04/06/2017, 00:32
Ý nghĩa điển hình của nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao của A. Sê-khốp.
Xã hội Nga cuối thế kỷ XIX ngập trong bầu không khí chuyên chế bảo thủ nặng nề và ngột ngạt. Môi trường xã hội ấy đã để lại lắm thứ sản phẩm người kì quái. Bêlicốp, nhân vật chính trong truyện ngắn Người trong bao của A.Sêkhốp, là một nhân vật điển hình của xã hội ấy. Người trong bao không chỉ ...
Xã hội Nga cuối thế kỷ XIX ngập trong bầu không khí chuyên chế bảo thủ nặng nề và ngột ngạt. Môi trường xã hội ấy đã để lại lắm thứ sản phẩm người kì quái. Bêlicốp, nhân vật chính trong truyện ngắn Người trong bao của A.Sêkhốp, là một nhân vật điển hình của xã hội ấy.
Người trong bao không chỉ đơn thuần là sự phản ánh "một thực trạng xã hội mà còn có ý nghĩa khái quát triết lý sâu sắc". Bê-li-cốp, một sản phẩm điển hình của xã hội Nga bảo thủ. Ý nghĩa điển hình ấy không chỉ thể hiện trong tính cách mà còn trong cả những thói quen và hình dáng.
Bêlicốp hiện dần qua từng lời kể của Bui-kin, một đồng nghiệp của Bê- li-cốp ở trường trung học. Bắt đầu từ việc miêu tả ngoại hình và những thói quen. Bất kì lúc nào, dù ngày mưa gió hay cả những ngày đẹp trời Bê-li-cốp (ngươi kể chuyện gọi là "hắn") đều "đi giày cao su, cầm ô và nhất thiết là mặc bành tô cốt bông". Một con người bảo thủ điển hình. Hắn bao bọc mình bởi những lớp quần áo giày và mũ, kín mít. Cứ như thể hắn sợ có một hạt bụi nào dính vào thân thể hắn vậy. Sự cổ hủ, bảo thủ ấy khiến hắn mắc một chứng bệnh: luôn sợ hãi. Cũng vì sợ hãi mà hắn cố nhét mình vào trong một cái bao. "Ô hắn để trong bao, chiếc đồng hồ quả quýt cũng để trong bao bằng da hươu và khi rút chiếc dao nhỏ để gọt bút chì thì chiếc dao ấy cũng đặt trong bao". Tệ hại hơn, "cả bộ mặt hắn dường như cũng ở trong bao". Và cái con người ấy lúc nào cũng có "khát vọng mãnh liệt thu mình vào trong một cái vỏ, tạo cho mình một cái bao có thể ngăn cách, bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng bên ngoài’.
Từ sự bảo thủ chuyên chế dẫn đến sự thu mình trong bao, càng thu mình bao nhiêu càng thể hiện sự bảo thủ bấy nhiêu. Quả là một cái vòng luẩn quẩn trong chính cái bao do hắn tạo ra. Hình ảnh "cái bao" là một "phát hiện nghệ thuật" 'của nhà văn và nó mang ý nghĩa điển hình. "Bao" thường dùng để bọc đồ, đựng đồ. Nhưng trong truyện ngắn của A.Sê-khôp, "cái bao" ấy dùng để bọc con người, và rộng hơn là để bọc cả một xã hội. Không nhìn thấy, không nghe thấy hay là không muốn nhìn sự đổi thay của cuộc sống, không muốn nghe những âm thanh mới đang rộn vang? Cuối thế kỷ XIX, thế giới đã có những bước chuyển mình vĩ đại, nước Nga cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy. Sự biến đổi ấy hẳn sẽ gây nên những rối loạn trong đời sống xã hội. Đối với những con người còn mang trong mình tư tưởng cũ như Bê-li-cốp, tàn dư của chế độ Nga hoàng chuyên chế thì điều đó là khó có thể chấp nhận. Bê-li- cốp lúc nào cũng ngợi ca quá khứ, quá khứ là huy hoàng và là cái ô che chở giúp hắn trốn tránh cuộc sống thực tại. Đó là sự bảo thủ đến cố chấp! Quá khứ là lịch sử. Giữ gìn và bảo vệ quá khứ là tốt, song bảo vệ không đồng nghĩa với bảo thủ. Ở xã hội Việt Nam sau này, vào những năm 30 - 45 khi làn gió Âu hoá tràn vào cũng đã gây nhiều biến động. Một số người tiếp thu nó và một số người chống lại. Mặc dù vậy không có nghĩa là bảo thủ, đóng kín hoàn toàn và tiếp nhận tất cả. Cần bảo vệ cái gọi là bản sắc và tiếp thu những tinh hoa, những giá trị mới để phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Trong bối cảnh xã hội Nga ngạt thở bởi bầu không khí chuyên chế những năm cuối thế kỷ XIX thì những con người như Bê-li-cốp xuất hiện cũng không có gì là lạ. Hay nói khác đi, Bê-li-cốp là một trong những sản phẩm của xã hội Nga cuối thế kỷ XIX - một nhân vật điển hình. Nói như Bi-ê-lin-xki thì đó là "người lạ mà quen biết", kiểu như Chí Phèo của văn học hiện thực Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Thu mình trong bao không dám ngó nhìn những ánh nắng đẹp của bình minh. Cũng chẳng khác gì những con ốc sên cứ cố giấu mình trong lóp vỏ cứng rồi tự cho mình là an toàn, mạnh mẽ. Nhưng chính điều đó khiến con ốc chậm chạp, sợ hãi và trở nên yếu đuối, bạc nhược. Những con người sống trong bao như Bê-li-cốp cũng vậy, cũng mắc chứng bệnh sợ hãi và bạc nhược của loài ốc sên. Cuộc sống làm hắn khó chịu, sợ hãi, buộc hắn phải thường xuyên lo âu và có lẽ như để bào chữa cho thái độ nhút nhát, ghê tởm đối với hiện tại”. Sống giữa hiện tại mà lại sợ hiện tại, sống với cuộc sống mà lại sợ cuộc sống khác nào người phụ nữ muốn có con mà lại ghê tởm, lại sợ người đàn ông. Cái nghịch lý ấy đã tạo ra một con người kì quặc như Bê-li-cốp. Phải chăng đó cũng chính là triết lí sâu sắc của tác phẩm?
Ý nghĩa điển hình của nhân vật Bê-li-cốp còn được biểu hiện trong những nét tính cách, những suy nghĩ. Tất cả đều mang một vẻ thật kỳ quái. "Cả ý nghĩ của mình Bê-li-cốp cũng giấu vào bao". Những ý nghĩ chứa đựng ở trong đầu cũng không an toàn và hắn cần giấu vào bao. Phải cất thật kĩ, gói ghém thật kĩ. Như vậy mới an toàn, ấy thế nhưng hắn vẫn sợ hãi. "Sọ nhỡ lại xảy ra chuyện gì?" Giấu mình trong bao chưa đủ hắn còn giấu cái bao ấy trong một cái hộp. Bằng chứng là quang cảnh căn buồng ngủ của hắn. Với sự miêu tả tỉ mỉ, sự quan sát tinh tường và nhạy cảm của các giác quan, nhà văn đã tái hiện lại căn buồng chật như chiếc hộp của Bê-li-cốp với đủ thứ âm thanh nghe rùng rợn. Sự ngột ngạt của căn buồng phải chăng cũng là sự ngột ngạt của cả xã hội Nga lúc bấy giờ? Và căn buồng đóng kín của Bê-li-cốp vô hình dung cũng là một điển hình của xã hội ấy? Trong xã hội ấy, với những con người điển hình như Bê-li-cốp, mọi người cũng chịu ảnh hưởng của họ. Hay nói cho đúng hơn họ không dám chống lại hoặc không thể chống lại sự ảnh hưởng đó. Vì sao? Một câu hỏi quả là khó trả lời trong thời điểm ấy. "Dưới ảnh hưởng của những kẻ như Bê-li-cốp, dân chúng trong thành phố đâm ra sợ tất cả: sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc sách, sợ giúp đỡ người nghèo... Thậm chí thầy hiệu trưởng cũng phải sợ hắn. Một thực tế thật đáng buồn và cũng thật nực cười. Ta tự hỏi không biết cuộc đời của những con người như Bê-li-cốp là cuộc đời gì? Hắn trở nên gầy gò hơn và "thu mình sâu hơn trong cái bao của hắn" khi mọi người biết hắn mến Va-ren- ca, chị gái của một đồng nghiệp cùng trường. Hắn tái mét mặt mày, bực dọc bỏ ăn, bỏ buổi lên lớp khi thấy chị em Va-ren-ca đi xe đạp. Đối với hắn như vậy là "không hợp với tư thế của một nhà giáo dục thiếu niên".
Nếu thầy giáo mà đi xe đạp thì học sinh chỉ còn nước đi đầu xuống đất. Nhất là đàn bà con gái như Va-ren-ca mà đi xe đạp thì quả là chuyện kinh khủng. Với Bê-li-cốp, chỉ có những chỉ thị, thông tư, những bài toán quy định cấm đoán điều này, điều nọ "mới là rõ ràng, quan trọng”. Vì vậy nếu không có chỉ thị nào cho phép thấy giáo được đi xe đạp thì không được làm. Sự bảo thủ bắt đầu từ trong ý nghĩ, quả đúng là như vậy. Những khuôn khổ, những luật lệ đã gò bó con người và chính những con người như Bê -li - cốp cũng tự nhốt mình trong những luật lệ ấy. Để rồi cuối cùng, khi chết đi lại cũng tự chui vào trong những luật lệ ấy. Cũng giống như cái chết của Bê-li-cốp. Một tháng sau khi cãi vã với Côvalencô và bị ngã, Bê-li-cốp chết. Hắn chết là phải. Và khi đã nằm trong quan tài, "vẻ mặt hắn trông hiền lành, dễ chịu, thậm chí còn có vẻ tươi tỉnh nữa, cứ hệt như hắn mừng rằng cuối cùng hắn đã được chui vào cái bao mà từ đó không bao giờ hắn phải thoát ra nữa".
Người trong bao cuối cùng cùng chui vào bao và đối với Bê-li-cốp, điều đó là hạnh phúc nhất. Nghĩa là, hắn đã đạt được mục đích cuộc đời.
Thật đáng thương.- Cái chết của Bê-li-cốp phải chăng là sự giải thoát đối với hắn, đối với xã hội? Mọi người đều cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái khi thoát khỏi hắn, thoát khỏi sự ngột ngạt của những quy ước, luật lệ. Thế nhưng chỉ là phút chốc thôi. Cuộc sống lại trở về nhịp điệu cũ, mệt mỏi, nhàm chán, vô vị và nặng nề dù không bị chỉ thị nào cấm đoán. Vì sao? Bởi trong thực tế xã hội ấy còn bao nhiêu con người Bê-li-cốp. Và đó là hệ quả tất yếu của một xã hội chuyên chế và bảo thủ. Nó cũng gần giống như xã hội Việt Nam phong kiến đã đẻ ra Chí Phèo và những đứa con của nó. Một sự so sánh không mấy khập khiễng. Bởi để có thể xoá đi nhũng con người đó thì xã hội cần thay đổi. Không phải một cá nhân con người nào mà là cả một lớp người, cả xã hội. Phải chăng đó cũng là động lực cho sự bùng nổ của cách mạng tháng mười sau này?
Cũng giống như Chí Phèo, Bê-li-cốp là sản phẩm của một chế độ xã hội, là một nhân vật điển hình cho nền văn học hiện thực Nga cuối thế kỷ XIX. Đúng như nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận xét: "Truyện Bê-li-cốp là một áng văn đả kích lên đến tuyệt đỉnh; hình thù và tên họ nhân vật đã thành một cái sự đã thành một hình dung từ ngày nay vẫn còn tác dụng lớn". Nghĩa là nó cảnh tỉnh chúng ta trước những kẻ giống như "người trong bao", trước tình trạng xã hội như Người trong bao. Phải lật tấm "bao" ấy để nhìn ra lối cho xã hội phát triển".
Bêlicốp hiện dần qua từng lời kể của Bui-kin, một đồng nghiệp của Bê- li-cốp ở trường trung học. Bắt đầu từ việc miêu tả ngoại hình và những thói quen. Bất kì lúc nào, dù ngày mưa gió hay cả những ngày đẹp trời Bê-li-cốp (ngươi kể chuyện gọi là "hắn") đều "đi giày cao su, cầm ô và nhất thiết là mặc bành tô cốt bông". Một con người bảo thủ điển hình. Hắn bao bọc mình bởi những lớp quần áo giày và mũ, kín mít. Cứ như thể hắn sợ có một hạt bụi nào dính vào thân thể hắn vậy. Sự cổ hủ, bảo thủ ấy khiến hắn mắc một chứng bệnh: luôn sợ hãi. Cũng vì sợ hãi mà hắn cố nhét mình vào trong một cái bao. "Ô hắn để trong bao, chiếc đồng hồ quả quýt cũng để trong bao bằng da hươu và khi rút chiếc dao nhỏ để gọt bút chì thì chiếc dao ấy cũng đặt trong bao". Tệ hại hơn, "cả bộ mặt hắn dường như cũng ở trong bao". Và cái con người ấy lúc nào cũng có "khát vọng mãnh liệt thu mình vào trong một cái vỏ, tạo cho mình một cái bao có thể ngăn cách, bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng bên ngoài’.
Từ sự bảo thủ chuyên chế dẫn đến sự thu mình trong bao, càng thu mình bao nhiêu càng thể hiện sự bảo thủ bấy nhiêu. Quả là một cái vòng luẩn quẩn trong chính cái bao do hắn tạo ra. Hình ảnh "cái bao" là một "phát hiện nghệ thuật" 'của nhà văn và nó mang ý nghĩa điển hình. "Bao" thường dùng để bọc đồ, đựng đồ. Nhưng trong truyện ngắn của A.Sê-khôp, "cái bao" ấy dùng để bọc con người, và rộng hơn là để bọc cả một xã hội. Không nhìn thấy, không nghe thấy hay là không muốn nhìn sự đổi thay của cuộc sống, không muốn nghe những âm thanh mới đang rộn vang? Cuối thế kỷ XIX, thế giới đã có những bước chuyển mình vĩ đại, nước Nga cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy. Sự biến đổi ấy hẳn sẽ gây nên những rối loạn trong đời sống xã hội. Đối với những con người còn mang trong mình tư tưởng cũ như Bê-li-cốp, tàn dư của chế độ Nga hoàng chuyên chế thì điều đó là khó có thể chấp nhận. Bê-li- cốp lúc nào cũng ngợi ca quá khứ, quá khứ là huy hoàng và là cái ô che chở giúp hắn trốn tránh cuộc sống thực tại. Đó là sự bảo thủ đến cố chấp! Quá khứ là lịch sử. Giữ gìn và bảo vệ quá khứ là tốt, song bảo vệ không đồng nghĩa với bảo thủ. Ở xã hội Việt Nam sau này, vào những năm 30 - 45 khi làn gió Âu hoá tràn vào cũng đã gây nhiều biến động. Một số người tiếp thu nó và một số người chống lại. Mặc dù vậy không có nghĩa là bảo thủ, đóng kín hoàn toàn và tiếp nhận tất cả. Cần bảo vệ cái gọi là bản sắc và tiếp thu những tinh hoa, những giá trị mới để phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Trong bối cảnh xã hội Nga ngạt thở bởi bầu không khí chuyên chế những năm cuối thế kỷ XIX thì những con người như Bê-li-cốp xuất hiện cũng không có gì là lạ. Hay nói khác đi, Bê-li-cốp là một trong những sản phẩm của xã hội Nga cuối thế kỷ XIX - một nhân vật điển hình. Nói như Bi-ê-lin-xki thì đó là "người lạ mà quen biết", kiểu như Chí Phèo của văn học hiện thực Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Thu mình trong bao không dám ngó nhìn những ánh nắng đẹp của bình minh. Cũng chẳng khác gì những con ốc sên cứ cố giấu mình trong lóp vỏ cứng rồi tự cho mình là an toàn, mạnh mẽ. Nhưng chính điều đó khiến con ốc chậm chạp, sợ hãi và trở nên yếu đuối, bạc nhược. Những con người sống trong bao như Bê-li-cốp cũng vậy, cũng mắc chứng bệnh sợ hãi và bạc nhược của loài ốc sên. Cuộc sống làm hắn khó chịu, sợ hãi, buộc hắn phải thường xuyên lo âu và có lẽ như để bào chữa cho thái độ nhút nhát, ghê tởm đối với hiện tại”. Sống giữa hiện tại mà lại sợ hiện tại, sống với cuộc sống mà lại sợ cuộc sống khác nào người phụ nữ muốn có con mà lại ghê tởm, lại sợ người đàn ông. Cái nghịch lý ấy đã tạo ra một con người kì quặc như Bê-li-cốp. Phải chăng đó cũng chính là triết lí sâu sắc của tác phẩm?
Nếu thầy giáo mà đi xe đạp thì học sinh chỉ còn nước đi đầu xuống đất. Nhất là đàn bà con gái như Va-ren-ca mà đi xe đạp thì quả là chuyện kinh khủng. Với Bê-li-cốp, chỉ có những chỉ thị, thông tư, những bài toán quy định cấm đoán điều này, điều nọ "mới là rõ ràng, quan trọng”. Vì vậy nếu không có chỉ thị nào cho phép thấy giáo được đi xe đạp thì không được làm. Sự bảo thủ bắt đầu từ trong ý nghĩ, quả đúng là như vậy. Những khuôn khổ, những luật lệ đã gò bó con người và chính những con người như Bê -li - cốp cũng tự nhốt mình trong những luật lệ ấy. Để rồi cuối cùng, khi chết đi lại cũng tự chui vào trong những luật lệ ấy. Cũng giống như cái chết của Bê-li-cốp. Một tháng sau khi cãi vã với Côvalencô và bị ngã, Bê-li-cốp chết. Hắn chết là phải. Và khi đã nằm trong quan tài, "vẻ mặt hắn trông hiền lành, dễ chịu, thậm chí còn có vẻ tươi tỉnh nữa, cứ hệt như hắn mừng rằng cuối cùng hắn đã được chui vào cái bao mà từ đó không bao giờ hắn phải thoát ra nữa".
Người trong bao cuối cùng cùng chui vào bao và đối với Bê-li-cốp, điều đó là hạnh phúc nhất. Nghĩa là, hắn đã đạt được mục đích cuộc đời.
Thật đáng thương.- Cái chết của Bê-li-cốp phải chăng là sự giải thoát đối với hắn, đối với xã hội? Mọi người đều cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái khi thoát khỏi hắn, thoát khỏi sự ngột ngạt của những quy ước, luật lệ. Thế nhưng chỉ là phút chốc thôi. Cuộc sống lại trở về nhịp điệu cũ, mệt mỏi, nhàm chán, vô vị và nặng nề dù không bị chỉ thị nào cấm đoán. Vì sao? Bởi trong thực tế xã hội ấy còn bao nhiêu con người Bê-li-cốp. Và đó là hệ quả tất yếu của một xã hội chuyên chế và bảo thủ. Nó cũng gần giống như xã hội Việt Nam phong kiến đã đẻ ra Chí Phèo và những đứa con của nó. Một sự so sánh không mấy khập khiễng. Bởi để có thể xoá đi nhũng con người đó thì xã hội cần thay đổi. Không phải một cá nhân con người nào mà là cả một lớp người, cả xã hội. Phải chăng đó cũng là động lực cho sự bùng nổ của cách mạng tháng mười sau này?
Cũng giống như Chí Phèo, Bê-li-cốp là sản phẩm của một chế độ xã hội, là một nhân vật điển hình cho nền văn học hiện thực Nga cuối thế kỷ XIX. Đúng như nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận xét: "Truyện Bê-li-cốp là một áng văn đả kích lên đến tuyệt đỉnh; hình thù và tên họ nhân vật đã thành một cái sự đã thành một hình dung từ ngày nay vẫn còn tác dụng lớn". Nghĩa là nó cảnh tỉnh chúng ta trước những kẻ giống như "người trong bao", trước tình trạng xã hội như Người trong bao. Phải lật tấm "bao" ấy để nhìn ra lối cho xã hội phát triển".