắp sửa sang định cư là Israel, tức là sắp sửa “trở về Đất Hứa”.

Người Do đi vắng, người Do giữ nhà

Nghiên cứu sử học lề phải của Do Thái và Israel quan tâm đến vương triều huyền hoặc của Solomon hay là David, hơn là Khazar và không buồn đào sâu. Đáng tiếc là những công trình nghiên cứu lại đào sâu những việc khác, như “di tích” vương triều David 3000 năm về trước, và để đào xới tìm di tích này phải dời cả một thị trấn 50,000 dân cư Palestine, tống cổ họ đi. Nỏ thần của Mỵ Châu hay Sừng tê quà cưới của Thủy Tinh thì chưa tìm thấy đâu làm bằng nhưng sờ sờ là những người Palestine đang sinh sống tại đây ngày hôm nay mất đất. Bởi vì họ chỉ mới sở hữu phần đất đó từ 1500 năm thôi chứ không phải 3000 của thủa lông ngỗng đưa đường nào.

Một người Palestine khóc trước mồ người thân. Bia mộ bên phải ghi “Ramla”, một thành phố bị các đơn vị bán vũ trang Israel càn quét vào cuối những năm 1940s và sau đó chuyển sang bị chính quyền Israel cai trị vào đầu năm 1949. Đây nhiều phần là nghĩa trang của những người Palestine tị nạn. Ảnh và chú thích từ trang Smpalestine

Một người Palestine khóc trước mồ người thân. Bia mộ bên phải ghi “Ramla”, một thành phố bị các đơn vị bán vũ trang Israel càn quét vào cuối những năm 1940s và sau đó chuyển sang bị chính quyền Israel cai trị vào đầu năm 1949. Đây nhiều phần là nghĩa trang của những người Palestine tị nạn. Ảnh và chú thích từ trang Smpalestine

Quyền trở về đất cũ của một dân tộc Do Thái đồng nhất và bất biến 2000 năm sau, dù nếu có, thì đằng nào cũng phải cân nhắc với quyền hiện diện tại đó của một dân tộc khác trong 2000 năm họ “bỏ nhà”. Điều này cũng dễ hiểu nốt. Anh vì lý do gì đó bỏ nhà ra đi biền biệt. Một hôm anh đến gõ cửa đòi lại. Anh lấy Kinh Thánh làm bằng, nói những chuyện hoa đào gió đông năm nào đó, mà tôi cũng không biết có phải là anh không nữa. Tôi không nhận ra, anh nhận vơ hay là anh đã khác nhiều. Anh bảo tôi phải đi ngay, và anh đánh cho một trận thừa sống thiếu chết. Người Do gọi đó là Chiến tranh Độc lập (chứ không phải là Chiến tranh Xâm lăng) và người Palestine gọi đó là Đại họa (Nakba). 

Ảnh chụp năm 1948, khi Israel trục xuất hàng trăm ngàn người Palestine khỏi 450 ngôi làng Palestine. Người Palestine gọi đó là “Day of Nakba” (Đại họa)

Ảnh chụp năm 1948, khi Israel trục xuất hàng trăm ngàn người Palestine khỏi 450 ngôi làng Palestine. Người Palestine gọi đó là “Day of Nakba” (Đại họa)

Vào năm 2006, khi Israel trừng trị Hezbollah tại Lebanon thì có nhiều biểu tình phản đối tại Âu châu. Một nhà trí thức Pháp bèn viết bài mắng bọn trẻ con ồn ào này là dốt, người Do không phải chỉ có mặt tại vùng từ khi lập quốc (1948) mà là từ trước đó, đầu thế kỉ, năm 1920 v.v. Vậy thì trước đầu thế kỉ, trước 1920, ai ở đó? 1820? 1720? 1620? Không có người Do thì không có ai sao?

Tiền đề thứ nhì của huyền thoại là chẳng những Đất Hứa là của dân tộc Do từ ngày ông  David bắn ná lõ đầu thằng khổng lồ Goliath. Để nó đẹp như mơ thì phải có thêm huyền thoại là lúc “dân tộc” Do này trở về, miền đất này chẳng có ai ở cả nên tôi mới lấy lại! Và đó là bài sau…

3. 2000 năm nếu quay lại, đất nào cũng phải là đất hoang

Vào cuối thế kỉ 19, người Do Thái tại Đế quốc Nga gặp khó khăn và bị kỳ thị bằng bạo lực. Bà con đồng đạo của họ đã an cư lạc nghiệp lâu đời tại Tây Âu, có người làm to như công tước Anh quốc Rothschild, mấy đời cho vua cho chúa vay tiền, hay có người đã cải đạo sang Ki-tô làm Thủ tướng (Anh quốc) như Disraeli… Đám người Do Thái mới di dân sang Tây Âu vậy là gây vấn đề cho người Do đã có tại chỗ: họ lếch nhếch, là bà con nghèo, gây tiếng xấu cho một cộng đồng nếu không quyền quí thì cũng đã ổn định. 

Cựu thủ tướng Anh Benjamin Disraeli (1804 – 1881)

Cựu thủ tướng Anh Benjamin Disraeli (1804 – 1881)

Đây cũng giống như trường hợp người Hồi hiện nay tại Anh. Tao đây Qatar, Emirates, mua đội bóng đá, xây tòa nhà, khách sạn, đi đâu có vấn khăn áo thụng người Anh vẫn kính nể, chạy ra ngay mở cửa xe Ferrari; còn bọn mày cũng Ả Rập mà lại khiến chúng khiếp khủng bố hay là khinh túng thiếu. Đi nơi khác là tiện nhất, đây tao dúi cho một nắm tiền, cầm lấy mà khuất mắt nơi này.

Với người Do Thái, phong trào Zion thương thuyết với chính quyền Anh, nếu không cho định cư ở Scotland hay Wales thì xin cho sang Cyprus vậy. Cyprus (đảo nằm ở Địa Trung Hải) lúc đó thuộc ảnh hưởng của Anh, nhưng khó một cái, có người da trắng (Hy Lạp) đã ở sẵn. Anh quốc đề nghị cho họ sang Uganda (thuộc địa Phi châu) mà khẩn hoang. Đại hội 6 của phong trào Zion biểu quyết (đành) chấp nhận đề nghị rộng lượng này.

Thời điểm ấy, Anh quốc là siêu cường số 1 trên thế giới, quyết định mọi chuyện nhé, từ Đông sang Tây, và trong tư duy dạo ấy của Tây phương, ngoài da trắng ra thì chẳng có dân tộc nào cả. Không có dân tộc nào ở Uganda hết, người Do sang đó mà

0