Phân tích bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu
Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn học cách mạng Việt Nam. Các chặng đường thơ của Tố Hữu dường như song hành với các giai đoạn đấu tranh của đất nước khiến thơ ông mang tính biên nên sử với nội dung trữ tình chính trị ...
Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn học cách mạng Việt Nam. Các chặng đường thơ của Tố Hữu dường như song hành với các giai đoạn đấu tranh của đất nước khiến thơ ông mang tính biên nên sử với nội dung trữ tình chính trị đậm nét. Việt Bắc là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ của Tố Hữu.
Phân tích bài thơ Việt BắcBài thơ được viết khi hòa bình lập lại, trung ương Đảng, chính phủ, Bác Hồ rời Việt Bắc về Hà Nội. Bài thơ hiện lên hình ảnh của cách mạng và kháng chiến, cũng như viễn cảnh tươi sáng của đất nước
Tám câu thơ đầu bài là cuộc đối đáp giữa kẻ ở với người điqua đó gợi tình cảm thủy chung nghĩa tình. Bốn câu thơ đầu tiên là tiếng lòng của người ở lại:
– Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.
Người ở lại xưng hô là ta gọi người đi là mình. Điệp từ “mình về mình có nhớ…” tạo thành hai cặp câu, một hỏi về thời gian (15 năm ấy), một cặp hỏi về không gian (cây-núi-sông-nguồn). Từ ngữ chỉ thời gian “mười lăm năm ấy” là tính từ khi khởi nghãi bắc sơn (1940), ở đó Việt Bắc là cái nôi cách mạng. Tình cảm của người ở lại thiết tha mặn nồng, lưu luyến bâng khuâng. Bốn câu thơ sau là lời của người ra đi:
– Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
Nỗi nhớ của người ở lại trên nhiều phương diện, những phạm vi không gian thời gian, mười lăm năm, khi kháng Nhật, thuở Việt Minh, chiến khu, núi non, sự dữ dội của thiên nhiên và sự đồng lòng chung sức của con người, sự trống trải của nhân dân việt bắc. Trong câu thơ “mình đi mình lại nhớ mình” từ mình thứ 3 có nhiều cách hiểu, mình có thể là người ở lại cũng có thể là người ra đi. Cách liệt kê các địa danh: TÂn Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa tạo thành 2 địa dah riêng và 2 địa danh chung thể hiện tình cảm gắn bó. Nỗi lòng của kẻ ở người đi được thể hiện qua hình ảnh thơ giàu tính dân tộc, qua tâm trạng bâng khuâng bồn chồn, hình ảnh hoán dụ áo chàm chỉ người việt bắc, nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ bao gồm liệt kê, điệp ngữ và cchs sử dụng từ đa nghĩa đã tể hiện sự lưu luyến nghẹn ngào không nói lên lời.
Điểm đặc sắc trong bài thơ Việt Bắc là bức tranh tứ bình độc đáo được nhà thơ vé lên bằng ngòi bút tài hoa của mình. Với hai câu thơ mửo đầu bức tranh khái quát nỗi nhớ hoa và ngườiViệt Bắc:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Tác giả sử dụng điệp từ “ta…nhớ” , hình thức câu hỏi nhưng lại là sự khẳng định “ta về ta nhớ những hoa cùng người” , ở đây “hoa tượng trưng cho thiên nhiên, “người” tượng trưng cho con người Việt Bắc. TẤt cả thể hiện nỗi nhớ bao trùm lên cả thiên nhiên và con người Việt Bắc. Tám câu thơ tiếp theo là vẻ đẹp bức tranh tứ bình:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Mùa xuân được vẽ lên với hai gam màu xanh – đỏ (ấm nóng), hình ảnh thiên nhiên bình dị “hoa chuối”, hình ảnh con người đặt ở vị trí trên cao làm chủ núi rừng. . Mùa đông hiện lên với gam màu trắng tinh khiết cảu hoa mơ, hình ảnh con người lao động cần cù chăm chỉ. Mùa hè với thiên nhiên là tiếng ve, màu vàng của rừng phách, động từ “đổ” là một sự tràn lan, tác động mạnh làm mọi thứ biến đổi nhanh chóng, hình ảnh con người cần mẫn. Mùa thu là thiên nhien noỏi lên với ánh trăng của buổi đầu hòa bình lập lại, con người cất tiếng hát ân tình thủy chung. Đây là đoạn thơ đặc sắc nhất thể hiện sâu đậm hất nỗi nhớ thủy chung tha thiết của người ra đi với cảnh và con người việt bắc. Trong đoạn thơ thiên nhiên và con người Việt Bắc hiện lên với những sắc màu, dáng vẻ thân thuộc, đẹp đẽ và bình dị, thấm đượm tình thương nỗi nhớ của người ra đi. Bức tranh tứ bình vận động theo mùa đông – xuân – hạ – thu miêu tả cái ấm dấn lên của đất trời và lòng người, hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc chứ không mang tình ước lệ tượng trưng như bức tranh tứ bình trong thơ xưa. Đoạn thơ mang đậm dấu ấn dân tộc qua việc sử dụng thể thơ lục bát, cách xưng hô mình – ta, các từ ngữ điệp lặp,….
Đoạn kết là giai đoạn tổng phản công giành chiến thắng, khái quát về thời khắc thiêng liêng của dân tộc
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.
Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà…
Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miềm
Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
Ai về ai có nhớ không?
Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang.
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công
Ðiều quân chiến dịch thu đông
Nông thôn phát động, giao thông mở đường
Giữ đê, phòng hạn, thu lương
Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu…
Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.
Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hoà
Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào.
Đoạn thơ miêu tả cảnh quân và dân ta trong giai đoạn tổng phản công giành thắng lựoi tạo nên bản hùng ca về cuộc chiến đấu chống Pháp gian khổ mà bất khuất của toàn dân tộc. Hình ảnh những con đường là biểu tượng cho sự hợp sức chung lòng, sự mở rộng lớn mạnh không ngừng. Hình ảnh so sánh “đêm đêm rầm rập như là đất rung” cùng từ láy tượng thanh “rầm rập” miêu tả tiếng bước chân nhanh mạnh dưt khoát của một tập thể đông người, mỗi bước chân đều khiến trời đất rung chuyển và cuộc hành quân đã trở thành cuộc diễu binh mà mỗi con người trong đó được nâng lên thành tầm vóc vũ trụ. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được thể hiện rõ nét. Hình ảnh những anh bộ đội cụ Hồ “ánh sao đầu súng” là ánh sao trời lấp lánh nơi đầu mũi súng, cũng có thể hiểu là những ánh sao gắn trên mũ của những người lính trên đường hành quân ra mặt trận, tượng trưng cho lý tưởng của người lính.. Hình ảnh đoàn dân công tiếp vận chuyển lươn thực vũ khí ra chiến trường, sử dụng biên pháp đảo ngữ và cách nói thậm xưng “bước chân nát đá” nhấn mạnh sức mạnh thể chất và tinh thần của những con người hàng ngày tải lương ra chiến trường, chiến thắng mọi khó khăn gian khổ để góp phần làm nên chiến thắng.
“Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”
Thể hiện sự hi vọng lạc quan về một tương lai tươi sáng. Những chiến thắng dồn dập trong giai đoạn tổng phản công, điệp từ “vui” được năhcs tới bốn lần ở cả bốn dòng thơ: vui từ, vui về, vui lên,… mở ra niềm hạnh phúc vỡ òa trước những chiến thắng vang dội và liên tiếp vọng về. Biện pháp liệt kê đã chỉ ra những chiến thắng nối tiếp nhau không dứt của quân và dân ta, chiến thắng này chưa qua chiến thắng khác đã dồn dập.
Như vậy, cả đoạn thơ thể hiện khúc ca ra trận hào hùng cùng iềm vui chiến thắng của những người lính và nhân dân Việt Bắc. Nhịp thơ nhanh dứt khoát cùng lối nói thậm xưng, hình ảnh so sánh, ẩn dụ, phép liệt kê,… đã góp phần chuyển tải không khí sục sôi quyết tâm của toàn dân tộc.