04/06/2017, 00:32

Phân tích mối quan hệ tình người bạc bẽo trong đoạn trích Đám tang lão Gô-ri-ô (trích tiểu thuyết Lão Gô-ri-ô của H. Ban-dắc).

Đánh giá về Ban-dắc, Ăng- ghen từng cho rằng ông là "một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực". Bộ Tấn trò đời là một minh chứng, trong đó có các tiểu thuyết Lão Gô-ri-ô, Miếng da lừa, ơ-giê-ni Grăng-đê.... Lão Gô-ri-ô là tiểu thuyết hiện thực phê phán cái xã hội đồng tiền tác oai, tác quái ...

Đánh giá về Ban-dắc, Ăng- ghen từng cho rằng ông là "một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực". Bộ Tấn trò đời là một minh chứng, trong đó có các tiểu thuyết Lão Gô-ri-ô, Miếng da lừa, ơ-giê-ni Grăng-đê.... Lão Gô-ri-ô là tiểu thuyết hiện thực phê phán cái xã hội đồng tiền tác oai, tác quái tình người bạc bẽo. Đám tang lão Gô-ri-ô là một trích đoạn trong tiểu thuyết Lão Gô-ri-ô thể hiện một quan hệ tình người bạc bẽo ấy.

Vốn là một thương gia giàu có, song vì hai cô con gái bòn rút hết của cải. Lão Gô- ri-ô phải ra ở quán trọ. Yêu con, thương con là thế, vậy mà cho đến lúc chết người tiễn đưa ông về nơi chín suối không phải hai cô con gái. Đó là chàng sinh viên nghèo Ra-xti-nhắc, người láng giềng của ông trong quán trọ của bà Vô-ke.
 
Với ngòi bút hiện thực sắc sảo, Ban-dắc đã khắc hoạ chân thực đám tang cua Gô-ri-ô, chỉ có Ra-xti-nhắc và Gi-xtô-phơ một gia nhân trong quán trọ và hai nhân viên của sở xe đến đám ma. Toàn là những người xa lạ, những người không máu mủ ruột rà, không quan hệ huyết thống. Bên linh cữu của người chết không thấy chút bóng dáng của tình thân. Lão Gô-ri-ô đâu phải người tứ cố vô thân, không người ruột thịt. Lão có hai cô con gái lấy chồng là Bì tước và Nam tước đấy chứ. Nhưng trong những giây phút cuối đời, người cha không được một tiếng khóc gọi cha của con, không một nén nhang hay sự quan tâm lo hậu sự. Hai đứa con bất hiếu đã không nhớ rằng mình còn có một người cha. Người đã cho chúng hình hài và cuộc sống ấm êm, người đã luôn yêu thương lo lắng cho chúng. Họ đã "cố tình" quên đi một người cha nghèo khổ, khánh kiệt trong lúc cuối đời. Ấy vậy mà con người xấu số ấy trong lúc hấp hối vẫn nhớ đến "cái hình ảnh thuộc về thời mà Đen-phin và A-na-xti-di còn bé bỏng, đồng trinh, trong trắng và không biết lí sự", hẳn người chết cũng cảm thấy đau lòng lắm, lạnh lẽo lắm. Lạnh lẽo hơn những đám ma khác: ta thường thấy. Những đám tang ma thì chẳng bao giờ vui, điều đó là hiển nhiên. Nhưng đám tang lão Gô-ri-ô thì quả là cho người đọc cảm thấy xót xa. Ngòi bút hiện thực của Ban dắc đã rất thành công trong việc khắc hoạ quang cảnh ấy. "Xác chết được đặt trước một giáo đường nhỏ, thấp và tối, quanh đó chàng sinh viên đã hoài công tìm hai cô gái hoặc chồng họ".
 
Đến phút cuối cùng của cuộc đời một con người đã không khó được chút tình thân máu mủ, tưởng rằng những người đưa tên lão Gô-ri-ô sẽ cho lão được chút ít tình ngưòi. Nhưng than ôi, giữa cái xã hội mà đồng tiến lên ngôi chiếm vị trí tối cao thì một chút tình thôi cũng không có. Có còn chăng đó là lòng nhân hậu của Ra-xti-nhắc khi chàng nghĩ phải có "bổn phận làm những nghĩa vụ cuối cùng đối với một người đã làm cho anh kiếm được mấy món tiền đãi công kha khá. Cũng chỉ vì sự trả ơn thôi nhưng nó còn vương vấn một cái gì đó không phải do đồng tiền chi phối. Những thành viên khác trong đám tang: hai vị linh mục, chú bé hát lễ và người bỏ đi đến, họ tiến hành tất cả những nghi lễ dành cho một đám tang chỉ để "xứng đáng với giá tiền bảy mươi quan trọng một thời kì mà tôn giáo không lấy gì làm giàu lắm để cầu kinh làm phúc".
 
Hiện thực xã hội trớ trêu, ngay cả những đấng tối linh thiêng như chúa và kinh thánh của người củng bị đem ra làm phương tiện để kiếm sống. Họ làm tất cả chỉ vì nghĩa vụ và vì họ cần tiền để sống: đám tang hiện rõ trước mắt người đọc một cảm giác ớn lạnh và ghê rợn làm cho người ta phải rợn tóc gáy. Mối quan hệ giữa người với người vốn đã mong manh thì giờ lại càng mong manh hơn.
 
Nhưng đó mới chỉ là quan hệ của những người trung lưu và hạ lưu. Nó mong manh lạnh lẽo vì hiện thực cuộc sống quả khốn khó, vì họ cũng chỉ là những người xa lạ, người dưng nước lã. Những thực thể xã hội đơn lẻ và cô độc. Họ tồn tại song song bên nhau không một ràng buộc nào dù chỉ là ràng buộc giữa những kẻ được gọi chung là con người. Những người bên ngoài thế giới ấy, trong giới thượng lưu tư sản thì sao? Những cô con gái, những Bá tước Nam tước, con rể của lão Gô-ri-ô, họ ở đâu khi lão chết? Họ đang mài miệt vùi mình trong cái thế giới thượng lưu của những kẻ tư sản lắm tiền. Quả đúng là thời đại kim tiền- thời đại xã hội Pháp lúc bấy giờ. Thì cứ nhìn đám tang của lão Gô-ri-ô ấy là thế thôi. Giữa lúc xác của lão được đặt lên xe tang thì "hai chiếc xe có treo huy hiệu" xuất hiện, nhưng lại không có người ngồi. Hai chiếc xe, một của Bá tước Đơ Rex-to và một của Nam tước Đo Nuy- xin-ghen theo sau toán xe tang đến nghĩa địa. Không thấy bóng dáng con gái và con rể của lão, chỉ có đám gia nhân của hai cô con gái lão, thay mặt chủ của họ đến tiễn đưa lão về nơi an nghỉ cuối cùng. Xem như là sự báo hiếu với người cha xấu số. Vừa là để cho thiên hạ đỡ chê cười, vừa là để tự khoe uy thế quyền lực của mình, rằng đó là những người quyền quý. Sự báo hiếu này vừa lố bịch vừa đau xót. Lấy cái có để nói cái không. Lấy cái huy hoàng quyền quý bên ngoài để chỉ cái rỗng tuếch bên trong. Sự bạc bẽo trong mối quan hệ giữa người với người được đẩy lên đến đỉnh điểm. Đỉnh điểm của sự lố bịch và chua xót. Một chút an ủi cuối cùng dành cho người đàn ông xấu số cũng đã không còn. "Bài kinh ngắn ngủi do chàng sinh viên trả tiền, vừa đọc xong là bọn họ cùng đám người nhà đạo biến ngay. Khi hai gã đào huyệt đã hất được vài xẻng đất xuống che lấp được chiếc áo quan thì chúng ngẩng lên và một gã đòi Ra-xti-nhắc tiền công". Họ chỉ làm qua loa đại khái, sao cho xứng đáng vói số tiền công nhận được. Thật nực cười và cũng thật đau xót. Một xã hội tàn tạ và không có tình người. Ở đó chỉ có đồng tiền là ngự trị. Một chút tình. thân máu mủ cũng không có. Mọi quan hệ đều được đem lên bàn cân và quy đổi bằng tiền. Đó phải chăng là một góc hiện thực của xã hội tư sản mà Ban-dắc đã góp nhặt? Và "cơn não lòng nghê gớm" của Ra-xti-nhắc phải chăng cũng là cơn não lòng của nhà văn? Ngày tàn, một buổi hoàng hôn ẩm ướt phải chăng cũng là dấu hiệu của một xã hội sắp sụp đổ với một nỗi xúc động thiêng liêng chàng trai trẻ Ra-xti-nhắc đã vùi xuống bên ngôi mộ, giọt nước mắt cuối cùng của một trái tim trong trắng. "Cái thứ nước mắt rơi xuống mặt đất rồi lại vút lên đến tận trời cao" ấy chứa đựng điều gì trong nó? Trong hình ảnh của Ra- xti-nhắc chàng sinh viên nghèo hình như có chứa cả dáng dấp của nhà văn. Thành phố Pa-ri hoa lệ với những ánh đèn lấp lánh dường như mời gọi bước chân chàng. Bước vào đó để rồi được gì và mất gì? Câu hỏi đó khi nào chúng ta mới trả lời được?
 
Thế nhưng có một điều hẳn mọi độc giả đều nhận thấy rằng trong xã hội lấp kín ánh đèn ấy không có tình thân. Ở đó mối quan hệ giữa người với người trở nên bạc bẽo hơn bao giờ hết Và ta tự hỏi mình: còn bao nhiêu con người sẽ tự bán rẻ mình vì tiền bạc, địa vị? Có bao nhiêu người sẵn sàng vứt bỏ máu mủ ruột thịt? Có bao nhiêu người phải ra đi như lão Gô-ri-ô? Và liệu cuộc đời này còn có gì đáng để ta trân trọng? Đó phải chăng cũng là bức thông điệp mà nhà văn muốn nhắn gửi cho những thế hệ bạn đọc?

0