21/02/2018, 08:39
Cấu trức hình tượng thơ và âm điệu độc đáo trong bài thơ “Sóng” – Xuân Quỳnh
Cấu trức hình tượng thơ và âm điệu độc đáo trong bài thơ “Sóng” – Xuân Quỳnh I. Hai hình tượng “sóng” – “em” Cấu trúc hình tượng thơ “sóng” khá độc đáo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện ...
Cấu trức hình tượng thơ và âm điệu độc đáo trong bài thơ “Sóng” – Xuân Quỳnh
I. Hai hình tượng “sóng” – “em”
- Cấu trúc hình tượng thơ “sóng” khá độc đáo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên hình ảnh người con gái đứng trước biển, đối diện với đại dương để rồi suy tư khát khao. Trước mỗi phát hiện về sóng, về biển cả, người con gái đứng trước biển, đối diện với đại dương để rồi suy tư, khát khao. Trước mỗi phát hiện về sóng, về biển cả, người con gái ấy lại liên tưởng đến tình yêu của mình và muôn thuở của nhân loại. Bởi thế, mỗi một khám phá về Sóng cũng là một phát hiện về trái tim của người con gái đáng yêu.
- Có thể nói, sóng là một hình tượng ẩn dụ, là sự hóa thân, phân thân của người phụ nữ. “Sóng” và “em”, hai hình tượng xuyên suốt bài thơ, sóng đôi với nhau, khi tách rời, khi hòa hợp, khi chuyển hóa sang nhau. Tuy hai mà một, tuy một mà hai
II. Âm điệu độc đáo:
- Một ca khúc lôi cuốn người nghe trước hết bằng giai điệu, tiết tấu. Một bài thơ hay bao giờ cũng lay động tâm hồn người đọc bởi âm điệu. Có khi ta chưa kịp hiểu hình ảnh, chi tiết đã bị âm điệu cuốn đi khiến hồn ta xao xuyến
- Đến với “Sóng” của Xuân Quỳnh cũng vậy, khi ta chưa kịp hiểu hết ý nghĩa của Sóng thì đã bị cuốn theo âm điệu của “Sóng”. Âm điệu của sóng biển và sóng lòng. Rạo rực đến xôn xao, khát khao đến khắc khoải, có một hình tượng sóng được vẽ lên bằng âm điệu, một âm điệu dồn dập, chìm nôi, miên man, xuyên suốt cả bài
- Làm nên âm điệu “Sóng” độc đáo ấy không thể không nói đến vai trò của thơ. Những câu thơ năm chữ, nối nhau khéo gợi cái miên man, vô hồi, vô hạn của sóng, của biển khơ, của đại dương. Nhịp thơ linh hoạt, khi 2/3, khi lại 3/2, khi 2/2/1 đã mô phỏng tài tình sự đổi thay mau lẹ của nhịp sóng. Lại thêm các từ, vế câu, cặp câu đi liền kề được tổ chức theo lối tương xứng, hô ứng, trùng điệp, vế tiếp vế, câu tiếp câu. Cứ thế, cặp này lướt qua, cặp khác đã xuất hiện tự như con sóng lắng xuống, con sóng khác đã trào lên:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
- Có thể nói âm điệu thơ, nhịp điệu thơ gợi lên hình ảnh con sóng trên mặt biển mênh mang khi trầm khi bổng khi thăng khi giáng, vô hồi, vô hạn. Ta cứ thấy trong âm điệu nhấp nhô của những con sóng nối tiếp nhau, gối lên nhau, xô đuổi nhau, chạy suốt dọc bài thơ để lại những dư vang bất tận