Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành- Văn 12
Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành Tây Nguyên được biết đến là một miền đất đỏ ba dan với những văn hóa phi vật thể nổi tiếng, có bản anh hùng sử Đăm Săn. Nơi đây dường như đã chịu bao mất mát bởi sự tàn phá dã man của kẻ ...
Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
Tây Nguyên được biết đến là một miền đất đỏ ba dan với những văn hóa phi vật thể nổi tiếng, có bản anh hùng sử Đăm Săn. Nơi đây dường như đã chịu bao mất mát bởi sự tàn phá dã man của kẻ thù. Nhưng với những phẩm chất gan dạ bất khuất họ đã đứng lên từ đau thương, khó khăn để rồi chiến đấu. Có thể nói trong kháng chiến chống Pháp ta biết đến Núp với những đứa tính kiên cường, không sợ nguy hiểm của kẻ thù để chiến đấu. Đến cuộc kháng chiến chống Mĩ thì Nguyễn Trung Thành cũng như đã cho ta thấy vẻ đẹp của người dân Tây Nguyên thông qua hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” năm 1965. Và thông qua nhân vật này tác giả đã cho ta thấy phẩm chất anh hùng của con người Tây Nguyên nói riêng cũng như cho thấy phẩm chất anh hùng Việt Nam nói chung, không chỉ vậy mà còn là nhân vật gửi gắm những lời phát ngôn mang tính tư tưởng sâu sắc.
Đọc tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành người đọc sẽ dễ dàng nhận thấy nhân vật Tnú là trung tâm như cũng chính là linh hồn của truyện ngắn này. Có thể thấy rằng nhân vật dường như đã được nhà văn khắc họa bằng ngòi bút sắc sảo giàu tính sử thi. Cũng có nghĩa là nhân vật có một đời tư nhưng không được tác giả quan sát miêu tả từ góc nhìn đa chiều của đời từ mà xuất phát từ vấn đè cộng đồng để phản ánh đời tư của Tnú. Có lẽ chính vì vậy vẻ đẹp của nhân vật là vẻ đẹp của cộng đồng, vẻ đẹp người dân bất khuất cũng như kiên cường anh hùng trong chiến đấu. Còn nỗi đau của đời anh chính là một nỗi đau khôn tả của người dân Tây Nguyên trong trận chiến đẫm máu của kẻ thù hung bạo. Có thể nói dường như tất cả đề được thể hiện qua hai chặng đời của Tnú lúc còn nhỏ và lúc trưởng thành. Qua nhân vật người anh hùng Tnú thì nhà văn muốn thể hiện tư tưởng:” nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo”. Chính vì vậy nhân vật Tnú còn gánh vai trò là nhân vật tư tưởng của tác giả.
Mặc dù được phác họa là nhân vật mồ côi cả cha lẫn mẹ nhưng Tnú được sống trong sự đùm bọc chở che của dân làng. Và từ đây anh được giác ngộ lí tưởng cách mạng và từ đây anh ý thức được cách mạng, sống với một tuổi thơ phi thường đầy ắp những chiến công và kì tích. Tuổi thơ của một tiểu anh hùng nhỏ dũng cảm, gan góc và tuyệt đối trung thành với cách mạng như Tnú.
Thật vậy, những phẩm chất anh hùng Tây Nguyên như ngấm vào máu của Tnú. Ngay từ khi còn nhỏ Tnú và Mai đã tham gia nuôi dấu cách mạng:” như cây xà nu vươn lên”. Đấy còn được coi là con đường đầy máu lửa và hy sinh, địch khủng bố dã man những người nuôi dấu cán bộ. Anh Sút bị treo cổ ở cây vả đầu làng, trong lớp thanh niên bị lộ già làng đi thay bà Nhan cũng đã bị chặt đầu. Đó chính là hành động man dợ của kẻ thù mang đến để hòng khuất phục tinh thần ý chí của dân làng xô man. Nhưng với tinh thần dũng cảm cũng như ý chí đấu ranh thì Tnú cũng không sợ mà bước tiếp con đường mà dân làng đã đi. Khi anh Quyết đã hỏi Tnú:” em không sợ giặc bắt à? Nó giết như anh Sút bà Nhan đó” Tnú đã khẳng khái trả lời:” cụ Mết đã bảo cán bộ là Đảng, Đảng còn núi nước này còn”. Và cho dù Tnú chỉ nhắc lại câu nói của cụ Mết nhưng thông qua việc đó ta lại như đã thấy được sự lựa chọn của anh; giữa sinh mệnh của cá nhân và vận mệnh của dân tộc Tnú luôn sẵn sàng quên mình để bảo vệ cho cái chung đó. Như vậy, người anh hùng Tnú không phải chỉ là một cậu bé gan góc, dũng cảm mà còn sớm có tinh thần yêu nước, yêu cách mạng. Có thể nói rằng người anh hùng nhỏ tuổi Tnú không chỉ sống một cuộc đời bình thường mà sống một cuộc sống phi thường. Ngay từ cách học của Tnú, Tnú cũng chọn cách học phi thường. Ngay từ việc học chữ hay quên không tài nào nhớ được mà để trừng trị cái tính ấy của mình và thể hiện ý chí quyết tâm Tnú tự lấy đá đập vào đầu mình khiến cho máu chảy dòng dòng. Và khi lúc giận mình tưởng như phải bỏ cuộc anh Quyết đã khuyên:” không học chữ thì làm sao làm cách mạng được”. Vậy, ta như đã đoán biết là tinh thần cách mạng đã thôi thúc quyết tâm học chữ của Tnú. Vẻ đẹp của Tnú đặc biệt được thể hiện ở việc làm tiếp tế cho cách mạng. Khác hẳn với những đứa trẻ khác, Tnú dường như đã luôn xe rừng vượt thác mà đi. Bằng chính sự thông minh và tài chí đã sớm dạy cho Tnú hiểu và làm thế nào để đi những chỗ đi dễ dàng rất dễ gặp phục kích. Và thế là Tnú:” không đi chỗ nước êm, cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cưỡi lên như thác băng băng như một con cá kình”. Có thể nhận thấy những câu văn rất giàu hình ảnh so sánh ấy dường như đã cho ta thấy cá tính mạnh mẽ của chàng trai lớn lên từ núi rừng Tây Nguyên đại ngàn. Và trong một lần không may bị giặc bắt thì “Tnú nuốt vội lá thư” và khắc sâu lời cụ Mết dạy:” Đảng còn núi nước này còn”. Chúng bắt và đã tra hỏi anh cộng sản ở đâu? Anh đã đặt tay lên bụng đầy kiêu hãnh “cộng sản ở đây”. Và ngay lập tức người anh đầy những vằn ngang vằn dọc vết chém của kẻ thù. Dù vậy chúng không thể khuất phục được anh, đói chính là tính cách của người anh hùng “ uy vũ bất đăng khuất”.
Cuộc đời của Tnú như đã điển hình cho con đường đấu tranh của nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ. Qua cuộc đời nhân vậy ở trong giai đoạn này để làm sáng tỏ chân lí:” chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo”. Và cho đến khi trưởng thành là lúc Tnú vượt ngục trở về với dân làng và lãnh đạo dân làng tiếp tục chiến đấu. Và khi trở lại làng anh trở thành một chàng trai hoàn hảo. Anh cường tráng như một cây xà nu lớn nồng căng sự sống với chi tiể hai cánh tay khỏe khoắn, chắc như lim, chứa đầy trong bọ ngực rộng rãi của anh là sứ mạnh mênh mông man dại của đại ngàn. Có thể thấy chảy trong huyết quản của anh là dòng máu anh hùng của xứ sở Tây Nguyên truyền lại từ thời Đăm Săn. Tính cách của anh bướng bỉnh kiêu hãnh là tính cách của Tây Nguyên dữ dội, quyết liệt. Anh đã cũng đã trở thành đội trưởng đội du kích làm cho bọn giặc phải khiếp sợ kinh hoàng:” con cọp đó mà không giết sớm nó làm loạn núi rừng này rồi”.
Nguồn: Văn mẫu hay