Khám phá mới về Dịch Lý và Ngũ Hành
Nguyễn Cường Có thể nói, suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm phát triển khoa học của nhân loại, không có một lý thuyết nào mang nhiều tính sai lầm, lại ảnh hưởng đến vô số người, và nhất là kéo dài trong một thờigian quá lâu cho bằng thuyết “Ngũ hành”!. Lấy thí dụ ...
Nguyễn Cường
Có thể nói, suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm phát triển khoa học của nhân loại, không có một lý thuyết nào mang nhiều tính sai lầm, lại ảnh hưởng đến vô số người, và nhất là kéo dài trong một thờigian quá lâu cho bằng thuyết “Ngũ hành”!. Lấy thí dụ theo luật “Sinh Khắc” của Ngũ hành, thì “Thổ” khắc “Thủy” nghĩa là “Ðất” khắc “Nước”. Chẳng cần phải là nhà thông thái, chỉ với trìnhđộ của người nông phu cũng biết ngay là cógì không ỗn rồi. Nếu hiểu đúng theo nghĩa Khắc là triệt hạ, như “Thủy” Khắc “Hỏa” là “Nước” sẽ dập tắt “Lửa”, sẽ đưa đến cảnh một còn một mất chứ không thể ở chung được, thì làm gì có được cái nền vănminh nông nghiệp nuôi sống nhân loại cả mấy ngàn năm! Ðất, dù thuộc bất cứ loại gì, cũng không bao giờ “Khắc” nước. Ðất với Nước tuy không “Sinh” ra nhau, nhưng coi như là “hỗtrợ” lẫn nhau, đất cần nước để làm cho thêm màu mỡ, và nước cần đất để giữ cho khỏi bị thất thoát. Nếu không, thì làm sao có thể nói “Ðất Nước” để ám chỉ quê hương xứ sở, và nếu không hợp tính với nhau thì làmsao có được cái cảnh “sơn thủy hữu tình”!
Ðiều đáng nói là không phải không có ai thấy, mà trái lại, đãcó rất nhiều người thấy rõ vấn đề sai lầm trong quátrình phát triển của thuyết Ngũ hành. Nhưng “Há miệng thì mắc quai”, vì thực tế cho thấy vào thời cực thịnh, lý thuyết của nó đã ăn sâu, bám chặt rễ vào nền văn hóa của Trung hoa và các nước liên hệ, đến độ coi nhưl à vật bất ly thân. Từ Thiên văn, Ðịa lý, cho đến Y học, Võ thuật, hay Quân sự, Văn chương, Chính trị v.v, đều dùng luật Ngũ hành như là kim chỉ nam, cơ sở chính để giải quyết mọi vấn đề, dựa vào hai luật “Sinh” và “Khắc”. Một hay vài cá nhân làm sao có hể thuyết phục, lay chuyển được quan niệm của cả khối người đang tin tưởng vào thuyết Ngũ hành như là một tín điều của tôn giáo. Thêm vào đó, vì yếu tố quyền lợi, các Ðạo sĩ và Chiêm tinh gia đã cố tình thần thánh hóa thuyết Ngũ hành, biến nó thành bất khả xâmp hạm, nhằm bảo vệ địa vị xã hội, nghề nghiệp tương lai cho mình và con cháu nối nghiệp hành nghề về sau(1).
Từ các lý do nêu trên, học giả hậu sinh vềs au nếu muốn nó ra những sai lầm thì lại không dám, vì sợ bị hiểu nhầm là xúc phạm đến thánh thần, nên chỉ còn có cách là gián tiếp, thêm vào một số lý thuyết mới để bổ túc. Chẳng hạn trong khoa Lịch số và Tử vi, mỗi hành lại có thêm sáu (6) hành khác, như hành Thủy gồm có: Ðại Hải Thủy, Giản Hạ Thủy, Tuyền Trung Thủy, Trường Lưu Thủy, Thiên Hà Thủy, và Ðại Khê thủy. Theo cách làm như trên, có lợi điểm là dễ được nhiều người chấp nhận, và cũng đỡ bị bế tắc trong vài trường hợp. Nhưng hậu quả thì vô cùng tai hại. Thay vì dứt khoát trởvề nguồn gốc căn bản là Dịch lý để giải quyết vấnđ ề, thì các học giả đờis au cứ dùng lối chấp vá tạm thời cho tránh khỏi bị đụng chạm. Kết quả, mầm mống của sai lầm lại càng được che dấu, chồng chất tích lũy theo thời gian như cái khối ung thư, và cho đến lúc trở thành “vô phương cứu chữa”!
Sau một thời gian nghiên cứu về Dịchl ý, người viết đã khám phá ra nhiều sai lầm về căn bản của Thuyết Ngũ hành, ảnh hưởng không những tới đời sống của vô số người, mà còn đưa nền văn minh khoa học rạng rỡ, đang lên tột đỉnh của Trunghoa cách đây khoảng hơn một ngàn năm đến chỗ thoái hóa, và đi vào ngõ cụt. Nguyên nhân chính của những sai lầm, vô tình hay cố ý, có thể quy về hai lý do. Thứ nhất, vô tình là vì kiến thức về khoa học còn quá sơ khai nông cạn, hay chưa biết gì . Thứ hai, giữ bí mật không muốn truyền cho người lạ, vì muốn bảo vệ quyền lợi cho dòng họ hay môn phái.
Những gì trong bài viết này sẽ được trình bày rất là đơn giản và dễ hiểu, nhằm mục đích là giới thiệu bộ môn khoa học tối cổ của nền văn minh nhân loại đến những đọc giả chỉ biết sơ về Dịch lý. Do đó chắc sẽ còn nhiều thiếu sót, và có thể không làm hài lòng hết mọi người. Tuy nhiên, người viết sẽ hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp phê bình hầu giúp làm cho sáng tỏ thêm vấn đề. Ðể quý đọc giả tiện theo dõi nội dung, bài viết sẽ lần lượt được trình bày theo các đề mục sau đây:
I.- Thuyết Ngũ hành.
a) Nguồn gốc.
b) Lý thuyếtII.- Dịch lý Cơ bản.
III.- Khám phá Mới Về Dịch lý.
a) Ý nghĩa và đặc tính lý hóa của Bát Quái
b) Phương vị của Bát Quái
c) Vòng Sinh Khắc của Bát Quái
d) Những hệ luận của vòng SinhKhắc
e) Dự đoán khoa học: Siêu Ánhs ángIV.- Kết Luận
I.- Thuyết Ngũ hành.
a) Nguồn gốc
Khác với Kinh Dịch, nguồn gốc hay xuất xứ của Ngũ hành vẫn còn rất mơ hồ, nhất là người sáng tạo ra nó. Theo sách vở ghi lại thì trong Kinh Thi, thiên Hồng-Phạm Cửu-Trù có mở đầu bằng (1): Sơ Nhất viết Ngũ hành….. Cũng một thiên khác là Tiểu-Mân viết dưới thời Chu-U-Vương(722 BC) lại nói về Ngũ-sự trong Hồng-Phạm, và theo giả thuyết tương truyền thì cho Hồng-Phạm Cửu-Trù là do Vua Vũ nhà Hạ (2205-2197 BC), nhờ côngviệc trị thủy nên bắt được Lạc Thư, trong có luận bànv ề Cưủ-Hạc Chi-Sự hay 9 việc nên làm, ám chỉ về Cữu Trù. Tuy có tài liệu nói trên, nhưng không ai lạ gì chuyện đã xảy ra ở Trung hoa suốt hơn hai ngàn năm qua, vô số sách vở ngụy tạo được viết ra do những bậc hậu sinh có dụng ý riêng tư, và có thể không đáng tin lắm (1). Do đó, dựa vào điểm mốc thời gian chắc chắn để đoán thì thuyết Ngũ hành xuất hiện trong khoảng từ thời của Chu Dịch (1150 BC) và Kinh Thi thời Khổng Tử (khoảng 500 BC), vì bằng chứng rõ rệt nhất là Chu Dịch không hề nói đến luật Sinh Khắc của thuyết Ngũ hành.
Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn nếu không chịu tìm hiểu, do bởi quá nhiều sách vở “Ngụy Thư ” mê hoặc, khi cho rằng thuyết Ngũ hành có cơ sở từ Dịch lý mà ra, qua trung gian là Hà Ðồ và Lạc Thư, còn gọi là Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái! Thật sự, các bậc hậu sinh đã quá tinh khôn để lồng nó vào trong Dịchl ý, và qua các phương tiện dùng Thần Thánh để thuyết phục, biến nó thành một phần tử thiết yếu của Dịch học . Bằng chứng cụ thể như đã nói trên, Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái chỉ là sản phẩm của các vị học giả hậu sinh, áp đặt lên Dịch lý của thuyết Ngũ hành, qua hình ảnh do rùa thần và ngựa thần để tăng thêm tính thuyết phục. Ðúng hơn, thuyết Ngũ hành đã đóng vai trò nhưl à một loại cây “Tầm gởi”, mới đầu đâm rễ sống bám vào cây Dịch lý, rồi từ từ phát triển mạnh để baophủ, áp đảo và làm lu mờ vai trò của cây chủ nhà!
Dù xuất hiện vào thời điểm nào thì thuyết Ngũ hành, theo ý kiến chung của các học giả về triết Ðông, là công trình nghiên cứu độc lập riêng biệt của Nhà thông thái nào đó, và không phải sản phẩm trực tiếp có được từ Kinh Dịch mà ra (1). Bằng chứng là thuyết Ngũ hành khônghề nói về Nguồn gốc, hay giải thích Ngũ Hành bắt đầu từ đâu, và do cái gì sinh ra!?. Còn như nếu chịu ảnh hưởng của lý thuyết Dịch, thì chắc phải là 4 hay 8, chớ không phải 5. có thể tin được rằng, khởi thủy các nhà thông thái chỉ muốn làm côngviệc duy nhất là nghiên cứu các nguyên liệu chính trong thiên nhiên gồm 5 thành phần, đồng thời cũng đưa ra những quy tắc khi kết hợp 2 nguyên liệu lại với nhau. Vào thời cực hịnh bắt đầu đi lên của Trung hoa lúc bấy giờ, kỹ thuật luyện kim để đúc vũ khí, dụng cụ canh nông để trồng luág ạo, và nhất là xâydựng nhà ở đã có rồi, nên chắc phải có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về đặc tính của các vật liệu có thể dùng ược trong thiê nnhiên.
Nói cho công bằng, ưu điểm độc đáo trong thuyết Ngũ hành nếu có, chính là đưa ra khái niệm về luật Sinh-Khắc, cơ sở chính cho các bộ môn khoa học kỹ thuật của nền văn minh Á châu trong hơn hai mươi thế kỷ. Về sau, trong thời Xuân Thu và tiếpt heo là Nhà Hán, các học giả nhờ am hiểu rõ sự hổ tương giữa hai thuyết Dịchlý và Ngũ hành, nên ghép vào nhau để cho thêm nhiều ứng dụng. Ðó là một nhu cầu cần thiết rất hợp lý giữa lý thuyết và thực hành. Theo ngôn ngữ ngày nay là Khoa học và Kỹ thuật. Nhưng, chính vì phải cố gắng chấp nối, pha trộn giữa hai lý thuyết, nên kết quả đã chora một vài sơ hở thiếu sót không thể tránh được, do bởi kiến thức khoa học còn rất hạn hẹp vào thời bấy giờ. Thí dụ như khi các nhà thông thái cố tình dùng Ngũ Hành cho Bát Quái, đã đưa đến một kết quả hết sức nhầm lẫn, mà người viết sẽ phân tích rõ trong các trang sau.
b) Lý thuyết
Nói đến Ngũ hành thì hầu như đa số đều biết ngay đến 5 loại đặc tính của vật liệu nguyên thuỷ có sẵn trong thiên nhiên: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, và Thổ. Một vài học giả về au này dựa vào hiểu biết có sẵn từ Dịch, cho rằng Ngũ Hành trên không có nghĩa là 5 nguyên tố thiên nhiên đã kể ra. Nhận định trên chỉ đúng có một phần, và có ý nghiã tương tự như BátQuái trong Dịch. (Nên nhớ là các vị về sau đã văn minh tiến bộ rất nhiều, đồng thời cũng bị ảnh hưởng từ Dịch mà ra, nên không chắc là phản ảnh được ý định ban đầu của nhà thông thái, trong việc nghiên cứu tìm ra thuyết Ngũ hành).
Lý thuyết chính của Ngũ hành gồm 2 luật về Sinh và Khắc, biểu diễn bằng 2 hình vẽ sau:
Hìnhvẽ Số 1
SINH: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.
KHẮC: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim.
Một luật phụ thuộc cũng quan trọng không kém, tuy không có tên gọi chính thức, nhưng được hiểu ngầm và tuyệt đối tôn trọng là luật “Bảo tồn”. Mỗi Hành A đều phải sinh ra một Hành B, và đồng thời cũng được sinh ra bởi một hành C khác. Tương tự cho luật khắc, Hành A trên phải khắc một Hành D, và “bị” khắc lại bởi một Hành E. Như vậy, bất cứ một Hành nào trong Ngũ Hành đều có liên hệ chặt chẻ như trói buộc với 4 Hành còn lại. Ðây chính là lýdo rõ rệt nhất để giải thích, tại sao người phát minh ra thuyết Ngũ hành đã phải dùng đến số “Hành” tối thiểu là 5. Các học giả từ xưa đã biết “Thổ khắc Thủy” là sai, nhưng không thể nào sửa lại hay điều chỉnh được, vì giống như hình ảnh của thuyết con cờ “Domino”, nếu một cái ngã thì sẽ kéo theo toàn bộ, và kết quả là cả thuyết Ngũ hành sẽ không còn có giá trị gì nữa! Riêng các học giả Tâyphương khá nổi tiếng am hiểu về Dịch như C. K. Jung, Blofeld (3), v.v, khi nghiên cứu về Dịchl ý, cũng chỉ chú trọng đến “Bá tQuái” và 64 quẻ Dịch, mà không muốn nhắc đến thuyết Ngũ hành, kể cả bàn về Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái.
Cũng nhân đây xin đưa ra một chứng minh cụ thể sai lầm về lý luận trong Hậu Thiên Bát Quái. Các nhà thông thái cho rằng sở dĩ Thiên và Trạch thuộc hành Kim ở hướng Tây, vì hướng Tây (của Trunghoa ) có nhiều núi nên cho rất nhiều quặng mỏ kim loại; trong khi đó ngược lại hướng Ðông là biển, nơi các con sông đều chảy về (Chúng Thuỷ Triều Ðông) làm tốt cho cây cỏ thảo vật, nên thuộc hai quái Lôi và Phong hành Mộc. Giải thích trên nếu có được là vì các nhà thông thái thời bấy giờ coi Trung hoa là Trung tâm điểm của trái đất. Chúng ta có thể thấy ngay lập luận trên không hợp lý chút nào, vì nếu như sống ở những vùng như California, thì núi lại nằm ở hướng Ðông và biển thì lại ở hướng Tây!
Thông thường trong đa số các bộ môn về khoa học, nếu muốn tìm hiểu cho rõ nguyên nhân nào, và tại sao đưa đến sự sai lầm thực tế trong ứng dụng, thì không gì chắc chắn hơn là trở lại nghiên cứu từ căn bản nguồn gốc của lý thuyết. Vì vậy, trước khi đi sâu thêm vào chi tiết sai lầm đáng kể khác của thuyết Ngũ hành, tưởng cũng nên trở lại một chút với lý thuyết căn bản về Dịch lý.
II. Dịch lý cơ bản
Trước khi bắt đầu đi vào phần lý thuyết cơ bản, người viết có một trắc nghiệm nhỏ sau đây: Trong 6 hình vẽ biểu tượng cho Âm Dương (hay Lưỡng Nghi) trong khoa Dịch Lý, hình nào đúng nhất, và lý do tạisao?
Sở dĩ có câu hỏi nêu trên vì theo nhận xét của người viết, hầu như các sách đã xuất bản về Dịch hay các bộ môn “Khoa học Huyền Bí”, đều cho in hình nói trên một cách tùy tiện theo quan niệm sở thích cá nhân, hơn là dựa vào sự hiểu biết rõ về Dịch. Câu trả lời giải thích lý do sẽ được viết trong những trang sau, khi bàn về luật Sinh Khắc của Bát Quái.
Theo đồ hình tóm lược sau đây, thì Dịch lý cho rằng khởi thủy vũ trụ là một “Thể” duy nhất gọi là Thái cực (hay Ðạo). Thái cực, do một Nguyên nhân khởi nào đó (Hãy cho là Thượng đế ?) bị “Ðộng”hay “Dịch”, nghĩa là do bị chuyển động (theo ngôn ngữ khoa học ngày nay, có thể cho đó là “Big Bang”, hay vụ nổ đầu tiên khai sáng ra vũ trụ), sinh ra “Lưỡng Nghi” là hai trạngthái đối nghịch nhau, còn gọi là “Âm Dương”. Tiếp tục như vậy để sinh ra 4, gọi là “Tứ Tượng”, rồi sinh ra 8 gọi là “Bát Quái”. Trên mặt lý thuyết các diễn biến trên sẽ tiếp tục cho đến vô hạn. Nhưng trên thực tế thì các học giả hay nhà thông thái nào phátminh ra Dịch, với kiếnthức cách đây gần 5000 năm, cho là không cần thiết và tạm đủ để làm thành những biểu tượng cho vũ trụ vạn vật rồi!
Hình vẽ số 2
Như đồ hình trên cho thấy, với kiến thức khoa học còn phôi thai của thời bấy giờ, các nhà thông thái chỉ tìm thấy có Ngũ Hành lại đem áp đặt vào cho Bát Quái, nên buộc phải dùng 3 chỗ có 2 quái cùng chung một hành. có thể nói đây là một vi phạm trầm trọng tính “Bình đẳng” trong thiên nhiên, vì mỗi quái trong Bát Quái đều có những đặc tính riêng rẻ và độc lập với nhau. Ngoài khái niệm về nguồn gốc của vũ trụ và sự thành hình Bát Quái, Dịch lý còn đưa ra giới thiệu những đặc tính cơ bản về vật lý của Âm Dương, mà về sau các nhà nghiên cứu ứng dụng quá quen thuộc để gọil à “Âm Dương Học” thay cho từ “Dịch học”. Những đặc tính vật lý cơ bản của Âm Dương đượ chiểu như là “Quy ước” do sự đồng ý của những người phát minh ra Kinh Dịch và các nhà nghiên cứu về sau, dựa hoàn toàn vào 8 đặc tính thuần túy của Bát Quái. Xin nhắc lại ở đây, các nhà ÂmDương học về sau đã thêm vào những đặc tính phụ để thỏa mãn cho nhu cầu áp dụng Dịch lý trong các lãnh vực khác, như Dương là Nam, là Thiện, còn Âm là Nữ, là Ác, v.v (9, 10).
Tám đặc tính vật lý cơ bản là:
Dương : Sáng Nhẹ Nóng Nhanh
Âm : Tối Nặng Lạnh Chậm
Nếu sắp lại theo hàng ngang như hình vẽ số 2, mỗi đặc tính trên cũng làm biểu tượng lý tính của BátQuái như sau:
Nhóm Dương Nhóm Âm .
Thiên Trạch Hỏa Lôi Phong Thủy Sơn Ðịa
Sáng Nhẹ Nóng Nhanh Chậm Lạnh Nặng Tối
Ðiều nhận xét đáng chú ý ở Bát Quái trên là tính đối xứng của các quái về hình thức lẫn nội dung. Về nội dung bao gồm cả lý tính thì có Thiên với Ðịa, Sơn với Trạch, Hỏa với Thủy, và Phong với Lôi. Còn về hình thức thì cả hai nhóm đối xứng với nhau qua trục chính nằm giữa hai quái Lôi và Phong, cũng là vùng chuyển tiếp giữa hữu hình và vô hình. Nếu bên này là vạch (hay Hào) Dương, thì vạch bên kia sẽ là Âm, hay ngược lại.
Những gì vừa trình bày ở trên là lý thuyết cơ bản nguyên thủy và đúng nhất của Dịch lý. Còn lại, tất cả những áp dụng khác của Dịch do các đời học giả về sau “phát minh” thêm ra, như Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái, Bát Quái Ðồ hình dùng cho việc bói toán (2, 4), đều là do hậu quả của sự kết hợp và suy diễn từ Ngũ hành mà ra, và vì vậy không thể tránh khỏi những sai lầm trong nhiều trường hợp.
III.- Khám phá mới về Dịch lý.
a) Ý nghĩa và đặc tính lý hóa của Bát Quái.
Như đã nói trên, vì kiến thức về khoa học còn rất nông cạn của các nhà thông thái cách đây cả mấy ngàn năm, nên trong việc đặt tên và diễn dịch Y¨nghĩa Bát Quái đã bị ảnh hưởng rất nhiều, nhất là do bởi thuyết Ngũ hành. Tuy tôn trọng tên gọi nguyên thủy của Bát Quái, nhưng người viết xin dùng những từ thuộc 8 “Hành Mới” (tính lý hóa) để bổ túc cho một số quái, theo cách xếp đặt như sau:
Bát Quái: Thiên Trạch Hỏa Lôi Phong Thủy Sơn Ðịa
8 Hành : Sóng Khí Nhiệt Âm Mộc Thủy Kim Thổ
Hìnhvẽ số 3
Ngoài những Quái có “Hành” quen thuộc, còn một số các “Hành Mới” khác sẽ được giải thích sau:
Sơn thuộc hành Kim: Kim theo nghĩa hẹp là kim loại do từ các quặng mỏ ở trên vùng núi hay cao nguyên. Nghĩa rộng là cho các vật liệu có chung đặc tính cứng rắn, bởi vì cấu tạo của núi đồi đa số cũng là do đất đá cứng nên mới vươn cao được. Nói theo hình tượng học cho dễ hiểu, thì ngày nay các cao ốc chọc trời có thể ví như là núi (hay Sơn theo khoa Phong Thủy), vì phải dùng đặc tính cứng rắn của bê tông cốt sắt mới chịu được. Ðây cũng cho thấy sai lầm của những nhà thông thái khi muốn “ép duyên” Bát Quái cho Ngũ hành. Chẳng là vì Thổ, Thủy, Mộc và Hỏa chiếm hết 6 quái rồi, nên phải dùng hành Kim thuộc về nhóm hữu hình, cho cả Thiên và Trạch thuộc nhóm vô hình.
Lôi theo nghĩa hẹp là sấmsét, nhưng nghĩa rộng là chấn động hay cụ thể hơn là âm thanh. Có thể là do các nhà thông thái dùng hình tượng học, mượn hìn hảnh của “sấm sét” cho dễ hiễu. Diễn dịch sai lầm nếu có của lớp hậu sinh về sau là không chịu tìm hiểu, hoặc giả có hiểu thì cũng là một thiểu số rất ít. Ngay Ðức Khổng Tử gần cuối đời cũng phải thú nhận là còn hiểu sai lầm về Dịch (5). Ðiều chắc chắn là thời đó, khái niệm khoa học về “âm thanh” còn rất là trừu tượng và mơ hồ.
Hỏa nghĩa hẹp là lửa, nghĩa rộng là Ánh sáng hay nhiệt năng, theo cách giải thích tương tự như trên.
Trạch là Quái hoàn toàn bị hiểu nhầm nhiều nhất vì đa số các sách về Dịch cho là tượng của “ao hồ”. Cái sai thấy rõ vì Trạch thuộc nhóm Dương vô hình, mà ao hồ lại là vật thấy được thuộc nhóm hữu hình. Hơn nữa, điều vô lý là khi nói đến ao hồ thì phải có nước hay liên hệ đến hành “Thủy” trong đó. Một số sách sau này dùng tượng “hơi nước” (4) có lý hơn một chút, nhưng vẫn chưa đạt ý. Ðúng ra, Trạch ám chỉ tổng quát các loại chất “Khí” có trong thiên nhiên, mà lúc bấy giờ các nhà thông thái chưa biết gì cả, ngoại trừ không khí để thở và các loại “Hơi” cho ra mùi có thể ngửi được. Nên nhớ, khi gọi là Trạch với nghĩa tổng quát ám chỉ cái “cửa khẩu” hay chỗ “bị lỏm xuống”, thì các nhà thông thái cũng đã có khái niệm mơ hồ về một khoảng trống có chứa vật thể vô hình vô sắc nào đó.
Thiên ý nghĩa là “Trời”, biểu tượng cho cái gì siêu nhiên vô hình vượt qua mọi sự hiểu biết của con người vào thời bấy giờ, tuy các nhà thông thái thỉnh thoảng vẫn cảm nhận được “Có cái gì đó” ảnh hưởng không ít tới thể xác của họ. “Sóng” là hành của “Thiên”, bao gồm tất cả mọi loại sóng từ trường có trong không gian, các tia phóng xạ, tia tử ngoại, hay các loại “Siêu ánh sáng” có vận tốc nhanh hơn ánh sáng bình thường (sẽ được chứng minh bằng lý thuyết ở cuối bài viết) mà trình độ kho ahọc của con người cho đến nay vẫn chưa tìm ra được.
Nhìn vào đặc tính lý hóa của Tứ Quái thuộc nhóm dương, rõ ràng là Phục Hy hay nhà thông thái nào đó khi phát minh ra Bát Quái, đã vô tình đưa ra những khái niệm rất cơ bản về sự trao đổi giữa Vật chất và năng lượng trong khoa Vật lý học hiện đại! Chỉ tiếc rằng các họcgiả Trung hoa về sau vì không hiểu hay vì muốn giữ bí mật làm của riêng, nên hậu quả là cái học chân chính về Dịch đã bị thất truyền. Trình Dy (2), một học giả nổi tiếng đời Nhà Tống đã nói như vậy, cách đây gần cả ngàn năm. Theo sách tham khảo (4), hai bộ “Liên Sơn” và “Quy Tàng” nói về Dịch đã bị mất luôn không biết nội dung như thế nào, chỉ còn bộ “Chu Dịch” chuyên về 64 quẻ thuộc khoa Bốc phệ hay Bói toán!
b) Phương vị của Bát Quái
Như đã nói trong phần trước, ưu điểm độc đáo của thuyết Ngũ hành là đưa ra khái niệm về luật Sinh Khắc, mà ứng dụng khởi thủy chính là dùng phương hướng để định vị trí tiêu chuẩn. Như trong hình vẽ số 1 trên, chúng ta đã thấy thuyết Ng ũhành có vấn nạn, vì chỉ có 5 thành phần cho 4 hướng chính là Ðông Tây Nam Bắc, nên đã phải nhờ đến Bát Quái để rồi từ đó lại cho ra hai “phó sản” là Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái, dẫn dắt hậu sinh vào chỗ bế tắc!
Hình vẽ Số 4 :
Hãy tạm quên Ngũ hành, Tiên Thiên và Hậu Thiên, để trở về với l ýthuyết cơ bản của Dịch lý. Muốn định vị trí tiêu chuẩn phương hướng cho Bát Quái, thì cách hay nhất là truy nguyên từ nguồn gốc sinh ra nó tức là “Tứ Tượng” gồm Thái Dương, Thiếu Âm, Thiếu Dương, và Thái Âm. Ở đây người viết muốn nhấn mạnh đến sự trùnghợp rõ rệt giữa “Tứ Tượng” cho “Bốn Phương” chính, và “Bát Quái” cho “Tám Hướng” kể cả 4 hướng phụ.
Bắt đầu bằng 4 hướng chính dùng “Tứ Tượng” như hình vẽ số 4 trên, cho thấyngay tên gọi là Tháidương biểu tượng cho mặt trời hay Ánh sáng thuộc về ban ngày, phải nằm ở hướng Ðông là hướng mặt trời mọc. Ngược lại cho Thái Âm, tượng cho mặt Trăng hay ban đêm, phải ở hướng Tây là lúc mặt trời lặn. Còn lại suy ra Thiếu Dương, hay Dương ít nghĩa là Âm phải nhiều, ám chỉ cái lạnh nhiều hơn nên đóng ở phương Bắc, và do đó ngược lại Thiếu Âm chỉ cái nóng nhiều hơn, nên phải ở về vị trí phương Nam, hướng về đường xích đạo.
Bốn phương chính đã được định vị trí tiêu chuẩn đúng rồi, thì trong tiến trình cho ra Bát Quái, 4 hướng chính đó sẽ trở thành “Thiên” dành cho hướng Ðông, “Ðịa” hướng Tây, “Thủy” hướng Bắc, và “Hỏa” ở hướng Nam. Sau khi bốn phương chính được định vị cho bốn quái rồi, các quái cònlại theo thứ tự suyra cho bốn hướng phụ.
c) Vòng Sinh Khắc của Bát Quái
Vòng tương sinh của Bát Quái khởi đầu bằng hệ luận tầm thường sau đây của Lão-Tử giải thích về nguồn gốc của vũ trụ, mà khoa học ngàynay cũng đưa ra giả thuyết gần giống như vậy! Ðó là: “Ðạo sinh Một, Một sinh Hai, Hai sinh Ba, Ba sinh ra Vạnvật”. Ðây là Lão-Tử muốn nói, Thái cực sinh ra Lưỡng Nghi hay cả vũ trụ nên gọi là Thiên (Trời, số Một theo thứ tự của thuyết Tam tài). Thiên sinh ra Ðịa (số 2) ám chỉ các tinh tú hay trái đất. Ðất sinh ra vạn vật bao gồm Nhân, thứ tự số 3, hay nghĩa rộng hơn là hào thứ ba sinh ra Bát Quái, bao gồm cả vạn vật trên trái đất. Vậy thì “Ðịa” hay trái đất sinh ra vạnvật theo đúng diễn tiến thứ tự của luật Bát Quái tương sinh (mũi tên trong hìnhvẽ số 3), và khoa học hiện đại đã chứng minh một cách tương tự rõ ràng những diễn tiến như sau:
Thiên Sinh Ðịa
Ðầu tiên, trời hay vũ trụ sinh ra các hành tinh kể vả trái đất là chuyện đương nhiên, không có gì khó hiểu.
Ðịa Sinh Sơn (hành Kim)
Như đã giả ithích ở trên, Sơn thuộc hành Kim: Trái đất lúc mới vừa thành hình là một khối cầu lửa rất nóng, khi bắt đầu nguội dần thì mặt đất bị co rút lại và tạo thành lồi lõm. Chỗ lồi là núi, lõm là thung lũng hay đồng bằng. Vậy Sơn do từ Ðịa mà sinh ra là điều hợp lý, khôn gcòn gì phải thắc mắc.
Sơn (hành Kim) Sinh Thủy:
Sơn là núi trên cao nguyên lạnh nên là nơi tích lũy băng tuyết. Tuyết tan thành nước chảy xuống đồngbằng thành sông, và cuốicùng là ra biển. Dù những vùng khôngcó nhiều tuyết thì nước mưa trên cao cũng chảy xuống thấp làm thành sông hay suối. Luật khoa học thiên nhiên đã được chứng minh, tất cả các consông đều có nguồn phát xuất từ các vùng cao nguyên. Luật này còn nhấn mạnh đến lý tính của Chất Lỏng là luôn luôn chảy từ cao xuống thấp. Có sách theo thuyết Ngũ hành đã giải thích vì “Kim Khí” lạnh nên hơi đọng lại mà sinh ra nước. Giải thích như vậy rất là gượng ép và thiếu sót, vì hơi nước cũng đọng lại trên cây cỏ để cho ra nước! Nguyên nhân có thể là do bị các “Ngụy Thư” đánh lừa, hoặc các hậu sinh Nho học thời Xuân Thu muốn giấu nghề “Trị Thủy” của Vua Vũ(?)
Thủy Sinh Phong (hành Mộc):
Nước nuôi dưỡng sinh ra cây cỏ, nhưng đồng thời cũng cho ra hơi nước tạo thành gió. Gió chỉ cho thấy hiệu quả khi gặp vật cản để sinh ra chuyển động. Và ngược lại, nếu vật chuyển động thì lại cho ra gió! Do đó Quái Phong ở đây ám chỉ cả hai nghĩa thực tế và trừut ượng. Vừa thuộc hành Mộc là cây cỏ thuộcvề quái cuối cùng ở biên giới của nhóm Âm hữu hình, nhưng đồng thời cũng cho ra gió, đóng vai trò trung gian chuyển tiếp đến quái “Lôi” thuộc nhóm Dương vô hình. Ðây mới thấy cái ẩn ý của các nhà thôngthái, đã không gọi quái “Phong” là quái “Mộc”.
Phong Sinh Lôi
(âmthanh) Chính là biên giới của sự chuyển tiếp từ hữu hình qua vôhình. Gió gặp vậtc ản tạora chấn động hay rung động, rồi từ sự rung động lại phát sinh ra âm thanh. Dựa vào nguyên tắc trên mà các nhà thông thái thời cổ đại bên Trung hoa đã phát minh ra câysáo, một loại nhạc khí cổ xưa nhất trên thế giới vẫn còn dùngcho tới ngày nay. Nhắc lại ởđ ây, nhà thông thái đã phải dùng đến hình tượng cụ thể là “sấm sét” (hay Lôi) cho dễ hiểu vì ai cũng thấy được. Nên hiểu rằng “Lôi” ở đây không chỉ có nghĩa là sấm sét, mà còn có nghĩa tổngq uát hơn là chấn động. Ðiều chắc chắn là Nếu khôngcó hơi nước tạo ra gió thì không có mây hay mưa, và nếu không có mây bão thì cũng không có sấm sét!
Lôi Sinh Hỏa
Chấn động mạnh thì dể sinh ra sự cọ sát và cho ra Nhiệt. Nhiệt tích lũy nhiều thì phát Hỏa, và đó là nguyên tắc để tạo ra lửa không thay đổi từ xưa đến nay. Nhân tới đây, cũng nên nhắc lại thuyết Ngũ hành nói “Mộc sinh Hỏa”, với lời giải thích gỗ cháy cho ra lửa, là không hoàn toàn đúng! Gỗ không tự nhiên mà cháy nếu không có trước mồi lửa, nghĩa là tự nó không sinh ra lửa. Thí dụ như trong thiên nhiên, những vụ cháy rừng là do sét đánh, đúng nghĩa của “Lôi” mà ra, và các hỏa diệm sơn do chuyển động xung sát của các tầng nham thạch, bao giờ cũng bắt đầu phun lửa bằng các cơn địa chấn đi trước. Còn về mặt nhân tạo thì ngay cả dùng cái bật lửa, cũng cần phảicó tác động ban đầu do sự đánh diêm hay cọ sát mạnh vào viên đá lửa. Ngoài ra, do hai quái trên hoàn toàn nằm trong vùng vô hình thuộc phạm vi tinh thần, nên còn được hiểu theo nghĩa bóng. Thí dụ như âm nhạc cóthể làm cho con người cảm thấy kích động mạnh lên, phấn khởi nhảy múa tưng bừng. Hoặc là, khi hai quyền lợi tranh dành đụng chạm mạnh, thì tất nhiên phải xảy ra cảnh chiến tranh máu lửa!.
Hỏa Sinh Trạch
Lửa thiêu đốt vật cho ra khói hay các chất “Khí” theo như phản ứng hóa học. Lập luận của Ngũ hành cho Hỏa Sinh Thổ là sai lầm, bởi không phải lúc nào lửa cháy cũng cho ra tro than, thí dụ như dầu lửa hay khí đốt. Về phương diện tinh thần, khi tâm cuồng nhiệt hay nóng sốt đam mê về chuyện gì, thì các chất kích thích ố (Hormone) ở nãobộ tất sẽ phát tiết ra, và làmc ho con người dễ chìu theo dụcv ọng hay sở hích cá nhân. Vì vậy, quái “Trạch” còn cónghĩa là làm cho hài lòng, hay vui lòng và chìu chuộng theo đối tượng v.v. Nên nhớ là hành “Khí” ở quái “Trạch” này còn bao gồm luôn cả ý¨nghĩa “Thần Khí” hay “Khíc ông” của y học và võ thuật. Khoa Tâm sinh lý đã chứng minh rõ là tất cả đều do phản ứng hóa của các chất kích thích tố lên trên hệ thần kinh não bộ!
Trạch Sinh Thiên
Trạch hành “Khí”, theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các hóa chất vô hình vô sắc trong vũ trụ, cuối cùng cũng kết hợp và tác động lẫn nhau dưới bất kỳ hình thức nào, để cho ra năn glượng và thường là dưới dạng “Sóng”. Chẳng hạn khi con người suy nghĩ hay tính toán là lúc các sóng não làm việc cho ra tín hiệu, do bởi phản ứng dây chuyền của các hóa chất trong nãobộ. Nhưng quan trọng hơn hết, Quái Thiên cuối cùng còn là biểu tượng cho trí khôn hay sự thông minh cao cấp nhất mà loài người có thể có được trong một tương lai vô hạn.
Biểu đồ dưới đây cho thấy hai vòng Bát Quái Sinh và Khắc:
Nhìn vào biểu đồ bên trái của hình số 5 cho thấy diễn tiến của vòng Bát Quái Tương Sinh, và cũng là câu trả lời đúng nhất cho 6 hình vẽ biểu tượng cho Lưỡng Nghi hay Âm Dương. Hình đánh số 1 đúng cho khu vực Bắc bán cầu, và số 4 đúng cho ai sống ở miền Nam bán cầu.
Trước khi tiếp tục giải thích vòng Tương Khắc, biểu đồ bên phải trong hình số 5, xin nhắc lại mộtsố quy luật về Sinh Khắc của Bát Quái rất phù hợp với khoa học thực nghiệm ngày nay. Chẳng hạn theo luật tựnhiên, cùng loài thì “Sinh” ra nhau, khác loài mới “Khắc” nhau. Chỉ các quái thuộc nhóm Âm mới “Sinh” ra quái Âm, và cũng tương tự cho các quái thuộc nhóm Dương, trừ trườnghợp duynhất phải chuyển tiếp giửa hai quái “Phong” và “Lôi” ngay biên giới của hai nhóm Âm Dương. Tương tự cho vòng “Khắc”, chỉ có quái thuộc nhóm Âm mới khắc quái ở nhóm Dương, hay ngược lại. (Xin nhắc thêm ở đây là trong khoa Tử vi đã áp dụng rất đúng nguyênt ắc trên. Mệnh Dương đóng ở cung Dương tốt hơn ở cung Âm, hay ngượclại)
d) Vòng Khắc của BátQuái
Theo hình vẽ bên tay Phải của biểu đồ số 5 :
Thiên Khắc Phong Ðây muốn nói các loại sóng phóng xạ, các tia tử ngoại hay tia “X” đều là khắc tinh của cây cỏ sinh vật, kể cả con người (thể xác và hình dạng con người nói chung được coi như hành Mộc, ý chính và là nghĩa phụ thuộcvề phần hữu hình của quái Phong). Về Y¨nghĩa thuộc dạng chuyển tiếp qua phần vô hình là “Gió” hay giông bão, thì chỉ có các loại sóng nhiệt năng làm thay đổi nhiệt độ nóng hay lạnh của vùng có gió đi qua, và kết quả sẽ làm tan biến đi luồng gió. Một ứng dụng thựctế vôtình trùng hợp, là hiện nay các nhà khoa học đang thử dùng các tia “Laser” cực mạnh để bắn vào tâm các trậnc uồng phong, nhằm hóa giải sứcmạnh hay có thể phá tan luôn trung tâm bão mới thành hình.
Phong Khắc Trạch
Có hai nghĩa được giải thích nhưsau: Bất kỳ các loại “Khí” nào cũng sẽ bị “Gió ” thổi làm tan loãng đi. Thí dụ khí chứa trong các bình kín bị mở nắp thông hơi, hay các nhà hầm kín được mở cửa cho gió vào làm thoángkhí. Nghĩa thứ hai, các loại rễ cây khi phát triển sẽ chiếm dần các khoảng trống (Y¨nghĩa của quái “Trạch” đã nói trên) trong đất, và dĩ nhiên là đẩy chất khí đi rangoài.
Trạch Khắc Thủy
Khái niệm đầu tiên là các bọt khí trong chất lỏng hay hơi nước bốc lên sẽ làm khô cạn nước hay chất lỏng đó. Y¨ chínhlà nếu chất lỏng tiếp xúc với một khoản gtrống thì sẽ bị hao tổn vì chảy thoát ra đó. Thí dụ như một bình chứa nước bị đục một lổ hổng. Nhân đây cũng nhắc lại chuyện các nhà thông thái khi xưa, do nhìn thấy nước chảy trên mặt đất bị hút mất, nên cholà Thổ Khắc Thủy! Thật sự như khoa học chứng minh, nước hay chất lỏng bị mất vào lòng đất là vì chảy thấm vào các khoảngt rống li ti (Trạch) giữa đất cát mà thôi.
Thủy Khắc Hỏa
Ðiều này ai cũng biết rồi, và cũng đúng hoàn toàn theo thuyết Ngũ hành, xin miễn nói thêm.
Hỏa Khắc Sơn.
Theo nghĩa đen trong thuyết Ngũ hành, vì Sơn thuộc hành Thổ, và lại cho Hỏa Sinh Thổ, nên suy ra “Lửa Sinh ra” hay làm lợi cho rừng núi là điều nhầm lẫn hoàntoàn! Lửa Thật sự mới chính là khắc tinh của núi. Các vụ cháy rừng đã làm thiệt hại cho núi nhiều nhất, kể cả lửa phun ra từ hoả diệm sơn. Các kiến tạo về cầu hay caoốc cũng rất ngại bị rỉsét, một hiện tượng oxýt hóa hay còn gọilà “cháy ngầm”. Dođó, nghĩa bóng thứ hai của Sơn thuộcv ề hành Kim, cho ra Hỏa khắc Kim là đúng với thực tế.
Sơn Khắc Lôi
Cũng dễ hiểu như trong thực tế chothấy, núi hay các bức tường thành cao (hình tượng tha ythế cho Sơn), đều có công dụng chống và cản lại tiếngđộng hay âmthanh. Ngoài ra, một ứng dụng khác là các cột thu lôi bằng kim khí (xin nhắc lại, Sơn thuộc hành Kim theo Bát Quái) trên cao ốc hay nóc nhà cũng có khả năng “triệt tiêu Thiên lôi” nếu có!
Lôi Khắc Ðịa
Chỉ có những chấn động mạnh trong thiên nhiên như động đất, bão lụt, hay nhân tạo như bom mìn hoặc các máy móc có độn gcơ nổ, mớ icó đủ sức mạnh để làm cho đất sụp lở hay bị dời đi mà thôi. Trườn ghợp thuyết Ngũ hành cho “Phong” hay gió thuộc hành Mộc khắc thổ, với lập luận gió thổi làm cho đất cát bayđi mất là quá gượng ép. Ðúng ra, chỉ có các trận bão lớn hay cuồng phong mới thổi đất cát bay đi được, và nên nhớ là các trận cuồng phong bao giờ cũng cho ra những âm thanh chấn động mạnh như động đất.
Ðịa Khắc Thiên
Lập luận cuối cùng này có thể làmcho khó hiểu một chút, bởi vì trong vòng Sinh thì Thiên Sinh Ðịa, mà trong vòng Khắc thì ngượclại!. Xin nhấn mạnh, Ðịa ởđây không trực tiếp khắc Thiên mà phải qua trung gian chính là Nhân hay loài người. Do những tiến bộ mà nền văn minh khoa học kỹ thuật mang đến, giúp con người khắc phục thiên nhiên, cưỡng chốnglại “mệnh trời”, hay hủy diệt hệ sinh thái của vòng khí quyển ozone, đều đượ chiểu như là “Khắc Thiên”. Vậy thì hai đầu mối cực điểm của Bát Quái là Thiên và Ðịa, cuốicùng lại phải gia hợp nhau trong cái chu kỳ tuần hoàn “Sinh và Khắc” đó, để duy trì cán cân quân bình của tạo hóa. Trong đó, yếu tố quan trọng hàng đầu, vẫn là phải có phần “Nhân” hay con người, để chu toàn công việc!
d) Những hệ luận của vòng Bát Quái
Trong biểuđồ của hai vòng Sinh và Khắc (hình số 5), nếu để ý thì thấy vòng Sinh có sự quân bằng và điều hòa cả hai bên vùng Âm Dương. Về hình tượnghọc, đường chuyển tiếp giữa quái Phong qua Lôi giốngnhư dạng của một lànsóng êm dịu, hài hòa và thuận lợi. Trong khi vòngKhắc có dạng mũi nhọn giao động và không đồng đều, giống như biểuđồ của một vụ nổ hay cơn địac hấn, sẽ tạo ra cảm giác khóc hịu vì có tính sátphạt hay không được vừa lòng.
Cũng trong vòng Sinh nói trên(xem hình số 5), nếu nối liền trọng tâm của hai nửa bán cầu nhỏ, do đường chuyển từ quái Thủy qua Phong trong vùng Âm (Ðen), và quái Lôi qua Hỏa trong vùng Dương(Trắng), sẽ hợp với trục thẳng đứng Thủy-Hỏa một góc gần bằng 23° 27(7), chính là độ nghiêng của trái đất. Khoa học đã chứngminh rằng nếu trái đất không nghiêng một gócđộ nhưvậy thì thờ itiết sẽ không có 4 mùa, và có thể trái đất đã là một hành tinh chết, làmgì có được sinh vật và con người như ngày nay. Vậy suy luận mộtcách cụ thể hơn, hai quái chuyển tiếp giữa Phong, hành Mộc thuộc vùng Âm hữuhình biểutượng cho thểxác, và Lôi hành Âm, thuộc vùng Dương vôhình hay tinhthần, chora con người thuộc phần Nhân, giữa Thiên và Ðịa trong Bát Quái. Xi nnó ithêm cho quý vị đã biết nhiều về Dịchl ý, tại sao các nhà thông thái đã ghép hai quái lại thành quẻ “Lôi Phong Hằng” ở ngay giữa 64 quẻ, tượng cho nhân duyên hay đạo vợ chồng (9). Nếu khôngcó sự giaod u giữa Âm và Dương đó, thì chắc là không có thế giới loài người!
Theo chu kỳ của vòng “Sinh”, từ khởi điểm là Thiên sinh Ðịa, rồi cuốicùng là trở về lại Thiên, đã ngầm chứa một khái niệm “vạn vật đồng nhất thể” của nền triết học Ðông phương. Phải chăng đó cũng là một tiền đề cho thuyết Luân hồi của Phật giáo sau này(?) Trong vòng “Sinh và Khắc”, bao giờ cũng có một sự liên hệ chặt chẽ như sau: Nếu “Thủy” khắc “Hỏa” và “Hỏa” sinh ra “Trạch”, thì “Trạch” sẽ khắc lại “Thủy”. Tương tự cho tất cả, “Lôi” khắc “Ðịa”, thì “Ðịa” sinh ra “Sơn”, để “Sơn” khắc lại “Lôi”,v.v. Ðây có thể coi như là hiện tượng “Trả thù” theo tâm lý con người, hay “Bảo tồn” của thiên nhiên, hay nói theo triết lý Nhà Phật là luật “Nhân quả” .
e) Dự đoán khoa học: Siêu Ánh sáng.
Dựa vào mô hình Bát Quái, người viết muốn đưa ra một dự đoán khoa học trong việc tìm ra loại siêu ánh sáng có vận tốc lớn hơn ánh sáng hiện nay (v = 300.000 km/giây). Tuy nhiên, trước khi nói chuyện tươnglai, thì cũng nên ôn lại chút qua khứ để coi như một kinh nghiệm thự tế. Chỉ mới cách đây hơn nửa thế kỷ trở về trước, mọi người đều thấy vận tốc của âm thanh là nhanh nhất, mà tất cả các máy móc nhân tạo hay trong thiên nhiên không gì bằngđược (trừ ánh sáng). Nên mới có câu “Một lời nói ra, thì bốn ngựa đuổi theo cũng không kịp”.
Trong tiến trình sinh trưởng của Bát Quái, “Lôi” tượng cho âm thanh, và kế đến là “Hỏa”. Dĩ nhiên, ở đây quái “Hỏa” không những ám chỉ ánh sáng, mà còn tượng hình cho nguyên tắc về hỏa tiển hay máy phản lực. Hai vạch Dương ở ngoài cứng giống như lớp vỏ bao bọc bên ngoài, và vạch âm ở giữa như là khoảng trống để nhiên liệu cháy phun ra ngoài. Kết quả cho thấy, chỉ có các động cơ phản lực mới có đủ sức đưa vậtt hể di chuyển nhanh hơn vận tốc âm thanh.
Ánh sáng thiên nhiên theo giải thích của khoa Vật lý học hiện đại, được tạo thành bởi những hạt quangtử (Photon) di chuyển theo dạng hình sóng có chu kỳ (oabc) như trong hình vẽ số 6, và có vận tốc theo trục đường thẳng là 300.000 km/giây trong chân không. Bây giờ, nếu xét về mặt lý thuyết hình học, giả sử các hạt sóng quang tử nhờ bị thu hút một năng lượng cực mạnh nào đó, di chuyển theo đường tắt ngắn hơn (oa’-bc), thì chắc chắn vận tốc theo trục đường thẳng phải nhanh hơn bình thường, nghĩa là nhanh hơn vận tốc ánh sáng thiên nhiên!
Sở dĩ người viết dự đoán điều nói trên là nhờ dựa vào hình tượng của Bát Quái. Quái “Hỏa” tượng cho ánh sáng, gồm hai vạch Dương đối xứng cân bằng qua vạch Âm ở giữa, cho thấy giống như dạng sóng bình thường lên xuống của Ánh sáng thiên nhiên. Tuy nhiên, để đạt tới được vận tốc cao hơn của “Siêu Ánh sáng”, thì phải xét tới quái tiếp theo là “Trạch”. Quái “Trạch” có hai vạch Dương nằm ở dưới một quái Âm, cho thấy có sự mấtquân bình và không đối xứng. Vạch Âm nằm ở trên cùng còn ám chỉ một sự “thiếu hụt” nào đó, giống như đường tắt (oa-bc) sovới (oabc).
Trên chỉ là một thí dụ nhỏ trong vô số các hiện tượng về thiên nhiên của vũ trụ hay thế giới loài người mà khoa Dịch lý học có thể giải thích, dự đoán, hay chứng minh được. Chẳng hạn, đọc giả có thể đã nghe nói về những áp dụng của Dịch lý vào trong nhiều lãnh vực khác. Nhưng dám chắc chưa ai biết được, Dịch lý có thể giải thích và trình bày tổng quát tất cả các mô hình về chủ thuyết Chính trị từ cổ chí kim, và hy vọng đó cũng chínhlà chủ đề cho những bài viết sắp tới.
IV.- Kếtluận
Ðã đến lúc thuyết Ngũ hành cần phải được đóng khung lại và cho vào bảo tàng viện. Các bộ môn học thực hành đang được phổ biến và thông dụng trên thế giới, còn sót lại từ nền văn minh Trung hoa nói chung như: Ðông y học, Châm cứu, Lịch số, Phong Thủy, vv, phải thẳng thắn, dứt khoát từ bỏhẳn thuyết Ngũ hành, để quay về lại với cội nguồn chân chínhlà Dịch lý mà nghiên cứu áp dụng, nếu muốn phát triển trở thành tốt đẹp hơn.
Dịch lý không thể bị coi là một khoa học huyền bí. Không có bất cứ lý luận nào, mệnh đề nào trong Dịch lý mà không thể hiểu, hay chứng minh được theo tiêu chuẩn khoa học hiện đại.
Nguyễn Cường
Sacto 12/2000
Tham Khảo:
- Nguyễn Ðăng Thục, Lịchsử Triết Học Ðông Phương, Xuân Thu,1990 In lại.
- Ngô Tất Tố, KinhDịch Toànbộ, Ðại Nam, 1973.
- John Blofeld, I Ching (The Book of Change), Dutton & CO., Inc. 1968.
- Nguyễn Duy Cần, Dịchhọc Tinh Hoa, 1969.
- Trần Trọng Kim, Nho Giáo, In lần thứ tư, 19??, Ðại Nam in lại.
- Sternheim and Kane, General Physics, Wiley, 1986.
- The World Almanac and Book of Facts. 1996.
- Thảo Dường Cư Sĩ -Trần Văn Hải Minh, Bách Gia Chư Tử, Xuân Thu, 1990.
- Sào Nam Phan Bội Châu, Chu Dịch, Khai Trí, 1969.
- Nguyễn Mạnh Bảo, Dịch Kinh Tân Khảo, 1958.
- Nguyễn Duy Cần, ChuDịch Huyền Giải, Thu Giang, 1975.