04/06/2017, 00:32

Chất trào lộng trong bài thơ “Lai Tân” (Rút trong Nhật kí trong tù) của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trên đường đi công tác sang nước bạn năm 1942, Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách phi lí, giải qua nhiều nhà tù ở Quảng Tây, Trung Quốc trong suốt hơn một năm trời. Trong khoảng thòi gian đó, Người đã từng được chứng kiến nhiều cảnh bất công, vô nhân đạo của chế độ nhà tù Tưởng ...

Trên đường đi công tác sang nước bạn năm 1942, Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách phi lí, giải qua nhiều nhà tù ở Quảng Tây, Trung Quốc trong suốt hơn một năm trời. Trong khoảng thòi gian đó, Người đã từng được chứng kiến nhiều cảnh bất công, vô nhân đạo của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch Với tinh thần của một chiến sĩ cộng sản, với tài năng văn chương kiệt xuất, Bác đã viết nên những bài thơ vừa giàu chất hiện thực nhưng ẩn chứa bên trong chất trào lộng nhằm vào chế ...

Trong quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chú tịch đã đến với văn chương như một lẽ đương nhiên. Các sáng tác của Người thể hiện tinh thần đâu tranh không khoan nhượng đối với những sự bất công, vô nhân đạo của xã hội. Qua những tác phẩm của Bác ta thây được tinh thần của Người với niềm lạc quan tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Suốt gần một năm trời bị giam hãm ở các nhà tù của Tưởng Giới Thạch, chưa một lần Bác lên tiếng kêu than mà ngược lại, Người luôn tỉnh táo và sáng suốt. Bởi vậy trong một lần ở Lai Tân, chứng kiến những gì đang diễn ra ở đây, tác giả đã viết bài thơ Lai Tân để châm biếm những tên quan vô lại ở địa phương này. Bài thơ chỉ vẻn vẹn bốn câu thơ và được chia làm hai phần rõ rệt. Qua bức tranh đó, bộ mặt thật của chế độ Tưởng Giới Thạch được phơi bày và những tên quan có cơ hội hiện rõ nguyên hình. Phần một của bài thơ tác giả nêu lên một hiện tượng đã thành phổ biến ở Lai Tân:

"Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc Giải người canh trưởng kiếm ăn quanh.
Chong đèn huyện trưởng lo công việc
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình"

Một "ban trưởng", là người phán xét tội đánh bạc mà lại "chuyên đánh bạc". Nhưng điểu kì lạ với một chức vụ là "ban trưởng" ở nhà lao tù thì "chuyên đánh bạc". Đến lượt "canh trưởng” khi giải người cũng "kiếm ăn quanh ", tức là hành vi nhận hối lộ.
 
Như vậy là đã rõ, bộ máy chính quyền ở đây không loại trừ một cấp bậc nào, tất cả đều là những con sâu mọt đang từng ngày phạm tội mà chính họ là những người có thẩm quyển để phán xét tội phạm. Thật là trớ trêu và ngược đời. Nhưng vẫn còn chưa hết, lại đến "huyện trưởng” thì luôn "chong đèn" để "lo công việc". Nếu thực tình "huyện trưởng" lo công việc chung và đích đáng thì ắt hẳn ở Lai Tân sẽ không có "ban Trưởng" và "canh trưởng" nào dám đánh bạc và "kiếm ăn quanh". Nhưng sự sa đoạ đã thành một hệ thống từ cấp dưới đến cấp trên mà cấp nào cũng phạm trọng nặng.
 
Qua phân tích ở phần đầu bài thơ cho ta thấy , bộ máy chính quyền ở Lai Tân thực sự đã trở nên mục rỗng. Tất ca đều trở thành những con sâu mọt tác oai tác quái và nhố nhăng. Cái tài của nhà thơ là đã đặt những con người xấu xa đó trong một hoàn cảnh, đó là nắm những chức vụ khác nhau trong bộ máy cầm quyền của "nhà nước". Tình huống của bài thơ vừa đối lập mà lại không đối lập chút nào. Bởi vì xét về bản chất những người có thẩm quyền kia chẳng thể giam cầm và phán xét được ai, vô tình họ đã trở thành những kẻ phạm tội ngay trong nhà lao của mình.
 
Tác giả quả là tài tình khi dẫn ra những việc làm phi lí của những kẻ có "chức trách". Hành động trái ngược của họ lại được đặt trong khuôn khổ mà đáng lí ra phải có trật tự nghiêm ngặt. Không còn gì có thể nhố nhăng hơn bọn quan lại ở Lai Tân. Nhưng đó đâu có ảnh hưởng gì, xã hội vẫn bình an và kẻ phạm tội vẫn là những người được nắm quyền hành.
 
Phần hai và cũng là câu cuối của bài thơ mới là một điều độc đáo. Dẫu "ban trưởng", "huyện trưởng", "canh trưởng" là những người chuyên làm việc ngang trái nhưng:

 Trời đất Lai Tân vẫn thái bình"
 
Đây quá là một sự mâu thuẫn đến bất ngờ. Nếu ở phần trên là những hiện tượng đã trở nên phổ biến trong bộ máy chính quyền thì ở phần này cho thấy hệ quả của những hiện tượng đó chẳng có gì đáng lo ngại, trời đất vẫn thái bình yên ổn. Đó là minh chứng chân thực cho một xã hội chứa đầy nghịch cảnh.
 
Tác giả với việc kết thúc bài thơ có sự đối lập giữa cái vẻ bên ngoài của nền thái bình với bản chất bên trong của xã hội. Tác giả đã đánh một "đòn đánh đau" vào chế độ Tưởng Giới Thạch.
 
Bài thơ Lai Tân là một tác phẩm tiêu biểu mang tính trào lộng, đả kích sâu sắc nhằm vào chế độ Tưởng Giới Thạch. Tác phẩm thể hiện cái nhìn đầy căm phẫn của nhà thơ đối với những điều nghịch lí trong cuộc sống, đồng thời cho thấy một tinh thần đấu tranh đến quyết liệt, không khoan nhượng đối với kẻ thù.
 
Với kết cấu phần đầu là ba câu tự sự, còn phần sau là một câu trữ tình nhà thơ đã tạo một thế đối nghịch rất tài tình nhằm qua đó lật tẩy những việc làm phi lý của bộ máy chính quyền Tưởng Giới Thạch. Giọng điệu của bài thơ bình thản, khoan thai tạo cảm giác như đang nghe một câu chuyện đã làm cho tinh thần của bài thơ dễ ngấm sâu vào lòng người đọc. Bằng việc sử dụng bút pháp châm biếm, trào lộng, tác giả đã vạch trần bộ mặt của một xã hội đang kỳ rối ren, mọt ruỗng qua đó lên tiếng bảo vệ công lí và bình đẳng cho đời sống con người.
 
Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, kết cấu được chia làm hai phần đối nghịch đã cho ta thấy nghệ thuật châm biếm của nhà thơ đạt đến độ sắc sảo, độc đáo. Bởi vậy tác phẩm thể hiện tài năng văn chương của Bác là kiệt xuất trong nền văn thơ cách mạng.

0