Phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão
Đề bài: Phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão Bài làm Nhà thơ Phạm Ngũ Lão làm bài thơ “Tỏ lòng” là một bài thơ nổi tiếng được lưu truyền rộng rãi và tỏ khát vọng mãnh liệt của tuổi trẻ trong chế độ xã hội phong kiến đương thời. Họ muốn chứng tỏ ...
Đề bài: Phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão
Bài làm
Nhà thơ Phạm Ngũ Lão làm bài thơ “Tỏ lòng” là một bài thơ nổi tiếng được lưu truyền rộng rãi và tỏ khát vọng mãnh liệt của tuổi trẻ trong chế độ xã hội phong kiến đương thời. Họ muốn chứng tỏ chí nam nhi của mình, muốn làm nên công danh sự nghiệp lớn.
Đồng thời bài thơ cũng thể hiện lý tưởng cao đẹp của bậc trung thần muốn trung quân ái quốc giết giặc bảo vệ bờ cõi của quê hương. Nội dung bài thơ khắc họa nổi bật vẻ đẹp của một con người có sức mạnh ý chí, có lý tưởng lớn lao nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của cả thời đại, dân tộc.
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trải,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
Dịch thơ tiếng Việt:
Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.
(Bùi Văn Nguyên dịch)
Nhà thơ Phạm Ngũ Lão sinh ra và lớn lên trong thời đại mà đất nước chúng ta thường diễn ra những cuộc chiến tranh. Những người nam nhi muốn thể hiện ý chí tạo dựng sự nghiệp công danh của mình. Một người nam nhi luôn phải thể hiện ý chí của mình, nam nhi chí ở bốn phương, không thể để cho những chuyện nhi nữ thường tình, hoặc những việc nhỏ nhặt làm nhụt ý chí chiến đấu của mình.
Tác giả cũng nhận thức rõ ràng về những trách nhiệm của mình khi làm một vị tướng quân, là người yêu nước. Trước vận mệnh của dân tộc cần phải chiến đấu, cần phải tỏ rõ chí nam nhi của mình để bảo vệ được lãnh thổ, bảo vệ quê hương tạo nên công danh sự nghiệp của mình.
Hai chữ “công danh” trong bài thơ của Phạm Ngũ Lão không phải công danh bình thường, công danh vương hầu hay chức tước mà nó chính là sự danh tiếng, chí anh hùng, tạo nên sự nghiệp trong cuộc đời. Công danh vang xa bốn phương, thể hiện chí lớn của người con trai.
Bài thơ có nhan đề là Thuật hoài có nghĩa là “Tỏ lòng” được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt của thơ luật Đường, ý tứ hàm súc, thể thơ vô cùng chặt chẽ âm điệu thể hiện rõ sự hào hùng.
Trong hai câu thơ đầu tiên:
Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.
Thể hiện chí khí của người ra trận, thể hiện chất oai phong kiêu hùng trong tư thế chiến đấu của người lính. Khi cầm ngang ngọn giáo, người chiến sĩ chiến đấu với tinh thần quả cảm, sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc, để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Tư thế của người ra trận luôn khí thế áp đảo quân khí thế của kẻ thù. Tư thế của những người con chính nghĩa thể hiện sự hào hùng phấn chấn, không lo lắng run sợ trước kẻ thù.
Hai câu tứ tuyệt vô cùng ngắn gọn, cô đọng xúc tích ngắn gọn, tạo thành một bức tượng đài tuyệt đẹp về những người lính với tinh thần vô cùng quả cảm dũng mãnh, luôn sẵn sàng xả thân để giết quân thù bảo vệ đất nước thể hiện tinh thần của đội quân Sát Thát vô cùng nổi tiếng lẫy lừng của đời nhà Trần.
Là một thành viên trong đội quân anh hùng ấy nhà thơ Phạm Ngũ Lão từ một chiến binh dày dạn đã trở thành một tướng quân có danh tiếng khi còn rất trẻ. Trong đó ông luôn thể hiện ý chí chiến đấu khát vọng sục sôi muốn tạo công danh trong thời loạn lạc của mình.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hẩu.
(Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.)
Hai câu thơ này thể hiện cảm xúc của nhà thơ, nên trong giọng thơ có chút trữ. Tác giả Pham Ngũ Lão như tự nói với chính mình vậy. Từ “thẹn” được tác giả Phạm Ngũ lão thể hiện khát vọng của mình khi chưa thực hiện được ước mơ, mong muốn, hoài bão lớn lao của mình và ông cảm thấy hổ thẹn.
Phạm Ngũ Lão là một võ tướng tài ba nhưng có trái tim nhạy cảm của một nhà thơ. Bài thơ Tỏ lòng là một bài thơ hay thể hiện phong cách trữ tình hào hùng, thể hiện được ý chí lớn lao của người nam tử hán đại trượng phu ở đời.
Đông Thảo
Từ khóa tìm kiếm
- phân tích bài thơ tỏ lòng
- thuyết minh bài thơ tỏ lòng
- thuyết minh về bài thơ tỏ lòng
- phân tích bài thơ tỏ dịch thơ của tác giả phạm ngũ lão
- phan tich bai tho to long 10
- cảm nhận khi ăn chay của bài Thuật Hoài