Phân tích bài thơ “Mới ra tù tập leo núi” của Hồ Chí Minh- Văn 12
Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Mới ra tù tập leo núi” của Hồ Chí Minh để chho thấy được ý chí của người cách mạng. Hồ Chí Minh cái tên sáng ngời, Người được biết đến là một con người vĩ đại của nhân dân ta, và để tìm ra con đường đấu tranh chống lại bọn xâm lược kia thì Hồ ...
Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Mới ra tù tập leo núi” của Hồ Chí Minh để chho thấy được ý chí của người cách mạng.
Hồ Chí Minh cái tên sáng ngời, Người được biết đến là một con người vĩ đại của nhân dân ta, và để tìm ra con đường đấu tranh chống lại bọn xâm lược kia thì Hồ Chí Minh đã phải bôn ba nhiều nơi làm nhiều nghề ở các nước phương Tây. Không những thế mà Người còn phải trải qua những năm tháng bị giam cầm khó nhọc ở nơi đất khách quê người trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch. Trong những năm tháng ấy Người cũng đã viết lên tác phẩm thơ đặc sắc “Nhật Kí Trong Tù”. Và đặc biệt bài thơ chính là sự đánh dấu sự ra tù của Hồ Chí Minh là bài “Mới ra tù tập leo núi’.
Có thể thấy Bác ở trong tù ra sức khỏe bị giảm sút, chân chậm hơn, yếu hơn, mắt không thể nhìn xa được. và khi ấy bác đã quyết tâm tập đi cho khỏe dù có đau đớn như thế nào thì nhất định cũng phải đi được. Như thế qua đây ta thấy được tinh thần của người lúc nào cũng vượt lên trên mọi hoàn cảnh khó khăn nhất. Chính vì thế bài thơ ra đời nhằm thể hiện ý chí sắt đá kiên cường đó.
Trước hết, đó chính là hai câu thơ đầu dường như đã thể hiện cảnh tượng hùng vĩ của thiên nhiên mây núi. Bên dưới là những hình ảnh của dòng sông sáng soi như gương:
“Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân,
Giang tâm như kính, tịnh vô trần. ”
(Núi ấp ôm mây, mây ấp núi,
Lòng sông gương sáng, bụi không mờ. )
Có thể thấy rằng các cảnh tượng thiên nhiên hiện lên vô cùng đẹp, cái đẹp ấy là sự hùng vĩ của núi non. Hình ảnh đẹp mây núi là một hình ảnh mà chúng ta thường thấy rất rõ qua những bài hát. Mây ấp núi hay núi ấp ôm mây dường như cũng đã gợi cho ta thấy một cảnh tượng vô cùng hùng vĩ và đẹp. Những núi cao kia cao như ôm ấp mây, những làn mây như trôi chầm chậm và xà xuống chạm lên đỉnh núi mà ôm núi. Tác giả thật khéo tinh tế khi dùng từ “ôm ấp” ở đây để thể hiện một sự gắn kết hài hòa của cảnh vật. Đồng thời có thể nói chính sự hài hòa ấy khiến cho nhà thơ thấy được cuộc sống đẹp đẽ vô cùng. Và những tình cảm của mây và núi hay chính là tình cảm đồng chí anh em một lòng của Người và những người cán bộ ở nhà. Như thế mà nói cảnh thật mà như lại chứa đựng những cái tình. Và có lẽ vậy mà hình ảnh ấy khiến cho nhà thơ mong muốn chạm chân lên đó luyện tập leo núi để luyện cho đôi chân không biết mỏi mệt của mình.
Thật dễ quan sát khi từ trên cao nhìn xuống nhà thơ cảm thấy hình ảnh của dòng sông kia mang một màu trắng như gương sáng. Và dòng sông sáng đến nỗi mà tưởng như không có một chút bụi mờ nào. Lòng sông kia như soi tỏ được tấm chân dung con người của Bác. Thiên nhiên cũng có những khoảnh khắc đẹp đến nao lòng, trạng thái thanh khiết đó như chính tấm lòng của Người trong cảnh ngộ đó vạy. Và lòng sông ấy hay là chính tâm hồn tấm lòng của Bác với đồng bào, với nhân dân với cách mạng Việt Nam. Đặng Thai Mai cũng đã từng đưa ra nhận xét rằng: “Đằng sau bức tranh phong cảnh này, đằng sau những tầng lớp mây núi trập trùng, đằng sau dòng nước trong dưới chân Tây Phong lĩnh, ấn tượng không bao giờ phai nhạt trong tâm hồn của độc giả chính là tâm trạng vừa trong trắng sâu sắc, vừa cao cả của con người. ”
Tiếp đến là hai câu sau, với hai câu này dường như chúng ta thấy được cảnh vật hiện tại và nỗi nhớ của bác về nước nam ta, đó chính là một nỗi nhớ bạn, nhớ anh em đồng chí.
“Bồi hồi độc bộ Tây Phong lĩnh,
Dao vọng Nam thiên ức cố nhân”
(Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh,
Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa)
Có thể nói rằng khi ra tù nhà thơ như đã cảm thấy vui vì được tự do, buồn vì sức khỏe giảm sút rồi lại thương nhớ đồng bào anh em. Và chính tâm hồn đẹp trong sáng ngời ‘bụi không mờ” của Bác đã làm nên điều đó. Bác như rất nhạy cảm với hiện tại và nhớ đến quê hương đất nước của mình. Nhớ họ, nhưng để bước chân tìm về cội nguồn của dân tộc thì còn là cả một khoảng thời gian khá dài. Nó như dài và rất khó khăn vì chính những khoảng cách xa xôi kia cùng tình trạng hiện tại của người không thể nào bước về được. Đồng thời nó cũng như chính là khoảng cách của con đường cách mạng khi thời cơ chưa đến thì Bác vẫn chưa thể về nước được.
Bài thơ “Tân xuất ngục học đăng sơn” cứ ngỡ là miêu tả cảnh sông núi hùng vĩ và sự vui sướng của Bác khi được ra tù những không phải chỉ có thế thôi đâu. Mà bài thơ đã còn như thể hiện được những ý chí vượt qua những khắc nghiệt của số phận của cuộc sống để rồi chinh phục những khó khăn kia. Bài thơ còn chính là một nỗi niềm xao xuyến của người khi niềm vui, nỗi buồn, nỗi nhớ cứ đan xen vào nhau.
Nguồn: Văn mẫu hay