04/06/2017, 00:32
Hãy giải thích và bình luận hai câu thơ : "Ví thử đường đời bằng phẳng cả, Anh hùng hào kiệt có ai hơn".
Để động viên bản thân và các đồng chí lên đường đấu tranh cách mạng, nhà chí sĩ Phan Bội Châu có hai câu thơ:"Ví thử đường đời bằng phẳng cả Anh hùng hào kiệt có ai hơn".Hãy giải thích và bình luận hai câu thơ trên. Trong những năm đầu thế kỉ hai mươi, khi thế hệ thanh niên đang hăm hở ...
Để động viên bản thân và các đồng chí lên đường đấu tranh cách mạng, nhà chí sĩ Phan Bội Châu có hai câu thơ:"Ví thử đường đời bằng phẳng cả Anh hùng hào kiệt có ai hơn".Hãy giải thích và bình luận hai câu thơ trên.
Trong những năm đầu thế kỉ hai mươi, khi thế hệ thanh niên đang hăm hở đi tìm đường cứu nước thì Phan Bội Châu, nhà chí sĩ cách mạng kiệt xuất của dân tộc đã mở ra cho họ một chân trời mới. Phan Bội Châu sinh ra trên quê hương Nam Đàn. Đứng trước cảnh nước nhà bị đô hộ và người dân đang rên xiết dưới ách áp bức của chế độ thực dân, Phan Bội Châu đã sớm nhận ra nỗi nhục của một dân tộc nô lệ. Ông đã tìm ra cho dân tộc một con đường đấu tranh giải phóng đất nước. Tuy sự nghiệp không thành nhưng nhà chí sĩ họ Phan đã để lại một dấu ấn đậm nét trong lòng bao thế hệ.
Trên đường tranh đấu đầy gian khổ để động viên bản thân và các đồng chí cùng chung lí tưởng, nhà cách mạng Phan Bội Châu đã viết hai câu thơ:
"Ví thử đường đời bằng phẳng cả,
Anh hùng hào kiệt có ai hơn."
Trong hai câu thơ trên, tác giả đưa ra một giả định: "Ví thử cuộc đời bằng phẳng cả", nghĩa là tất cả những gì người ta gặp phải trên trường lộ cuộc đời đều dễ dàng, trôi chảy, thì kẻ "anh hùng hào kiệt” cũng như những người bình thường khác sẽ không thể phân biệt được. Nói cách khác, chính những gian lao vất vả mới là những thử thách, đồng thời là môi trường rèn luyện nên những nhân tài, những bậc anh hùng hào kiệt.
Hai câu thơ thể hiện rõ ý chí và nghị lực của nhà cách mạng Phan Bội Châu, đồng thời cùng động viên các đồng chí của mình trong cuộc đấu tranh gian khổ và đầy hi sinh trước mắt.
Điều đáng quí của hai câu thơ trên trước hết là đã nêu cao tinh thần dũng cảm, dám xả thân vì sự nghiệp, cũng là ca ngợi những con người có lí tưởng. Có thể nói rằng, vẻ đẹp nổi bật của hai câu thơ trên chính là vẻ đẹp của lí tưởng và lòng can đảm. Tác giả khẳng định con đường để trở thành "anh hùng hào kiệt" chính là con đường không bằng phẳng.
Thật vậy, trong lịch sử, chưa từng có một bậc anh hùng xuất chúng nào mà lại không phải vượt qua hàng trăm nghìn thử thách. Mọi thành quả đều phải được đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt. Một danh nhân nào đó đã viết: "Để có được một sụ nghiệp thành công, tài năng bẩm sinh thôi chưa đủ, cần có 99% là máu và nước mắt".
Những đứa trẻ lớn lên trong nhung lụa thường phải trả cái giá đắt cho sự thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống, thiếu ý chí vươn lên và thiếu nghị lực để chịu đựng những khó khăn gian khổ. Nói cách khác, họ thiếu đi môi trường để nung nấu lí tưởng.
Ở Phan Bội Châu, lí tưởng lúc này chưa thật sự rõ rệt, dẫu ta biết rằng đó là hoài bão của một người con yêu tha thiết Tổ quốc. Nhưng sự nghiệp giải phóng và canh tân đất nước chưa được cụ thể, cho nên ở đây tác giả chỉ nhấn mạnh đến việc trở thành "anh hùng hào kiệt". Đó cũng là một lẽ bình thường và là một đặc trưng của lí tưởng- một hoài bão lớn, một khát vọng lớn, nhưng tất cả hãy còn ở phía trước.
Trên bước đường đi tìm chân lí, Phan Bội Châu đã ý thức được sự cần thiết của sức mạnh tinh thần, sức mạnh của những con người mang lí tưởng.
Trong bài tha xuất dương lưu biệt viết trước lúc lên đường xa tổ quốc, Phan Bội Châu cũng đã từng nêu lên một chân lí- lẽ sống của thanh niên trong thời kì mất nước:
"Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời .
.. Muốn vượt bể Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi".
Những con người có lí tưởng lớn, cũng chính là những con người có nghị lực phi thường.
"Ví thử đường đời bằng phẳng cả
Anh hùng hào kiệt có ai hơn."
Vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của những tâm hồn mang lí tưởng đã từng được ta bắt gặp trong những câu thơ truyền thống của cha ông ta. Phạm Ngũ Lão (đời nhà Trần) trong bài Thuật Hoài đã viết:
"Công danh nam tử còn vương nợ .
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu"
Đặng Dung, một vị tướng cuối thời Trần cũng nêu cái chí nguyện cao cả nhưng bất thành của ông:
"Trí chủ hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà"
(Những muôn giúp chúa nâng trục trái đất mà xoay lại
Mong rửa giáp binh nhưng không có đường kéo thiên hà xuống)
(Cảm hoài)
Một nhà phê bình đương thời cảm nhận được sâu sắc cái lí tưởng bất phùng thời nhưng rất đáng kính phục của Đặng Dung và nhận xét: Phi hào kiệt bất năng” (Nếu không phải hào kiệt không thể viết được bài thơ này).
Thế đấy, người mang lí tưởng cao cả, dù không thành công, thậm chí thất bại trên trường đời, đôi khi phải trả giá bằng cái chết, cũng vẫn có được vẻ đẹp đáng kính trọng.
Nguyễn Công Trứ (thời Nguyễn) cũng từng trăn trở vì lí tưởng sống- món nợ của kẻ làm trai:
"Đã sinh ra ở trong tròi đất
Phải có danh gì với núi sông”
(Nợ tang bồng)
Cho đèn khi đất nước ta bị rơi vào tay thực dân Pháp, những nghĩa binh sáu tỉnh Nam Bộ vẫn không ngừng đứng lên chống giặc, dẫu biết mình phải hi sinh:
'"Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi;
Trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu nón gõ..."
(Nguyễn Đình Chiểu- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Sự hi sinh của họ là bất tử vì ấy là sự hi sinh của những người có lí tưởng, vì nước, vì nghĩa quên thân:
"Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh;
Hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man-di rất khổ..."
Vẻ đẹp của những người có lí tưởng còn được nêu cao hơn nữa trong thời đại của chúng ta. Sau Phan Bội Châu là người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, bấy giờ tên là Nguyễn Tất Thành cũng đã "vượt bể đông theo sóng gió", tìm được con đường cứu nước đúng đắn và đưa con tàu Việt Nam đến bến bờ thống nhất và độc lập dân tộc như ngày hôm nay.
Vẻ đẹp của con người có lí tưởng còn được tôn vinh trong sự nghiệp đấu tranh anh dũng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong sự nghiệp đấu tranh để giải phóng dân tộc. Hàng nghìn, hàng triệu người đã ngã xuống trong hai cuộc kháng chiến anh dũng, trường kì chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược. Nhiều người đã sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp cứu nước vĩ đại ấy.
Ngày nay, ý nghĩa của những câu thơ ngợi ca vẻ đẹp của nhũng con người có lí tưởng vẫn còn là lời động viên, khích lệ lớn đối với thanh niên. Nhưng giờ đây, lí tưởng của thanh niên không phải là người "anh hùng hào kiệt” mà là những con người có tài năng, phục sự nhân dân, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Song, những gian khổ, chông gai hiểu theo nghĩa "hình tượng" của từ ngữ này là những khó khăn trước mắt, đó cùng là những gì không bằng phẳng của con đường phấn đấu. Cho nên, những câu thơ của nhà chí sĩ yêu nước từ đầu thế kỉ XX không chỉ có tác dụng động viên, khích lệ các đồng chí của mình mà đến nay vẫn còn nhiều giá trị trong việc khích lệ thanh niên sống sao cho có lí tưởng, biết chọn lẽ sống vì hoài bão cao đẹp.
Trên đường tranh đấu đầy gian khổ để động viên bản thân và các đồng chí cùng chung lí tưởng, nhà cách mạng Phan Bội Châu đã viết hai câu thơ:
"Ví thử đường đời bằng phẳng cả,
Anh hùng hào kiệt có ai hơn."
Trong hai câu thơ trên, tác giả đưa ra một giả định: "Ví thử cuộc đời bằng phẳng cả", nghĩa là tất cả những gì người ta gặp phải trên trường lộ cuộc đời đều dễ dàng, trôi chảy, thì kẻ "anh hùng hào kiệt” cũng như những người bình thường khác sẽ không thể phân biệt được. Nói cách khác, chính những gian lao vất vả mới là những thử thách, đồng thời là môi trường rèn luyện nên những nhân tài, những bậc anh hùng hào kiệt.
Hai câu thơ thể hiện rõ ý chí và nghị lực của nhà cách mạng Phan Bội Châu, đồng thời cùng động viên các đồng chí của mình trong cuộc đấu tranh gian khổ và đầy hi sinh trước mắt.
Điều đáng quí của hai câu thơ trên trước hết là đã nêu cao tinh thần dũng cảm, dám xả thân vì sự nghiệp, cũng là ca ngợi những con người có lí tưởng. Có thể nói rằng, vẻ đẹp nổi bật của hai câu thơ trên chính là vẻ đẹp của lí tưởng và lòng can đảm. Tác giả khẳng định con đường để trở thành "anh hùng hào kiệt" chính là con đường không bằng phẳng.
Thật vậy, trong lịch sử, chưa từng có một bậc anh hùng xuất chúng nào mà lại không phải vượt qua hàng trăm nghìn thử thách. Mọi thành quả đều phải được đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt. Một danh nhân nào đó đã viết: "Để có được một sụ nghiệp thành công, tài năng bẩm sinh thôi chưa đủ, cần có 99% là máu và nước mắt".
Những đứa trẻ lớn lên trong nhung lụa thường phải trả cái giá đắt cho sự thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống, thiếu ý chí vươn lên và thiếu nghị lực để chịu đựng những khó khăn gian khổ. Nói cách khác, họ thiếu đi môi trường để nung nấu lí tưởng.
Ở Phan Bội Châu, lí tưởng lúc này chưa thật sự rõ rệt, dẫu ta biết rằng đó là hoài bão của một người con yêu tha thiết Tổ quốc. Nhưng sự nghiệp giải phóng và canh tân đất nước chưa được cụ thể, cho nên ở đây tác giả chỉ nhấn mạnh đến việc trở thành "anh hùng hào kiệt". Đó cũng là một lẽ bình thường và là một đặc trưng của lí tưởng- một hoài bão lớn, một khát vọng lớn, nhưng tất cả hãy còn ở phía trước.
Trên bước đường đi tìm chân lí, Phan Bội Châu đã ý thức được sự cần thiết của sức mạnh tinh thần, sức mạnh của những con người mang lí tưởng.
Trong bài tha xuất dương lưu biệt viết trước lúc lên đường xa tổ quốc, Phan Bội Châu cũng đã từng nêu lên một chân lí- lẽ sống của thanh niên trong thời kì mất nước:
"Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời .
.. Muốn vượt bể Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi".
Những con người có lí tưởng lớn, cũng chính là những con người có nghị lực phi thường.
"Ví thử đường đời bằng phẳng cả
Anh hùng hào kiệt có ai hơn."
Vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của những tâm hồn mang lí tưởng đã từng được ta bắt gặp trong những câu thơ truyền thống của cha ông ta. Phạm Ngũ Lão (đời nhà Trần) trong bài Thuật Hoài đã viết:
"Công danh nam tử còn vương nợ .
Đặng Dung, một vị tướng cuối thời Trần cũng nêu cái chí nguyện cao cả nhưng bất thành của ông:
"Trí chủ hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà"
(Những muôn giúp chúa nâng trục trái đất mà xoay lại
Mong rửa giáp binh nhưng không có đường kéo thiên hà xuống)
(Cảm hoài)
Một nhà phê bình đương thời cảm nhận được sâu sắc cái lí tưởng bất phùng thời nhưng rất đáng kính phục của Đặng Dung và nhận xét: Phi hào kiệt bất năng” (Nếu không phải hào kiệt không thể viết được bài thơ này).
Thế đấy, người mang lí tưởng cao cả, dù không thành công, thậm chí thất bại trên trường đời, đôi khi phải trả giá bằng cái chết, cũng vẫn có được vẻ đẹp đáng kính trọng.
Nguyễn Công Trứ (thời Nguyễn) cũng từng trăn trở vì lí tưởng sống- món nợ của kẻ làm trai:
"Đã sinh ra ở trong tròi đất
Phải có danh gì với núi sông”
(Nợ tang bồng)
Cho đèn khi đất nước ta bị rơi vào tay thực dân Pháp, những nghĩa binh sáu tỉnh Nam Bộ vẫn không ngừng đứng lên chống giặc, dẫu biết mình phải hi sinh:
'"Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi;
Trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu nón gõ..."
(Nguyễn Đình Chiểu- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Sự hi sinh của họ là bất tử vì ấy là sự hi sinh của những người có lí tưởng, vì nước, vì nghĩa quên thân:
"Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh;
Hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man-di rất khổ..."
Vẻ đẹp của những người có lí tưởng còn được nêu cao hơn nữa trong thời đại của chúng ta. Sau Phan Bội Châu là người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, bấy giờ tên là Nguyễn Tất Thành cũng đã "vượt bể đông theo sóng gió", tìm được con đường cứu nước đúng đắn và đưa con tàu Việt Nam đến bến bờ thống nhất và độc lập dân tộc như ngày hôm nay.
Vẻ đẹp của con người có lí tưởng còn được tôn vinh trong sự nghiệp đấu tranh anh dũng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong sự nghiệp đấu tranh để giải phóng dân tộc. Hàng nghìn, hàng triệu người đã ngã xuống trong hai cuộc kháng chiến anh dũng, trường kì chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược. Nhiều người đã sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp cứu nước vĩ đại ấy.
Ngày nay, ý nghĩa của những câu thơ ngợi ca vẻ đẹp của nhũng con người có lí tưởng vẫn còn là lời động viên, khích lệ lớn đối với thanh niên. Nhưng giờ đây, lí tưởng của thanh niên không phải là người "anh hùng hào kiệt” mà là những con người có tài năng, phục sự nhân dân, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Song, những gian khổ, chông gai hiểu theo nghĩa "hình tượng" của từ ngữ này là những khó khăn trước mắt, đó cùng là những gì không bằng phẳng của con đường phấn đấu. Cho nên, những câu thơ của nhà chí sĩ yêu nước từ đầu thế kỉ XX không chỉ có tác dụng động viên, khích lệ các đồng chí của mình mà đến nay vẫn còn nhiều giá trị trong việc khích lệ thanh niên sống sao cho có lí tưởng, biết chọn lẽ sống vì hoài bão cao đẹp.